Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Thành ngữ “Ngựa Quen Đường Cũ”

Ngày nay người ta thường sử dụng câu: “ngựa quen đường cũ” để chỉ những người chứng nào tật nấy. Dù có hứa cải thiện cỡ nào cũng vẫn sa vào những hành vi xấu xa như cũ. Ít ai biết được rằng, ngày xưa câu này được dùng với nghĩa khác hoàn toàn.

Thạc sĩ Nguyễn Đức Bá, Trung tâm Bảo tồn di sản văn hóa tôn giáo đã chỉ ra rằng: Nguồn gốc của “ngựa quen đường cũ” là từ một điển tích thời Xuân Thu. Bấy giờ có viên tướng tên Quản Trọng. Chuyên gia chăm sóc ngựa. Ông có khả năng hiểu được tiếng nói của loài vật này và thường xuyên trò chuyện với chúng.

Có lần Quản Trọng cưỡi một con ngựa quý đi thăm bạn. Trong lúc ông và bạn đang hàn huyên tâm sự. Thì con ngựa này cũng đi tìm ngựa của gia chủ để làm quen kết thân. Về sau ngựa quý nhớ được đường rồi cứ thế tự ý đến thăm ngựa của bạn ông. Quản Trọng biết vậy không giận mà chỉ khen ngựa giỏi.

Sau này Quản Trọng phò Hoàn Công đi đánh nước Cô Trúc. Lúc xuất quân là mùa hè. Khi thắng trận lại là mùa đông. Tuyết rơi phủ kín mặt đất làm Quản Trọng không nhớ lối về. Chợt nhớ chuyện ngày xưa ngựa mình tìm sang thăm bạn. Quản Trọng mới ra lệnh cho con vật dẫn đường. Quả thực con ngựa nhớ chính xác đường đi. Sau khi vượt bao đèo cao, núi sâu, ba quân đã trở về bình an vô sự. Từ đó, người ta dùng câu “ngựa quen đường cũ” để chỉ người có trí nhớ tốt, giàu kinh nghiệm.

Không hiểu sao câu thành ngữ lại chuyển nghĩa thành nghĩa xấu. Chỉ những đối tượng quen thói làm chuyện xấu như bây giờ. Rất có thể vì trong dân gian, hình ảnh ngựa đã gắn với một số từ không mấy tích cực lắm. Tương truyền tại trại nuôi ngựa của Hoàng gia ở cửa Thượng Tứ, Huế. Những con ngựa khi động dục thường lồng lộn lên. Nên người ta ví von người con gái dữ là “ngựa Thượng Tứ”. Sau trở thành khởi điểm cho những cách nói tiêu cực liên quan đến ngựa. Nhiều khả năng sắc thái này đã ảnh hưởng tới câu “ngựa quen đường cũ”. Tạo nên nghĩa mới như ngày nay.

(Theo Huyền Vũ và Sài Gòn xưa)

Trương Vĩnh Ký – Người giữ lửa cho tiếng nói Nam Kỳ

Quyển Chuyện Đời Xưa của Trương Vĩnh Ký là quyển sách bán chạy nhứt và đi vào lòng dân chúng nhiều nhứt trong số hàng trăm tác phẩm của nhà văn nầy....

Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng và ca khúc “Rồi 20 Năm Sau”

Rồi 20 Năm Sau là ca khúc nhạc vàng nổi tiếng của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng hợp soạn cùng Tấn An. Bài hát này còn có tên khác là...

Sống với lòng biết ơn để cuộc đời luôn đong đầy ý nghĩa

Cuộc sống ý nghĩa được tạo nên từ những khoảnh khắc vô giá của việc “cho đi” và “nhận lại”. Bạn sẽ không thể trở thành một người con ngoan,...

Nói Lái – Nét Đặc Sắc Của Văn Hóa Và Ngôn Ngữ Cổ Truyền

Nói lái là một hình thức vô cùng độc đáo của ngôn ngữ Việt. Ngay từ trong truyện dân gian, có có câu chuyện liên quan đến nói lái. Bạn có...

Từ “Lòng Mẹ” tới đời thường của nhạc sỹ Y Vân

Về thời điểm ra đời của ca khúc “Lòng Mẹ” mà, cá nhân tôi muốn được gọi là “quốc ca của lòng từ mẫu,” đến nay, đã có tới ba...

Hình hài của quảng cáo Việt Nam trước 1975

Hãy cùng ngược dòng thời gian và tìm hiểu trước năm 1975, hình hài của quảng cáo Việt Nam trông ra sao. Thời kỳ Pháp thuộc (1884 – 1945) Dưới...

Thế nào là phong thủy và thầy phong thủy

Phong thủy luôn được coi là một trong những bộ phận cấu thành nên văn hóa truyền thống Á Đông và khá phổ biến trong dân gian. Người xưa nói:...

Cụm từ “Ba gai” có ý nghĩa gì?

"Ba gai" được hiểu là để chỉ tính cách hung hăng, bướng bỉnh, thích gây gổ. Ở nhiều nơi từ này còn dùng để chỉ người manh múng, lươn lẹo,...

Nhỏ mà không học lớn làm MC

Câu nói đùa này không biết nhập vào đầu tôi từ bao giờ mà mỗi lần nghe thiên hạ bàn chuyện gẫu về MC tức người dẫn chương trình, nó...

Giai thoại về dân chơi tại cầu đi bộ đầu tiên tại Sai Gòn

Độc đáo kiến trúc, cầu Ba Cẳng còn nổi tiếng bởi lời kể về những tay anh chị từng đình đám tại Chợ Lớn xưa. Cầu Ba Cẳng xưa thuộc...

Nghề Làm Báo Trước 1975

Khi bước chân vào nghề báo, người yêu nghề phải biết lựa chọn 1 trong 2 cách để tiến thân: – Thứ nhất: kinh qua các trường lớp chuyên nghiệp để...

Cơ thể con người chứa bao nhiêu máu?

Con người sẽ không thể tồn tại nếu thiếu máu trong cơ thể. Lượng chất lỏng thiết yếu này trong cơ thể một người trưởng thành đủ để đổ đầy...

Exit mobile version