Ở Thành phố Hồ Chí Minh, có con đường trước cửa UBND TP đặt tên là Lê Thánh Tôn. Còn ở TP Hà Nội, lại có con đường mang tên Lê Thánh Tông. Hai vị này là một người hay hai người. Nếu là một người, tại sao có hai tên mà chỉ khác nhau có chữ g hay không có chữ g sau cùng?

Trang thông tin điện tử Đảng bộ Tỉnh Quảng Nam > Quản trị > Chi tiết tin

Lê Thánh TônLê Thánh Tông chỉ là hai cách đọc khác nhau để chỉ một vị vua duy nhất: đó là Lê Tư Thành, con thứ tư của Lê Thái Tông, được phong Bình Nguyên Vương, lên ngôi năm 1460 và ở ngôi cho đến năm 1497, niên hiệu là Quang Thuận (1460 – 1469) và Hồng Đức (1470 – 1497), miếu hiệu là Thánh Tông.

Sở dĩ người ta đọc Lê Thánh Tông thành Lê Thánh Tôn là do trước đây phải kỵ huý của một vị vua nhà Nguyễn là (Nguyễn Phúc) Miên Tông 綿宗, niên hiệu Thiệu Trị (1841 – 1847), miếu hiệu là Hiến Tổ. Thiết âm chính xác của chữ 宗 là “tô ông thiết, đông vận” (Xem Từ hải); vậy nó phải được đọc là tông. Từ hơn 150 năm nay, do kiêng huý, nó đã bị đọc trại thành “tôn. Việt-Nam sử lược của Trần Trọng Kim, chẳng hạn, đã viết như sau: “Tháng giêng năm tân-sửu (1841) Hoàng-thái-tử huý là Miên-tôn 綿宗 lên ngôi ở điện Thái-hoà, đặt niên hiệu là Thiệu-tri”(1) Chữ quốc ngữ là “tôn” mà chữ Hán chú kèm thì vẫn là tông 7. Vậy phục hồi cho chữ này cách phát âm chính xác là một việc làm hợp lý.

  1. Xem bản in năm 1949 tại Sài Gòn, tr. 466.