Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Từ nguyên của “tiệc” trong thết tiệc

Trên Năng lượng mới số 324, tôi đã được đọc bài “Thiết đãi hay thết đãi?”. Nhưng để cho “cùng kỳ lý”, tôi xin hỏi thêm: Trong cụm từ “thết tiệc” mà ông có nêu trong bài – thì chữ “tiệc” do đâu mà ra và có nghĩa gốc là gì? Xin cám ơn.

“Tiệc” là một điệp thức của “tịch” [席]trong “chủ tịch”. Về mối quan hệ giữa vần -IỆC của “tiệc” và vần -ICH của “tịch”, ta có nhiều cặp tương tự khác để chứng minh:

– Trước nhất, “tiếc” trong “thương tiếc” là điệp thức của “tích” [惜] trong “tích lục”, dịch sát nghĩa là thương tiếc màu xanh, chỉ tâm trạng tiếc thương người kỹ nữ đã đẹp lại khéo mà không chịu ở lại với đời. Đây cũng chính là chữ “tích” trong thành ngữ “tích lục tham hồng” mà ta có thể thấy trong câu 90 của Truyện Kiều; tại đây nó đã được nhiều nhà phiên âm đọc thành “tiếc”: Nào người tiếc lục tham hồng là ai.

– “Biếc” trong “mắt biếc” là điệp thức của “bích” [碧] trong “ngọc bích” (mà tiếng Hán là “bích ngọc”).

Chữ này vẫn còn đọc thành “diệc” [亦], nghĩa là cũng lại nữa, lẽ ra phải đọc thành “dịch”

“Thiếc” trong “thùng thiếc” là điệp thức của “tích” [錫], có nghĩa là… thiếc.

“Việc” trong “công việc” là điệp thức của “dịch” [役] trong “lao dịch”

Về chữ “tiệc/tịch” [席] thì một số từ điển trực tuyến hiện nay chỉ thiên về những cái nghĩa phái sinh đã trở thành thông dụng trong tiếng Hán hiện đại (được dịch sang tiếng Anh là:

1.- place; seat [vị trí; chỗ ngồi]; 2.- banquet; feast [tiệc; cỗ]; 3.- post [chức vị]) mà bỏ qua cái nghĩa gốc xa xưa của nó là “chiếu” trong “chiếu chăn”. Cứ như trên, và kết hợp với cặp điệp thức “thết/thiết” đã nói trên Năng lượng mới số 324, thì “thết tiệc” chẳng qua là điệp thức của “thiết tịch” [ 設席 ]. Nhưng “thiết tịch” là gì? Thưa “thiết tịch” chẳng qua là trải chiếu. “Tôn Tử, Ngô Khởi liệt truyện” trong Sử ký của Tư Mã Thiên, đoạn nói về sự đồng cam cộng khổ của Ngô 1 Khởi với binh lính, có bốn chữ “ngoạ bất thiết tịch” [臥不設席], là “nằm không trải chiếu”. Vậy “thiết tịch”, tức “thết tiệc”, chẳng qua là “trải chiếu”. Nhưng do phép lạ nào mà bây giờ “thết tiệc” lại trở thành đồng nghĩa của “chiêu đãi”? Số là ngày xưa – mà cho đến nay chuyện này cũng chưa tuyệt tích giang hồ – người ta bày tiệc trên chiếu cho nên sự trải chiếu mới biến thành “khúc dạo đầu” của việc đãi tiệc rồi dần dần mới chiếm luôn nội dung của nó. Liên quan đến việc trải – chiếu đãi tiệc, trong bài “Phật đản – Vesak” trên Năng lượng mới số 20 (19-5-2011), chúng tôi có viết một đoạn:

“Ngay từ xưa, nhiều nơi đã tổ chức lễ tắm Phật rất long trọng và tốn kém. Từ điển Phật học Hán Việt của Giáo hội Phật giáo Việt Nam do Kim Cương Tử chủ biên (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998) cho biết Hậu Hán thư, “Đào Khiêm truyền”, đã chép: “Mỗi lần tắm Phật thường bày đặt lệ ăn uống trải chiếu ra đường. Còn Ngô chí, “Lưu Do truyện” thì chép về lễ tắm Phật đầu tiên ở Trung Quốc như sau: “Xạ Dung trông coi Quảng Lăng, Bành Thành đã cho xây dựng hàng loạt phù đồ, lấy đồng đúc tượng, lấy vàng dát thân, mặc áo gầm sặc sỡ, đeo dây đồng tua xuống chín tầng; ở dưới xây dựng lầu gác, chứa được hơn ba ngàn người, dạy cho họ đọc kinh Phật, ra lệnh cho những người ưa chuộng đạo Phật trong vùng và các quận lân cận đến thụ đạo. Khi có công việc gì khác, lại cho vời đến. Do vậy dân chúng xa gần lần lượt đến có tới hơn năm ngàn người. Mỗi lần tắm Phật, sắm sửa nhiều cơm rượu, đặt tiệc ở bên đường dài đến mấy chục dặm. Người đến xem và ăn uống có đến hàng vạn, phí tổn hàng ức vạn.

