Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nổi cơn Tam Bành nghĩa là gì?

Nổi cơn Tam Bành là gì?

Trong văn chương, Nguyễn Du có lẽ là người đầu tiên sử dụng chữ Tam Bành. 

Cụ thể trong tác phẩm Truyện Kiều, Tú Bà sai chồng hờ của bà là Mã Giám Sinh: Đi ra Bắc Kinh mua người mang về (tức nàng Kiều). Khi đến kỹ viện, mụ ấy đã dạy nàng rằng: “Con lạy mẹ đây/ Lạy rồi sang lạy cậu mày bên kia”.

Và khi thấy Thúy Kiều ngơ ngác hỏi lại Mã Giám Sinh bảo muốn tôi làm vợ lẽ, Trên đường về lầu xanh, gã đã gạt tôi thất thân với gã rồi, giờ lại gọi gã bằng cậu? Thì “Bấy giờ mới nổi Tam Bành mụ lên”.Mấy chữ “nổi tam bành mụ lên” này khiến người đọc liên tưởng đến ba cái thây ma trong thân thể mụ đột nhiên trỗi dậy, khiến mụ văng ra những lời tục tĩu và hành hạ Thuý Kiều.

Từ đấy, Tam Bành được hiểu là cơn ghen, cơn nổi giận của đàn bà.

Nguồn gốc của từ Tam Bành

Nguồn gốc của Từ Tam Bành có 3 giải thích như sau:

Giải thích thứ nhất:

Tam Bành, truyền thuyết lưu truyền rằng một bà mẹ ở xã Bảo Ngũ, huyện Thiên Bản, phủ Nghĩa Hưng (nay là xóm Đồng, thôn Nhất, xã Quang Trung, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) sinh ra ba bọc gồm sừng – (đầu) sỏ – (bó) sắt vào thời kỳ vua Lê Thánh Tông. Vì quá đáng sợ nên bà mẹ đem chôn. Và kể từ đó, dân gian thường xuyên bị phá rối bởi các loại ma quái, không ai có thể xua đuổi được

Đồng thời, trong xứ nhiều vụ trộm cướp xảy ra khiến người dân rất khổ sở, dù được vua Lê Thánh Tông và các quan binh triều đình quan tâm nhưng đều không thể làm gì được. Trước tình hình đó, vua Lê Thánh Tông đành ban chiếu cho tất cả các ma quái trong thiên hạ, phong chức “Âm Binh Đại Tướng Quân” cho bất kì ai tiêu diệt được kẻ trộm, giặc cướp. Một thời gian sau đó, không còn nạn trộm cắp. Các băng cướp cũng tự tan dù chẳng ai đánh

Nhà vua bèn cho truy tìm nguồn gốc, thì biết được Sừng- Sỏ – Sắt đã giúp người dân tiêu diệt kẻ ác, để giữ đúng lời hứa, nhà vua phong cho Sừng – Sỏ – Sắt chức  “Tam Danh Đại Tướng Âm Binh”. Sau này, được gọi trại đi là Tam Bành Thần Tướng. Về sau các thầy phù thủy đều thờ Tam Bành (hình người có 3 đầu) làm tổ sư

Giải thích thứ hai

Vua Hùng Thuận Vương có con là Tam Bành. Nhà vua vốn khó có con, trong lần đến Đồng Mông, vua phải lòng một người con gái xinh đẹp họ Bằng và cưới làm vợ. Không lâu sau, Bằng phi mang thai, nhà vua rất vui mừng. Ngày 10 tháng 3 nàng sinh ra một cái bọc. Trong bọc là 3 đứa trẻ kỳ lạ: Đứa không tay, đứa không mặt và một đứa không có chỏm đầu.

Cả ba đều không thở sau khi sinh. Khiến vua rất buồn, bèn sai đem ba đứa trẻ chôn ở ba cái giếng, một giếng ở Đồng Mông, một ở trang Đắc Thắng và một ở đồng Cao xã Vân Cát. 100 ngày sau, ba đứa trẻ biến hóa rất kỳ dị, làm nhiều điều ngang bướng, dân gian gọi ba đứa trẻ là Tam Ranh (ba vị thần trẻ con).

Thấy không thể nào kìm chế được, nhà vua đành về Đồng Mông thuyết phục ba đứa con rằng các con sinh ra để giúp đỡ người dân, là nghĩa vụ cao cả được Thượng đế giao phó, Thượng đế đặt tên là Sừng – Sỏ – Sắt, vậy nên không quấy rối, làm hại nhân dân. Nhà vua còn phong tước vị cho ba đứa con là Nguyên Sừng Quận công Đỗ Phan tướng quân; Nguyên Sỏ Quận công Vị Thể tướng quân và Nguyên Sắt Quận công Trương Thỉ tướng quân. Còn chức, thì vua Hùng Thuận Vương phong cho ba đứa con là Tam Thế Độ, Tam Ranh đại tướng âm binh, cho chỉ đạo các cô hồn giúp đỡ, phù hộ dân lành. Kể từ đó ba vị ngày càng linh hiển.

