Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nguồn gốc và ý nghĩa địa danh “Nghệ An”

Nghệ An là vùng đất nổi tiếng với truyền thống hiếu học, là quê hương cũng Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Đây cũng là nơi trọng yếu của đất nước, người dân khắp xứ đều nêu cao tinh thần dân tộc, bảo vệ lãnh thổ. Một vùng đất có thể nói là địa linh nhân kiệt, nhưng ít ai hiểu được nguồn gốc và ý nghĩa tên gọi của tỉnh này. Vùng đất Nghệ An xưa vốn là một trong mười lăm bộ của nước Văn Lang, mang tên Hoài Hoan.

Nên đi du lịch Nghệ An vào thời điểm nào trong năm | concuong.net

Đến thời Bắc thuộc, vùng này thuộc huyện Hàm Hoan, quận Cửu Chân, đến đời Đường lại đổi tên thành Hoan Châu. Danh xưng này lưu lại qua các thời Ngô, Đinh, Tiền Lê. Mãi đến năm 1030 (có tài liệu ghi là năm 1029), tức đầu thời đại nhà Lý, Hoan Châu mới được đổi tên thành Nghệ An.

Danh xưng Nghệ An có từ ngày đó. Theo từ điển Hán Nôm, Nghệ An vốn được ghi bằng hai chữ 乂安 trong đó Nghệ (乂) nghĩa là “cai trị” còn An (安) nghĩa là “yên ổn”. Vậy dịch thuần ra, Nghệ An (乂安) nghĩa là “cai trị cho yên ổn”.

Vùng Nghệ An vào thời Lý gồm cả tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh bây giờ. Sau nhiều lần nơi này được chuyển từ châu thành phủ, rồi thành thừa tuyên, thành xứ, thành trấn…nhưng tên gọi Nghệ An thuỷ chung không đổi. Năm 1831, dưới thời vua Minh Mạng, trấn Nghệ An được tách thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

Năm 1976, hai tỉnh lại hợp lại thành Nghệ – Tĩnh rồi đến năm 1991 lại tách ra thành Nghệ An và Hà Tĩnh cho đến ngày nay. Về tên gọi Hà Tĩnh, xin được bàn trong một bài viết khác.

(Tham khảo bài viết của Thạc sĩ Bùi Đình Sâm)

Đôi nét về sự ra đời của cảng Cam Ranh

Cam Ranh nằm ở vị trí chiến lược cả về quân sự lẫn dân sự, tại khu vực vịnh nước sâu nhất Đông Nam Á. Cảng Cam Ranh ra đời...

Sự tàn khốc của chiến tranh Việt Nam qua ảnh của Kyoichi Sawada

Những bức ảnh gây bàng hoàng về cuộc chiến tranh Việt Nam do Kyoichi Sawada – phóng viên chiến trường nổi tiếng của hãng thông tấn UPI (United Press International)...

Sài Gòn – Gia Định và những điều chưa biết

Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lý, đặt ra phủ Gia Định gồm hai huyện Phước Long và Tân Bình. Thủ phủ Gia Định đặt ở Bên Nghé có rất nhiều...

Chế độ Y quan triều Nguyễn

Triển lãm CHẾ ĐỘ Y QUAN TRIỀU NGUYỄN trưng bày hơn 100 phiên bản tài liệu, hình ảnh, hiện vật đặc sắc về chế độ y quan (áo mũ, nghĩa...

Vị quan Cần – Cán – Công – Liêm được Vua – Dân tín nhiệm ái mộ

Cụ Đỗ Thúc Tĩnh, quê xã La Châu, tổng Phước Tường Thượng, huyện Hòa Vang , tỉnh Quảng Nam (nay là thôn La Châu , xã Hòa Khương , huyện...

Việc xử phạt gian lận thi cử thời xưa

Các triều đại xưa kia thông qua khoa cử để tìm chọn nhân tài cho đất nước. Rất nhiều các bậc danh nhân hiền tài đều xuất thân từ các...

Lê Thánh Tông và Lê Thánh Tôn là một

Ở Thành phố Hồ Chí Minh, có con đường trước cửa UBND TP đặt tên là Lê Thánh Tôn. Còn ở TP Hà Nội, lại có con đường mang tên...

Vô vi là gì? triết lý Vô vi?

Vô vi là gì? Từ "vô vi" có nguồn gốc từ tư tưởng của Lão Tử - một nhân vật quan trọng trong triết học cổ đại Trung Quốc. Về...

Những cái nhất của Sài Gòn xưa

Ngôi trường xưa nhất Trường Lê Quý Đôn được xây vào năm 1874, hoàn tất năm 1877 do người Pháp quản lý. Lúc đầu trường có tên Collège Indigène (Trung...

Phật Giáo Việt Nam đang lụi tàn hay khởi sắc?

Nhân đọc một bài viết cũ của tác giả Nguyễn Hữu Liêm đăng lại trên báo điện tử Phật Giáo Việt Nam, nhan đề là: "Tính Không và Thượng Đế:...

Tà Áo dài trong Thơ & Nhạc

“Chiều nào áo tím nhiều quá, lòng thấy rộn ràng nhớ người…” ( Đường về Việt bắc, Đoàn Chuẩn & Từ Linh ) Giọng hát trầm ấm, dìu dặt của...

Ảnh tư liệu quý về Hà Nội xưa

Ga Hà Nội năm 1898, chợ Đồng Xuân 1931, Hồ Hoàn Kiếm 1938… là loạt ảnh tư liệu quý về Hà Nội xưa của các nhiếp ảnh gia Pháp. Loạt...

Exit mobile version