Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nguồn gốc, ý nghĩa của cách gọi “ông xã”, và “bà xã” trong phương ngữ Nam Bộ.

Xin giải thích giúp nguồn gốc, ý nghĩa của “ông xã”, và “bà xã” trong phương ngữ Nam Bộ.

Từ điển tiếng Việt 1992 giảng “ông xã” là từ dùng để gọi đùa và thân mật người chồng còn “bà xã” là từ dùng để gọi đùa và thân mật người vợ. Nhưng trên đây chỉ là cái nghĩa của mấy tiếng đó trong khẩu ngữ của tiếng Việt hiện đại, vì nếu truy nguyên thì ông xã lại là người xã trưởng còn bà xã thì là người vợ của ông xã trưởng (cũng như bà lý là vợ của ông lý trưởng).

Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức giảng rằng xã là “xã trưởng gọi tắt” và cho ví dụ: ông xã, thầy xã. Còn xã-trưởng thì đã được quyển từ điển đó giảng như sau: Người đứng đầu hội đồng hương chính một xã ở Trung và Bắc-Việt – Cũng gọi thôn-trưởng, một hương chức ban hội tề xưa ở Nam-Việt, cùng với Hương-thân và Hương-hào làm ban Hương chức đương-niên hành-sự: Riêng Xã-trưởng giữ mộc-ký của làng cùng những công-văn, hiểu-dụ của Nhà-nước và chuyên lo thâu thuế cùng nộp thuế cho nhà-nước”. Từ điển tiếng Việt do Văn Tân chủ biên ghi và giảng “Xã (…) người đàn ông trong làng có chút chức vị cao hơn người dân thường (cũ): Bác xã”. Còn Từ điển tiếng Việt 1992 thì: “Xã (…) chức vị ở làng xã thời phong kiến, có thể bỏ tiền ra mua, lớn hơn nhiều”.

Tóm lại, xã là một chức dịch trong làng, xã thời trước và trong các cấu trúc ông xã, thầy xã, bác xã, cụ xã, thậm chí thẳng xã (thí dụ: thằng xã Xem là một tên gian tham)… thì xã là danh từ chỉ tổng loại làm phần phụ thêm nghĩa cho phần chính đứng trước nó là danh từ chỉ cá thể ông, thầy, bác, cụ, thẳng, v.v.. Trong các cấu trúc trên thì ông xã vừa trung hoà về thái độ và tình cảm vừa thích hợp với tuyệt đại đa số các trường hợp cần xưng hô cho nên thông dụng và phổ biến hơn các cấu trúc còn lại mà dễ trở thành một từ tổ cố định để đi vào vốn từ vựng chung như đã thấy hiện nay.

Ông xã nhà tôi, ông xã nhà em, v.v., là những cách gọi mà những bà vợ của các ông xã thường dùng để chỉ chồng mình khi nói chuyện với người khác, giống như những bà vợ của các ông lý đã gọi chồng mình là ông lý nhà tôi, ông lý nhà em v.v.. Đó là những lối nói rất phổ biến và có tần số xuất hiện cao trong lời ăn tiếng nói ở nông thôn Việt Nam trước đây. Một số bà ở Hà Nội và một vài thành phố lớn miền Bắc (Hải Phòng, Nam Định) – lối nói này xuất phát từ miền Bắc – có lẽ đã mượn cách nói này mà chỉ chồng mình một cách thân mật. Đến khi hai nhân vật Lý Toét và Xã Xệ xuất hiện trên mặt báo ở Hà Nội thì hình ảnh của ông Lý, ông Xã cũng đã bị ảnh hưởng mà mang thêm tính hài hước và lối nói ông xã nhà tôi, ông xã nhà em của một số bà, ngoài tính chất thân mật còn mang thêm sắc thái đùa cợt. Khi lối nói này dần dần phổ biến thì nó cũng không còn là riêng của các bà để chỉ các ông nữa mà trở thành một lối nói chung của mọi người vì ai cũng có thể dùng hai tiếng ông xã để chỉ chồng của một người đàn bà. Và khi ông xã đã là chồng thì đối lại, bà xã phải là vợ.