Thành Hoàng làng nào không giúp đỡ cho người dân làm ăn yên ổn, mà còn bắt người dân cúng lễ vật nhiều, sẽ bị Tam Ranh đại tướng âm binh tiêu diệt. Hễ thấy đình nào bát hương thờ Thành Hoàng đổ bể, nằm lăn lóc trên bàn thờ thì tức là Thành Hoàng đã bị đánh đuổi

Ai vẫn giữ thói cũ, chỉ biết đến lễ cúng của dân làng mà không biết làm việc lương thiện, sẽ tiếp tục bị Tam Bành tống cổ. Còn Tam Bành, cũng không được tức giận làm quá chức phận, cũng sẽ bị Đức Phật Như Lai răng dạy, chịu sự kiềm chế của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, phải nghe lời dạy của Đồ Đàn Giáo chủ, của Quỷ Cốc Tiên sinh.

Giải thích thứ ba

Tam Bành chính là tên gọi của ba vị thần Bành Cư, Bành Chất và Bành Kiện sống ở 3 nơi: đầu, bụng, tim – nơi sâu kín nhất của con người. Theo cổ tích kể lại rằng, ba vị thần này được Thượng Đế giao cho nhiệm vụ canh giữ người để đến ngày Canh Thân, đến ngày trở về trời tâu với Thượng Đế những việc con người đã làm. Giống với ba vị Táo quân, cũng ở cùng côn người, đợi đến ngày “đưa ông Táo” trở về trời tâu với Thượng Đế.

Dù vậy, điểm khác biệt giữa Tam Bành và Táo Quân là: Táo Quân rất ngay thẳng tâu lại với Thượng Đế những gì người đã làm, hơn nữa còn giúp đỡ người “đỏ” lửa suốt năm thì trái lại Tam Bành làm người ta tức giận, dẫn đến xung đột với nhau. Khi trở về trời tâu lại với Thượng Đế những việc làm xấu của con người để Thượng Đế  phạt con người và nhanh chết đặng không phải canh giữ nữa!

Quả là, âm mưu của ba vị thần khiến người ta “nổi cơn tam bành” mà!

Giải thích được đồng tình nhiều nhất là giải thích thứ ba

Góp ý về từ “Đốc”

Kiến thức ngày nay, số 231 có bài “U em” (tr. 22, 23) làm tôi rất cảm động. Xin được chia sẻ với tác giả một cách chân thành và...

Áo dài Việt Nam thay đổi thế nào trong hơn 100 năm qua?

Áo dài tân thời Lemur do họa sĩ Nguyễn Cát Tường (1912-1946) khởi xướng. Thập kỷ 1950-1960, áo nịt ngực ngày càng phổ biến nên áo dài được may chít...

Khách sạn Dalat Palace: Minh chứng sống của một thời đã qua

Khách sạn Dalat Palace là một minh chứng sống của một kỷ nguyên đã qua. Được xây dựng theo yêu cầu của Toàn Quyền Pháp, khách sạn khánh thành vào...

Vì sao ta lại cảm thấy khó chịu sau khi uống sữa

Sữa chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, nhưng nếu cơ thể bạn có những phản ứng hay triệu chứng khó chịu sau khi uống sữa thì cần...

Nhớ lại ngã 6 đường Phù Đổng Thiên Vương

Có lẽ không người Việt Nam nào là không biết đến truyền thuyết về Đức Phù Đổng Thiên vương, người đã có công đánh đuổi giặc n trong buổi bình...

Dấu ấn Phật giáo trong nền văn hóa mộ táng cổ ở Việt Nam

Từ thời xa xưa, người Việt cổ đã bắt đầu quan tâm đến cái chết. Có nhiều trường hợp chôn người chết ngay trong hang động, chỗ ở, chỗ ăn...

Tangerine và Mandarin

Vào chợ Mỹ, tới gian hàng hoa quả, ta thấy bày bán đủ loại cam quýt. Thường thì ta chỉ nhìn hình dạng trái cây rồi chọn mua chứ ít...

Mẹ chồng làm gì khi con dâu bắt đầu về nhà?

Phong tục ở mỗi địa phương một khác, trái ngược nhau nhưng đều có ý nghĩa hay: Ngày xưa ở nhiều địa phương Nghệ An, Hà Tĩnh có lệ tục...

Chiếc ghế đá “độc nhất vô nhị” gần Hồ Gươm

Dạo quanh khu vực Hồ Gươm – nơi được coi là trái tim của Hà Nội, biết bao nhiêu dấu ấn lịch sử của đất nước như Tháp Rùa, đền...

Những hình ảnh ít người biết về Sài Gòn – Chợ Lớn năm 1938 – 1939

Dinh Xã Tây, bến xe ngựa bên chợ Bến Thành, Cầu Xóm Chỉ… là những hình ảnh đặc sắc về Sài Gòn – Chợ Lớn năm 1938 – 1939 do...

Chiến trường Vị Xuyên: giải mã một cuộc chiến

“Mặt trận Vị Xuyên”, tên do phía VN đặt, TQ khởi động từ tháng 4 năm 1984, chấm dứt vào tháng 4 năm 1989, kéo dài đúng 5 năm. Địa...

Chi tiết bên trong một tờ báo kinh tế đầu tiên ở Việt Nam

Nông Cổ Mín Đàm là tờ báo tiếng Việt thứ tư ra đời tại Sài Gòn (sau Gia Định Báo 1865; Thông Loại Khóa Trinh 1888; Phan Yên Báo 1898)....

Exit mobile version