Ở trên, chúng tôi đã khẳng định rằng “tiệc” là một điệp thức của “tịch” [席] trong “chủ tịch”. Vậy nghĩa gốc của “chủ tịch” là gì? Bây giờ ta thường thấy danh ngữ này trong nhiều ngữ đoạn nghe rất “hoành tráng” như “chủ tịch tập đoàn”, “chủ tịch uỷ ban”, “chủ tịch hội đồng”, v.v.. nhưng nghĩa gốc của nó thì chỉ là người “chủ xị” trong chiếu tiệc mà thôi. Xin nhớ rằng âm xưa của “chủ tịch” không phải gì khác hơn là “chúa tiệc”. “Chúa” là âm xưa của “chủ” như có thể thấy trong “công chúa”, “chúa đất”, “chúa nhật”, “chúa sơn lâm”, “chúa tể”, “ăn cơm chúa, múa tối ngày”, v.v..

Tóm lại, “tiệc” trong “tiệc cưới, “tiệc đứng”, “tiệc trà”, “tiệc rượu”, v.v.., là điệp thức của “tịch” trong “chủ tịch” mà nghĩa gốc thì chỉ là “chiếu” trong câu “Em ở Tây Hồ bán chiếu gọn”, tương truyền là của Nguyễn Thị Lộ mà thôi.

Bà chằn nghĩa là gì?

Trong các truyện cổ, ta thường nghe tới con chằn (Thạch Sanh chém chằn tinh). Có lẽ vì “chằn” gần âm với “trăn” nên người ta cho rằng chằn thuộc...

Đời thường ở Đà Nẵng năm 1966-1967 qua ảnh

Chợ Hàn tấp nập người qua lại, đường Khải Định giờ cao điểm, xe khách trên tuyến Đà Nẵng – Non Nước… là loạt ảnh sinh động về Đà Nẵng...

Chuyện đời của cầu Bình Lợi xưa

Thuở nhỏ tôi vẫn nghe vài câu chuyện về cầu Bình Lợi. Những câu chuyện đó không vui, toàn là chuyện tự vẫn vì thất tình, mang nợ ba`i bạc...

Đi đường gặp đám tang nên như thế nào?

Hồi mới tiếp quản thủ đô (1954) chúng tôi đã chứng kiến nhiều đám tang rất nghiêm túc, trật tự. Mọi người đi đường đều tự giác tuân thủ kỷ...

Hà rầm hà rạc là nghĩa gì?

Hà rầm hà rạc là chuyện kể của người Cơ Tu, giáo dục các bạn nhỏ phải biết yêu thương, đùm bọc anh chị em và là bài học quý giá...

Góc nhìn về Hà Nội năm 1996

Những hình ảnh đời thường đặc sắc về Hà Nội năm 1996 của nhiếp ảnh gia Yvan Cohen sẽ khiến nhiều người cảm thấy bồi hồi… Đến năm 1996, các...

Bàn về thuyết: Tổ tiên người Việt là người Trung Hoa?

Dư luận từng xôn xao về một bài báo của một người có tên là Đỗ Ngọc Bích viết về chủ nghĩa dân tộc Việt Nam mà cô dùng những...

Giặc Cờ từ phương Bắc – Kỳ 1/3 – Giặc Cờ Trắng

Quân Cờ Trắng (白旗軍, Hán Việt: Bạch Kỳ quân) là một đảng cướp thổ phỉ, có nguồn gốc từ tàn quân của phong trào Thái Bình Thiên Quốc (Trung Quốc) kéo sang Việt...

Cáo chết ba năm quay đầu về núi

Theo học giả An Chi: “Câu này bắt nguồn ở thành ngữ tiếng Hán “hồ tử thú khâu” [狐死首丘] (cáo chết hướng [về] gò), thường nói tắt thành “thú khâu”...

Làm nhà cỏ cũng đủ

Vua nước Trịnh sang nước Sở. Tử Sản theo đi tướng lễ, chỉ cho làm nhà cỏ để ở, không lập đàn gì cả. Các quan theo hầu thấy vậy...

Chúa Chổm có phải là vua Lê?

"Nợ như Chúa Chổm" là thành ngữ rất phổ biến để chỉ người lắm nợ. Nhưng tại sao Chúa Chổm lại lắm nợ như vậy ? Truyền thuyết kể rằng:...

Dalat – tuổi thơ – Thầy – Bạn

Tôi đi học trễ những 2 năm . Khi tôi vào lớp năm,gọi là lớp Đồng ấu (lớp 1 bây giờ) thì tôi đã 7 tuổi.Nhưng đám bạn tôi cũng...

Exit mobile version