Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Phân tích chữ dược 藥

Chữ “dược” 藥 gồm có hai phần: một bộ và một chữ.

– Bộ thảo 草 viết tắt thành ⺿, lá cỏ, cây cỏ,

– Chữ lạc 犖 là vui mừng, hoan lạc, lạc quan.

Vậy trong chữ “dược” 藥, không có “tượng thanh”, không có “tượng hình” mà là “hàm ý”: cây cỏ làm vui mừng, hoan lạc, tức là thuốc trị bệnh. “Dược học” là một ngành nghiên cứu về cây cỏ dùng để chữa lành bịnh, khiến tinh thần vui vẻ, hoan lạc. “Dược thảo” là “cây cỏ” dùng để làm thuốc.

Xin cho biết chiết tự như trên có đúng hay không.

Xin nói rằng sách vở cũng có chỗ đã phân tích đúng như bạn trình bày nhưng vì không phủ nhận được tính chất hài thanh của chữ dược  藥 nên người ta đành phải nói theo kiểu nước đôi rằng nó vừa hội ý vừa hài thanh. (Xin xem, chẳng hạn, Hình âm nghĩa tổng hợp đại tự điển của Cao Thụ Phiên.)

Riêng cá nhân chúng tôi thì cho rằng ngay từ đầu, đó đã là một hình thanh tự mà nghĩa phù là thảo ⺿ còn thanh phù là lạc 犖 . Tất nhiên là khi chữ dược được đặt ra thì chữ lạc có thể đang còn có tổ hợp phụ âm đầu mà yếu tố thứ hai là phụ âm bên [l] còn yếu tố thứ nhất là một phụ âm đầu lưỡi và phụ âm này có thể là [g] về sau đã trở thành [t’] ở trong thuốc.

Việc chữ lạc hài thanh cho một chữ mà âm Hán Việt xưa đọc thành thuốc là một hiện tượng hoàn toàn bình thường vì chính nó cũng còn hài thanh cho chữ thước tây, đây, là chữ cũng có phụ âm đầu [t] ghi bằng chữ th-. Bản thân chữ dược, với nghĩa khác, cũng có âm thước và lược. Vậy, theo chúng tôi thì chữ dược là một hình thanh tự trong chữ Hán còn trong tiếng Việt thì thuốc là được là hai điệp thức bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 犖 mà được là âm chính thống hiện nay.

Chữ lạc, thanh phù của chữ dược, là một chữ có quá trình diễn biến ngữ âm phức tạp nên chúng tôi không tiện trình bày chi tiết tại đây.

Giai thoại về vị hiền nhân người Việt đánh bại trạng cờ Trung Hoa

Mạc Đĩnh Chi là là nhân tài hiếm có của đất Việt, ông từng hai lần đi sứ sang nhà Nguyên. Tài năng của ông khiến nhà Nguyên phải nể...

Người Trung Hoa có chơi chữ bằng lối nói lái hay không?

Tiếng Hán có lối nói lái như tiếng Việt hay không (thí dụ nói lái “đông tây” thành “đây tổng”)? Và người Trung Hoa có chơi chữ bằng lối nói...

Báo thù

Một bên vì cha mà báo thù, một bên vì nước mà báo thù, hai cái thù không đợi trời chung, mà dụng tâm theo đuổi đến báo kỳ được...

“Người em sầu mộng” của thi sĩ Lưu Trọng Lư là ai?

Bà là Phùng Thị Cúc, sinh năm 1920; một người con gái xứ Huế. Trong tập Hồi ký  có tựa Nửa đêm sực tỉnh (Nxb Thuận Hóa, 1989), nhà thơ...

Nhạc sỹ Lê Trọng Nguyễn

Lê Trọng Nguyễn (1926-2004) là một nhạc sĩ nổi tiếng, với ca khúc Nắng Chiều. Ông sinh ngày 1/5/1925 tại Điện Bàn tỉnh Quảng nam. Cha mất sớm, mẹ ông...

Vì sao người Nhật chỉ đứng ở một bên thang cuốn?

Nếu bạn đang ở trong siêu thị, có việc rất quan trọng và vội vã đi về nhà, nhưng thang cuốn lại đông nghịt người, không cách nào di chuyển...

Vài nét về việc thi võ ở Đại Việt thời xưa

Đại Việt có một lịch sử nhiều binh đao, và người Việt xưa cũng vì thế mà coi trọng võ học. Tuy nhiên hệ thống thi cử tuyển võ quan...

Ao Nghiên Ruộng Chữ

Dẫn nhập: Rất ngay tình, năm cùng tháng tận thu vén bài vở trong kho chữ. Tình cờ gặp bản thảo viết đã lâu có hơi hướng đốt lò hương...

Bộ ảnh miền Trung những năm 70

Những bức ảnh cho ta thấy một miền Trung với những cảnh sinh hoạt bình dị của người dân trên dải đất đầy nắng và gió. Miền Trung thường được...

Nguồn Gốc Mã Lai Của Dân Tộc Việt Nam – Chương 2/2

Những người phủ nhận Đông Sơn Lạc Việt là tổ tiên của ta có đại diện điển hình là V. Goloubew. Đó cũng là một nhà bác học thiếu tinh...

Giải mã hiện tượng tuyết đỏ như máu bao phủ quanh trạm nghiên cứu ở Nam cực

Mới đây, bộ Giáo dục và Khoa học Ukraina đã cho đăng tải lên Facebook các ảnh chụp tuyết đỏ như máu tại trạm nghiên cứu Vernadsky ở Nam cực....

Phong tục Tết Đoan Ngọ Việt Nam

Truyền thống Việt Nam đã để lại cho hậu thế nhiều di sản văn hóa độc đáo, trong đó có các phong tục truyền thống. Tết Đoan ngọ là một...

Exit mobile version