Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Thành ngữ “Chuột sa chĩnh gạo”

Chuột sa chĩnh gạo, cứ tưởng là may mắn, sung sướng, nhưng sa vào chĩnh gạo rồi làm sao ra được. Ăn đẫy tễ vào rồi chỉ còn nước chịu chết trong đấy.

Quà tặng cuộc sống — Bài học ý nghĩa từ câu chuyện Chuột sa hũ gạo

Trong bếp có con chuột lọt vào. Trông nó bé tí tẹo, lúc đầu chả ai quan tâm, kệ cho nó tồn tại, coi cũng như con thạch sùng vậy. Nhưng mà nó rất láo, dám cắn gói mì tôm rồi tha lung tung, lại còn gặm cửa tủ bếp, chui vào ngăn kéo, đái ỉa trong đấy. Đã mấy lần tôi để cửa mở cho nó ra mà nó chẳng chịu ra. Có lần lấy gậy chọc thì nó chui ngay vào cái điều hòa, chẳng dám làm gì nữa vì sợ nó cắn dây điện.

Đến lúc đấy thì không thể nào chịu đựng nổi, đành phải mua cái bẫy dính. Thế là cu cậu dính bẫy liền. Gớm thật, có gần 2 tuần mà đã to hơn hẳn. Đúng là sống trong bếp, đầy đồ ăn, mưa chẳng tới mặt nắng chẳng tới đầu, sung sướng thế nên nó không tìm cách chui ra và mới mất cảnh giác, dính bẫy nhanh thế.

Ta vẫn nói chuột sa chĩnh gạo để chỉ những ai may mắn có số phận sung sướng, ngồi mát ăn bát vàng. Mà không nghĩ tới một khía cạnh khác của hoàn cảnh này. Đó là chuột vào chĩnh gạo rồi thì ra làm sao được. Ăn đẫy tễ vào rồi chỉ còn nước chịu chết trong đấy mà thôi. Bị cầm tù dù là trong một nơi đầy đủ vật chất như  hũ gạo thì cũng chả có gì là sung sướng cả.

Con người cũng vậy, được ngồi vào chỗ thơm tho, béo bở, lương cao, bổng lộc nhiều… ai chẳng ước ao, chẳng nghĩ khác nào chuột sa chĩnh gạo. Mà không biết rằng đó thực sự là một cái bẫy, về cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

Bản chất con người ta là lười. Khi còn thiếu thốn về vật chất thì còn phải cố gắng lao động, phấn đấu để có một cuộc sống khấm khá. Nếu tài sản bố mẹ để lại nhiều, vừa lấy vợ đã có nhà to, xe đẹp, đường công danh sự nghiệp đã được lót tiền, rải hoa hồng cả rồi… thì chả việc gì phải phấn đấu, phải làm gì cho mệt người.

Thứ nữa, khi đã vào vị trí lắm bổng lộc đó, sẽ lắm người vây quanh xu nịnh khiến ta khó mà có đánh giá đúng đắn về bản thân mình. Giá có làm việc sai trái, người ta vẫn hoan hô, vẫn ca ngợi, thì làm sao đủ tỉnh táo mà nhận ra mình sai từ chỗ nào. Để đến lúc sai phạm quá đáng phải xử lý bằng pháp luật thì đã muộn. Khác nào con chuột, quen sống trong sự đầy đủ, không nhận ra sự hiểm nguy, rồi phải chịu chết trong chĩnh gạo.

Vì vậy, nếu ai bảo ta chuột sa chĩnh gạo, hãy biết sợ, biết cảnh giác với hoàn cảnh của mình.

Bình Định – Phú Yên những năm 90

Từ Bình Định trải dài đến Phú Yên có những làng quê nổi tiếng vì sự bình dị và phong cảnh đẹp đến mê người. Dưới đây là những bức...

Sài Gòn năm 1968 nhìn từ máy bay

Ngắm vẻ lạ mắt của Sài Gòn năm 1968 qua góc nhìn thẳng đứng chụp từ máy bay do quân đội Mỹ thực hiện. Ảnh: Vietnam Center and Archive. Khu...

Khoa Cử Việt Nam – Phần 2: Thi Đình – Chương ba: Thí sinh

Ðiều kiện được dự thi Ðình là phải đỗ thi Hội, gọi là Trúng-cách hay Hợp-cách. Tuy nhiên, thời nhà Nguyễn, đôi khi vì ít người đỗ Trúng cách quá...

Nhạc Bolero – Thể Loại Dễ Nghe Nhưng Khó Hát

Ca từ giản dị, giai điệu sâu lắng khiến Bolero được nhiều người nghe và hát theo. Nhưng cách dàn hơi, nhả chữ, chuyển giọng khi biểu diễn thể loại...

Truyện truyền kỳ Việt Nam, dòng văn hóa, lịch sử chảy mãi trong văn học nước nhà

Dù có nguồn gốc và ảnh hưởng từ Trung Quốc, thậm chí Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản..., nhưng truyện truyền kỳ Việt Nam cũng có một chặng đường, giai...

Một thời nhạc trẻ Sài-Gòn: Tưng bừng đại hội nhạc trẻ

Khoảng cuối năm 1959, tại phòng trà Hòa Bình - tọa lạc ở khu ga xe lửa Sài Gòn (nay là công viên 23.9) xuất hiện một ban kích động...

Khám phá hình ảnh xưa nhất về Sài Gòn

Xem kỹ bộ ảnh, có thể thấy Sài Gòn của những năm 1865 đây là những bức ảnh cổ nhất về Sài Gòn mà chúng ta được biết đến. Đây...

Vì sao quả chuối lại mọc cong?

Đã bao giờ bạn thắc vì sao quả chuối lại mọc cong hướng lên trời chứ không trĩu xuống hướng mặt đất chưa? Tất cả đều có lý do hết...

Về tín ngưỡng thờ Trời của cư dân Nam bộ

Thờ Trời là tín ngưỡng cổ xưa của cư dân nông nghiệp. Đây là một dạng tín ngưỡng sơ khai của con người khi chưa giải thích được các hiện...

Loạt tranh vẽ về đời sống ở Việt Nam xưa

Cùng xem những tác phẩm cực lý thú từ bộ tranh vẽ tay độc bản "10 bức tranh An Nam đại diện cho các ngành nghề ở xứ Bắc Kỳ,...

Người Việt không thông minh, và cũng chẳng cần cù?

Chúng ta vẫn đang mải miết tranh luận liệu rằng có đúng là người Việt mình thông minh và cần cù như những gì vẫn được nghe từ trước tới...

Ngô Viết Thụ, Nhà kiến trúc sư cha đẻ của Dinh Độc Lập ở Sài Gòn

Ngô Viết Thụ không chỉ đơn giản là một kiến trúc sư thiết kế những công trình để lại dấu ấn sâu sắc mà ông còn là một họa sĩ,...

Exit mobile version