Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Thuyền nan hay thuyền lan mới đúng đây?

Trong quá trình nhập văn bản các nhân viên đánh máy đã tự ý sửa hai chữ “thuyền lan” trong sách gốc thành “thuyền nan”, vì cho rằng sách in sai. Cũng dễ hiểu thôi, do hai chữ “thuyền lan” nghe xa lạ, đến Wikipedia cũng ghi là “thuyền nan” kia mà!

Vậy “thuyền nan” hay “thuyền lan” mới đúng đây?

Khảo sát kho ngữ liệu của Tiếng Việt thì “thuyền lan” xuất hiện 15 lần, phổ biến ở các tác phẩm thơ cổ điển. Chẳng hạn, “thuyền lan” xuất hiện trong tác phẩm “Ai tư vãn” (Ngọc Hân công chúa) do Nguyễn Thạch Giang biên khảo và chú giải:

Rút dây vâng mệnh phụ hoàng,
Thuyền lan chèo quế thuận đường vu quy.

Nguyễn Thạch Giang giải thích: “thuyền lan chèo quế: thuyền gỗ lan chèo gỗ quế. Chỉ thuyền chèo quý, sang trọng đưa Ngọc Hân về nhà chồng.”

Xem bài tại: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ai_t%C6%B0_v%C3%A3n

Từ điển tiếng Việt đã thu thập từ này: “thuyền lan d. thuyền đẹp, thường làm bằng gỗ mộc lan, thời xưa dùng để đi chơi: “Gió cuốn buồm dong lá phất phơ, Thuyền lan lãng đãng giữa doành tơ.” (LTKN – Lâm tuyền kỳ ngộ).

Dần dần “thuyền lan” được dùng mang tính biểu trưng để chỉ loại thuyền đẹp, dùng để đi chơi đây đó. Còn “thuyền nan” thì quá gần gũi với người nông dân vùng sông nước, nó là loại thuyền nhỏ được đan bằng nan tre và thường được trát kín bằng sơn ta hoặc nhựa đường, dùng làm phương tiện chuyên chở nông sản, phụ phẩm, phân bón, v.v.

(Nguồn ảnh: Internet)

Trong thơ ca, “thuyền lan” thường được dùng để miêu tả hoặc tái hiện những khung cảnh trữ tình, đầy thi vị, nếu ta cứ thử bằng thay “thuyền nan” thì thấy câu thơ sẽ trở nên thô cứng, giảm đi sức truyền cảm tinh tế. Sau đây là một số minh hoạ:

Gió cuốn buồm dong lá phất phơ,
Thuyền lan lãng đãng giữa doành tơ.
Nhớ nhà làng hạnh chèo thơ thẩn,
Thương khách cung trăng sóng vật vờ.
Vườn thắm vui trông sao lác đác,
Non xanh thẹn thấy nhạn lơ thơ.

(Lâm tuyền kỳ ngộ. Khuyết danh)

Bớ chiếc thuyền lan!
Khoan khoan ngớt mái
Đặng đó đây tỏ một đôi lời phải trái nghe chơi.

(Ca dao)

Sóng chiều đùa chiếc thuyền lan,
Chị ơi, con sáo gọi ngàn bên sông…
Ô kìa! Bên cõi trời đông
Ngựa ai còn ruổi dặm hồng xa xa.

(Mòn mỏi. Thanh Tịnh)

Lòng tôi như chiếc thuyền lan,
Tình cô như khách sang ngang một chiều
Thu nào quá đỗi cô liêu,
Bờ hun hút lạnh nắng hiu hiu buồn…
Qua rồi thôn cách bến sương,
Phất phơ áo nhạt mất đường lau không.
Vô tình đâu biết trên sông.
Có người ngang lái còn trông dõi mình.

(Sang ngang. Nguyễn Đình Thư)

Giải mã những BÍ ẨN quanh hai tháp cao vút ở hai đầu Sài Gòn

Tháp gần cầu Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh, đã được xây từ năm 1966. Tháp còn lại ở gần cầu Tham Lương, quận Tân Bình, xây năm 2004. Ai...

Cuộc hôn nhân ít người biết của Hùng Cường năm 20 tuổi

Hùng Cường là tên tuổi lớn của làng nghệ thuật miền Nam trước năm 1975, là một nghệ sĩ đa tài và tài hoa bậc nhất, nổi danh ở nhiều...

Tục khao lão

Bây giờ đến bậc ăn dưng nhỉ, Có rượu thì ông chống gậy ra. (Nguyễn Khuyến) Lên lão cũng phải khao. "Khao lão" không khó khăn như khao vị thứ...

Một gánh mì tử tế ở Hội An

Nhiều năm nay cái gánh mì Phú Chiêm của chị Cưng đã “cưa chân” để trụ ở xế phía bên kia đường của Charming Hoi An homestay 384A Cửa Đại,...

Bình Phước năm 1963 qua ống kính người Mỹ

Cùng xem những hình ảnh quý giá về tỉnh Bình Phước năm 1963, khi đó là hai tỉnh Bình Long và Phước Long, do bác sĩ quân đội Mỹ Marv...

Dòng sông huyền thoại của Cố đô Huế

Sẽ không phải là phi lý khi cho rằng, sông Hương đã góp phần đem lại cho cuộc sống cũng như tính cách người Huế sự dịu dàng, bình thản,...

Tại sao Ông Táo lại không mặc quần

Truyền thuyết kể lại rằng ông Táo ở truồng không mặc quần. Ông Táo chỉ đội mũ, đi hia không mặc quần như thấy qua câu thơ của một nhà văn:...

Đời sống người Nam Kỳ thế kỷ 19 qua ghi chép của người Pháp

Nếu thêm vào một cái rương lớn có bánh xe để cất các xâu tiền, một vài rương nhỏ hơn đựng quần áo, những câu đối dài viết trên giấy...

5 điều bạn chưa biết về đường Đồng Khởi

Đồng Khởi – “Con đường sang trọng bậc nhất TP HCM” đã chứng minh vị thế độc tôn của mình qua hơn 150 năm gắn liền với lịch sử phát...

Đại Việt quốc Nguyễn Chúa vĩnh trấn chi bảo – Chiếc ấn truyền quốc của nhà Nguyễn

Đọc lại Tam Quốc Trung Quốc, đất nước của huyền thoại, nên chuyện cái ấn truyền quốc cũng không ra ngoài bối cảnh đó. Ai đã từng đọc Tam Quốc...

Nguồn gốc, ý nghĩa của cách gọi “ông xã”, và “bà xã” trong phương ngữ Nam Bộ.

Xin giải thích giúp nguồn gốc, ý nghĩa của “ông xã”, và “bà xã” trong phương ngữ Nam Bộ. Từ điển tiếng Việt 1992 giảng “ông xã” là từ dùng...

Xích lô máy , một biểu tượng của Saigon Xưa

Xích lô máy , một biểu tượng của Saigon Xưa, không thành phố nào có ! Sau khi quân đội Hoàng Gia Nhật Bản thua trận phải đầu hàng và rút...

Exit mobile version