Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Ông Ba Bị là ai?

Khi hù doạ trẻ con, người ta thường dùng hình ảnh ông Ba Bị. Nhưng ông Ba Bị là ai?

Việt Nam tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức giảng: “Ba bị: Giống quái lạ người ta bịa ra để doạ trẻ con: Ba bị chín quai mười hai con mắt; nghĩa bóng là tồi tàn, xấu xí, đồ ba bị”. Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên cũng xác nhận: “Ba bị: tên gọi một hình người quái dị bịa ra để doạ trẻ con”. Nhiều tư liệu khác cũng cho rằng Ba Bị là nhân vật tưởng tượng, với hình thù xấu xí, kì quái.

Thực tế, Di tích lịch sử dân tộc đã chỉ ra ông Ba Bị là một người có thật, đó chính là ông Phạm Đăng Hưng, người từng làm quan đến chức Lễ Bộ Thượng Thư dưới triều vua Gia Long. Sở dĩ ông được gọi là “ông Ba Bị” là vì mỗi lần từ quê ra Huế, ông thường đem theo ba bị lúa giống để tặng dân chúng. Trong video về vùng đất Gò Công, tác giả Đạt Phi cũng trích như sau: “Ông Ba Bị chính là cụ Phạm Đăng Hưng, người Gò Công, có thân hình cao lớn, với bộ râu rậm và cứng như râu Trương Phi. Cụ làm quan trải qua các triều Gia Long và Minh Mạng, nổi tiếng là quang minh, chính trực”.

Nhưng tại sao người ta lại dùng hình ảnh một vị quan thanh liêm để doạ con nít? Điều này có lẽ là theo thời gian, gốc gác ông Ba Bị phai mờ dần, và người ta đã căn cứ vào chữ “bị” để cho rằng ông là một người ăn mày. Về điều này, học giả An Chi có phân tích thêm: “Ăn xin là một cái “nghề” hoàn toàn tiêu cực, chẳng giúp ích được gì cho sự phát triển của xã hội, ngoại trừ việc hù doạ con nít”. Từ đây, ông Ba Bị thanh liêm ngày nào trở thành ông Ba Bị làm nghề ăn xin chuyên doạ nạt trẻ con.

Vậy còn hình dáng quái dị của ông Ba Bị là từ đâu ra? Điều này có lẽ xuất phát từ câu “Ba bị, chín quai, mười hai con mắt”. Đây vốn là một câu đồng dao dùng để đếm đồ vật. Quai ở đây là quai bị, còn mắt là mắt bị. Từ điển do Hoàng Phê Chủ Biên có cho một nghĩa của từ “mắt” là “lỗ hở, khe hở đều đặn ở các đồ đan – mắt lưới, rổ đan thưa mắt”, cũng chính là “mắt” trong trường hợp này.

Ở đây ta có ba cái bị, mỗi bị gồm ba quai và bốn con mắt, nên mới có cách đếm: “Ba bị, chín quai, mười hai con mắt”. Tiếc rằng nhiều người hiểu nhầm “ba bị” là ông Ba Bị, “quai” là “quai hàm” và “mắt” là “con mắt người”. Với số lượng “chín quai”, “mười hai mắt”, người ta hình dung ông Ba Bị là một giống quái dị, gớm ghiếc, dù thực sự ông chẳng liên quan gì đến câu đồng dao này cả.

Như vậy do hiện tượng tam sao thất bản mà ông Ba Bị từ một vị quan thanh liêm đã trở thành nhân vật có hình thù quái dị, chuyên doạ trẻ con.

(Tham khảo Rong chơi miền chữ nghĩa tập 2 và nhiều tư liệu khác)

Nhắc lại cuộc đời cố tổng thống VNCH Trần Văn Hương

“Tôi xin hứa với anh em trong quân đội là ngày nào anh em còn chiến đấu, tôi luôn luôn đứng bên cạnh anh em và ngày nào, chẳng may,...

Chuyện thật và bịa về trang phục các Vua nhà Nguyễn

Gần đây có một bộ tranh chân dung của các vua triều Nguyễn được vẽ mới và phổ biến, thu hút được nhiều sự chú ý của người xem. Nếu...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 17/25 – Trời và Ngày

Bạn Nguyễn Mạnh Côn cho biết rằng người Nhựt chỉ Trời bằng danh từ ngoại quốc mà họ đọc là SORA. Đành thế. Nhưng chúng tôi đâu có đối chiếu...

Ý nghĩa của luân hồi là gì?

Linh hồn hoặc nguyên thần của một người sẽ rời khỏi thân thể khi sinh mệnh kết thúc, và sẽ một lần nữa xuất hiện ở một sinh mệnh khác,...

Chùm ảnh hiếm về Quy Nhơn năm 1968

Trong thời gian đóng quân ở Quy Nhơn năm 1968, cựu binh Mỹ Walter Hart đã ghi lại những bức ảnh ấn tượng về cuộc sống ở thị xã ven...

Mấy vấn đề về vua Gia Long

0.1. Tôi không phải là một chuyên gia về lịch sử, đặc biệt là về nhà Nguyễn, nhưng thỉnh thoảng tôi cũng có những nghĩ suy và thực ra là...

Con dấu Hoa Lộc dùng để làm gì?

CON DẤU HOA LỘC DÙNG ĐỂ LÀM GÌ? (khoảng từ 2000 trCN đến 1200 trCN) Họa sĩ Đức Hòa Đương thời với Phùng Nguyên còn có một Văn hóa khảo...

Vẻ đẹp “ngỡ ngàng” của những công trình kiến trúc Pháp cổ tại Hà Nội

Thủ đô Hà Nội, bên cạnh những tòa nhà cao tầng, hiện đại, đan xen với nó là những vẻ đẹp của kiến trúc Pháp cổ. Nhà hát lớn, Nhà...

Thế gian một vợ, một chồng, chẳng như nhà Táo, hai ông một bà

Nhà Táo một bà hai ông: Đạo nghĩa vợ chồng dưới góc nhìn Kinh Dịch huyền bí. Thế gian một vợ, một chồng, Chẳng như vua bếp, hai ông một bà...

Ba người đi cùng tất có người là thầy của ta

Địa vị cao hay thấp của một người không được quyết định bởi tài phú, mà là do mức độ cao hay thấp của đạo đức và học vấn quyết định. Một người muốn...

Lúa De An Cựu

Tôm rằng bóc vỏ bỏ đuôi Gạo De An Cựu mà nuôi mẹ già Lúa bây giờ nhiều rất nhiều giống mới, với nhiều ưu thế như ngắn ngày, kháng...

Những hình ảnh cổ xưa nhất về Sài Gòn – Chợ Lớn

Loạt ảnh do nhiếp ảnh gia người Pháp Emile Gsell thực hiện năm 1866 có thể coi là những khung hình xa xưa nhất về Sài Gòn – Chợ Lớn...

Exit mobile version