Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao cứ gọi là SaiGon?

“Sao không gọi là Thành phố Hồ Chí Minh mà cứ gọi Sài Gòn vậy?”

Lần đầu nghe câu hỏi ấy từ một cậu bạn người Mỹ, tôi đã ngớ người ra chẳng biết phải giải thích như thế nào. Nhớ một dạo cách đây 5,6 năm tôi nói chuyện với những bạn bè người nước ngoài khi họ mới du lịch sang, tôi liên tục gọi Sài Gòn mà họ thì cứ ngây ra chẳng hiểu tôi đang nhắc về địa danh nào.Cố lục tìm trong trí nhớ những lần nổi cơn siêng tìm hiểu nguồn gốc cái tên ấy, tôi ngồi liệt kê ra nào là về mặt lịch sử thì tên gọi Sài Gòn lâu đời hơn cả.
Có đến 3 giả thuyết lớn nhất mà các nhà nghiên cứu sử ta đã tìm hiểu cặn kẽ rồi viết nên.. Rồi vùng này xưa kia vốn thuộc về dân Cao Miên, là dân Campuchia ý, rồi thời chúa Nguyễn đã dần dần chiếm đất của người ta thế nào, rồi vùng này xưa kia toàn là cây củi gòn, rồi tên này là đọc chạy ra từ tiếng Khmer hay tiếng Hán tiếng Nôm ghép vào… Thế nhưng chẳng ai đọc xong mà cảm thấy thỏa mãn cho những cách giải thích tên gọi của Sài Gòn.
Bạn tôi phẩy tay liên hồi như để tôi bình tĩnh lại trước mớ kiến thức hỗn loạn không đầu cuối của mình và chỉ đơn giản hỏi tôi lại :“Ý tui hỏi là sao Mip không thích gọi là Thành phố Hồ Chí Minh mà thích dùng từ Sài Gòn hơn? Chứ về lịch sử thì có giải thích tui cũng không nhớ đâu. Cho tui một lý do sao dân “Sài Gòn” thích gọi Sài Gòn thôi?”Tôi vỡ lẽ ra cái câu hỏi đơn giản của người bạn, hóa ra, chỉ là về mặt “nhận thức” thôi chứ không phải “kiến thức”.Thế nhưng, tôi lại thấy câu hỏi ấy lại khó hơn cả việc hỏi tôi kiến thức. Tôi nhún vai : “Tại Sài Gòn là Sài Gòn thôi, gần gụi và dễ sẻ chia.”Kì lạ là cậu bạn có vẻ thỏa mãn với câu trả lời vốn chẳng rõ ràng gì của tôi.
Kể từ dạo đó, tôi nhận không ít câu hỏi tương tự từ những người bạn khác xứ. Họ luôn thắc mắc tại sao tôi luôn dùng Sài Gòn thay cho Thành Phố Hồ Chí Minh. Thậm chí cho đến ngày nay, tên gọi Sài Gòn có vẻ trở nên phổ biến dần trong nhận thức của các nước bạn. Mọi người bắt đầu thay thế tên gọi đó như một điều rất hiển nhiên.Sài gòn là Sài Gòn thôi.
Tôi nảy ra ý tưởng đi hỏi tất cả những ai tôi gặp, vì sao họ thích gọi Sài Gòn. Đối với những người lớn tuổi như thế hệ ông bà hay ba mẹ chúng ta, họ chẳng có một khái niệm cụ thể nào về tên gọi ấy, họ lớn lên và sinh sống ở đây, ngàn đời Sài Gòn vẫn chỉ có một cái tên, thời đại cũ hay mới, thì thành phố này vẫn vậy, nhộn nhạo, đỏng đảnh nhưng bình dị, như một điều hiển nhiên mà tất cả những ai chọn nơi đây làm quê hương, đều thuộc nằm lòng tiếng gọi thân thương đó.
Chẳng một ai mảy may thắc mắc.Tôi hỏi những người trẻ hơn, bất ngờ khi nhận được không ít những ý kiến có phần thú vị như Sài Gòn tên vừa gọn, vừa đẹp, vừa sang lại dễ nhớ, dễ gọi. Viết tắt thấy cũng hay, viết có dấu hay không dấu thấy cũng hay, viết in hoa hay viết thường nhìn cũng hay. Vẽ vời, thiết kế, chụp choẹt gì mà ịn cái tên “Sài Gòn” lên cái tự dưng thấy chất chất. Gọi “Sài Gòn, Sài Gòn ơi” thấy có phần bình dị, lại lắm lúc thấy như mình hổng phải người ở đây dù sinh ra và lớn lên ngay tại mảnh đất này, cứ thấy xa xôi sao ấy, mà lại được Sài Gòn chào đón, rồi ăn dầm nằm dề ở cái đất chật chội mà thấy thương chi lạ.
Tôi hỏi ngược lại những người bạn khác xứ: “Chứ sao tụi bây biết mà gọi nơi đây là Sài Gòn?” Hầu hết đều thích thú bảo tên gọi ấy nghe hay hay, lạ lạ. Cứ lên mạng tìm hiểu trước về nơi này rồi thấy người ta gọi như thế thì gọi thôi. Vốn từ cách nhìn của người nước ngoài, họ đều đồng ý việc đặt tên cho một thành phố không nên dùng tên của một người nào khác dù có là nhân vật to lớn nhất trong lịch sử dân tộc. Tự thân thành phố đó đã có quá nhiều nét văn hóa, phong tục tập quán và ẩn chứa khối lượng thông tin đồ sộ để có thể được trân trọng bằng một cái tên bình dị khác mà thôi.Một tiếng gọi thôi lại chứa đựng tất cả, từ những giai đoạn lịch sử của vùng đất này, đến nếp sống của từng con người ở đây. Mọi thứ đều được giải thích bằng hai chữ “Sài Gòn”.
Tất cả đều gắn liền, đều tô đậm, gạch chân lên cho tên gọi ấy mỗi lúc một ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi người.Chẳng một ai dám tự nhận mình là dân Sài Gòn gốc, chẳng một ai trên mảnh đất này dám nhận mình hiểu Sài Gòn, biết từng ngóc ngách, rõ từng chút một. Tất cả chúng ta chỉ là những kẻ tha hương chọn Sài Gòn làm mảnh đất nuôi giấc mơ, ở mãi thì thành nhà, ở mãi thì “hóa tâm hồn” mà thôi.Không phải chủ ý mà tên gọi ấy dễ dàng thoát ra trên môi mỗi người sống ở đây. Tất cả đều đã quá quen miệng để nhắc một Sài Gòn, hai Sài Gòn…đến nỗi chẳng ai thực sự đắn đo sao lại phải thay đổi cách gọi ấy để đổi sang một cái tên chính thống hơn. Người Sài Gòn là vậy, có sao thì nói vậy mà thôi.Mà người Sài Gòn là ai?Chẳng là ai, mà lại là tất cả.