Lối nói trên đây, theo chúng tôi phát sinh ở miền Bắc rồi về sau (từ năm 1954?) mới du nhập vào Nam chứ vốn không phải là lối nói riêng của phương ngữ Nam Bộ.

Louis Pasteur và niềm tin vào Đấng Sáng Thế

Nhà khoa học nào đóng góp nhiều nhất vào việc cứu sống hàng triệu con người? Ai được ca ngợi là nhà sinh học vĩ đại nhất của mọi thời...

Những bức ảnh hiếm về Nam Phương Hoàng hậu

Nam Phương Hoàng hậu tạo dáng chụp ảnh tại dinh thự gia đình ở Đà Lạt, nhí nhảnh trong ngôi trường mình theo học ở Pháp, duyên dáng trong tà...

Tượng Chúa Jesus lớn nhất châu Á tại Việt Nam

Nằm trên đỉnh Núi Nhỏ của thành phố Vũng Tàu, tượng Chúa Kitô Vua (còn gọi là tượng Đức Chúa dang tay, tượng Chúa Kitô trên đỉnh Núi Tao Phùng)...

Tướng cướp Bạch Hải Đường (Kỳ 3): “Chuyên gia” trộm cắp và những lần giỡn người Mỹ

Trong mắt tướng cướp Bạch Hải Đường, nhà của sĩ quan Mỹ cũng như nhà của hắn. Không chỉ đột nhập nhà của người giàu có, người nước ngoài mà...

Lục thập hoa giáp là gì? Cách tính năm, tháng, ngày, giờ theo can chi

Lục thập hoa giáp là sự kết hợp 6 chu kỳ hàng can với 5 chu kỳ hàng chi thành hệ 60 Cách tính năm, tháng, ngày, giờ đều theo...

Những trận đánh một ngày đẫm máu nhất lịch sử quân sự thế giới

Chỉ diễn ra trong 1 ngày, những trận chiến đẫm máu này gây thiệt hại nhân mạng lên đến hàng chục nghìn người cho các bên tham chiến. Trận Somme...

Sài Gòn xưa: Cuộc đấu giữa Cọp và Voi

So với John White, bác sĩ – nhà thiên nhiên học George Finlayson có cảm tưởng tốt đẹp về Sài Gòn và con người ở đó. Finlayson nằm trong phái...

Tướng cướp Bạch Hải Đường (Kỳ 4): Vụ “thách đấu” chấn động đất Long Xuyên

Nhiều người ở miền Nam trước ngày 30/4/1975 ắt còn nhớ một dạo các tờ báo Sài Gòn đã đồng loạt đưa tin, giật tít sốt dẻo về sự kiện...

Truyện xưa ngẫm lại: Vì sao học trò không ăn cắp nhưng thầy vẫn đánh đòn?

Xưa, có một người học trò được dịp lên phố chơi, nhằm đúng ngày chợ phiên. Một vụ mất cắp xảy ra tại quán trọ, người học trò liền bị...

Chợ Hà Nội xưa

Chợ xưa đơn sơ, mộc mặc gắn liền đời sống của người dân trên mọi miền đất nước. Đó là nơi giao thương hàng hóa và trao đổi những vật dụng...

Tục Cắm khem

Bộ tranh dân gian Oger có một tấm vẽ hai người đàn bà. Một người bụng chửa, nằm ngửa, bị người kia đứng trên bụng. Tranh không có tên. Chẳng...

Lạc Long Quân nghĩa là gì?

Mỹ hiệu Lạc Long Quân 貉龍君 thường được diễn Nôm thành “Bố Rồng”, “Cha Rồng” mà không thấy ai thắc mắc rằng đây là một cách hiểu “cà thọt”: nếu...

Exit mobile version