Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Thành ngữ “Chết đuối vớ được cọc” có ý nghĩa gì?

Câu thành ngữ chỉ việc gặp may mắn, đang lúc nguy ngập lại có chỗ bám víu, thoát khỏi tình trạng tuyệt vọng.

Hai em nhỏ chết đuối trên sông Chảy, Yên Bái - Giao Thông

Chuyện kể:

Xưa có tên nhà giàu, keo kiệt đến bẩn thỉu. Một hôm có người làng bên mời hắn sang ăn liên tục, lúc về biếu hắn một bị khoai ngon. Hắn khoác bị khoai xuống thuyền sang sông xem chừng hí hửng lắm.

Người lái đò mới hỏi:

– Bác khoác bị gì mà nặng thế? Bác cứ để xuống sạp thuyền cho đỡ mỏi.

Tên nhà giàu ích kỷ, sợ lúc lên bờ quên bị khoai nên chống chế:

– Thôi cảm ơn bác, tôi đã khoác nó vào cổ rồi, tháo ra buộc vào ngại lắm.

Thuyền đến gần bờ bỗng chòng chành do có sóng lớn ập đến. Người lái đò quen với sông nước nên chẳng có cơ sự gì, nhưng còn tên nhà giàu kia bị lộn cổ xuống sông, chới với một lúc. Rất may ở gần đấy có một cái cọc tre của người cắm đăng, hắn mới quờ quạng bám vào được. Người lái đò biết cái cọc cắm ở đấy lâu ngày đã mục, lại thêm cái bị khoai nặng, nên kêu to:

– Bác thả cái bị ra.

Tên nhà giàu lúc ấy mới hoảng hồn, tháo cái bị đeo ở cổ ra. Cái bị khoai chìm xuống, tên nhà giàu nhìn theo tiếc rẻ.

Người lái đò vội bơi thuyền đến vớt tên nhà giàu lên, đoạn mới nói:

– Số ông còn may đấy! Chết đuối vớ được cọc.

Lúc đã hoàn hồn, tên nhà giàu mới mở miệng nói:

– Nhưng bị khoai của tôi…Tiếc thật!

Giữa lúc nguy ngập, khó khăn tưởng như không còn lối thoát mà có “cứu tinh”, nhờ đó mà thoát hiểm, đó là gặp may mắn, giống như “chết đuối vớ được cọc” vậy.

Theo Đi tìm điển tích thành ngữ của Tiêu Hà Minh,

NXB Thông tấn

Bà Tám là ai?

“Bà Tám” dùng để chỉ chung cho những người nhiều chuyện, chuyên tọc mạch chuyện thiên hạ, không phân biệt đó là đàn ông hay đàn bà. Vậy xuất xứ...

Tại sao lại gọi là “Tẩy” đá?

Bạn có bao giờ ngạc nhiên khi nghe người nào đó xin kèm một “tẩy” khi gọi nước chưa? “Tẩy” này có phải ‘tẩy bút chì”, “tẩy chay” không nhỉ?...

Một quân công của Nguyễn Công Trứ

Sự tảo thanh giặc Tàu ( vào năm Mậu Tuất (1838) và năm Kỷ Hợi (1839) Vào năm Mậu Tuất (1838) tức là năm thứ mười chín triều vua Minh...

Những mẹo vặt từ 100 năm trước đến nay vẫn không “thất truyền” vì quá hữu ích

Có một sự thật không thể phủ nhận rằng, dù cho ngày nay khoa học kỹ thuật đã có những bước phát triển thần kỳ nhưng những mẹo vặt có...

Truyện Chưởng ở Sài Gòn trước 1975

Khoảng năm 1960, tờ Dân Nguyện của ông chủ bút Hà Thành Thọ bỗng khởi đăng nhiều kỳ (feuilleton) cuốn tiểu thuyết võ hiệp Lam y nữ hiệp của Hồng...

Hình phạt với quan gây án oan thời nhà Nguyễn

Điều 374 Luật Gia Long quy định: Quan xử án sửa đổi khẩu cung, cố ý thêm bớt tội cho người thì bị cách chức, khiến người bị oan phải...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 17

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem.

Xích Lô Hà Nội

Trong tâm khảm của người dân Việt Nam, đâu đó vẫn còn hình dáng chiếc xe xích lô, một thời đưa đi đón về những thực khách nội địa và...

Sài Gòn Tạp Pín Lù – Pháp thuộc

Tôi xin hỏi: phải chăng ngày xưa, ông bá hộ là ông nhà giàu cung cấp cho nhà nước được một trăm người lính hay là chỉ có mười người?...

Về các chữ: Phiêu, Các, Của, Xẩm, Chèo

Chữ phiêu trong phiêu bạc không có nghĩa là thổi Giảng nghĩa chữ phiêu trong phiêu bạc, một tác giả đã viết: “Phiêu bạc 飃泊 là từ Hán - Việt. Chữ phiêu viết với bộ 風 (phong) có nghĩa là...

Về Bát Tràng nghe câu chuyện gốm sứ

Với hơn cả ngàn năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam luôn tự hào là một quốc gia kiên cường, độc lập với những giá trị cố hữu lâu...

Việt Nam cuối thập niên 1990 trong ảnh của Hiroji Kubota

Nhiếp ảnh gia người Nhật Bản Hiroji Kubota đã có nhiều trải nghiệm khó quên trong các hành trình khám phá Việt Nam cuối thập niên 1990. Hình ảnh đăng...

Exit mobile version