Cuộc sống của người dân miền Nam trước và sau thời Pháp thuộc – Phần 2

Tài liệu của các tác giả ngoại quốc viết về xứ Nam Kỳ trước thuộc địa Đã có nhiều sách, phải nói khá nhiều các tài liệu viết về giai...

Dalat – tuổi thơ – Thầy – Bạn

Tôi đi học trễ những 2 năm . Khi tôi vào lớp năm,gọi là lớp Đồng ấu (lớp 1 bây giờ) thì tôi đã 7 tuổi.Nhưng đám bạn tôi cũng...

10 bí ẩn khảo cổ học chưa có lời giải

Những bí ẩn khảo cổ học luôn ẩn chứa nhiều điều hấp dẫn. Con người luôn tò mò về những thứ thuộc về lịch sử nhưng còn rất nhiều điều...

Một số công trình trên mặt nước nổi tiếng thế giới

Xây dựng kỳ quan trên mặt nước là một bước đi táo bạo của con người trong việc chinh phục những điều không thể. Dưới đây là những kiệt tác...

Mùa cưới và chiếc bánh phu thê xứ Huế

Huế không phải là vùng đất duy nhất trên cả nước có bánh phu thê (hay còn gọi là su sê) lá dừa. Bánh phu thê  có ở nhiều nơi,...

Thế lực các chú trong Nam kỳ

[Người Tàu sang Nam kỳ từ bao giờ? – Quốc triều ta ngày trước chiêu tập dân Tàu và xử trí họ khôn khéo là thế nào? Người Minh hương.] ...

Kỹ nghệ nước mắm ở Đông Dương (7/7) – Chương VI : Tóm tắt và kết luận

Quy định bán hàng là cần thiết để tránh việc sản xuất thừa sản phẩm hư hỏng có hại hoặc nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng, và đồng...

Trạng Quỳnh – từ nhân vật lịch sử đến truyện kể dân gian

Làng Hoằng Lộc “san sát dấu hầu nền tướng, dòng trâm anh nối gót chen vai. Chan chan cửa Khổng sân Trình, nhà thi lễ liền tường giáp mái” là...

9 điều không nên làm khi đi vệ sinh

Chuyện đi vệ sinh tưởng chừng như là nhu cầu cá nhân rất bình thường của con người, nhưng có những thói quen không tốt cho sức khỏe khiến bạn...

Một chút Sài Gòn trong lòng Hamburg

Hamburg là thành phố châu Âu đầu tiên tôi ghé thăm, cũng đã hơn mười hai năm rồi, và đã bị choáng ngợp bởi sự hiện đại của nó. Năm...

Chính danh định luận:  Hàn Mặc Tử hay  Hàn Mạc Tử?

Hàn Mạc Tử hay Hàn Mặc Tử? Trả lời tường tận câu hỏi này, chẳng phải… giản đơn.Song le, với những ai quan tâm nghiên cứu thân thế và sự...

Những bức ảnh màu về làng quê Việt xưa

Những hình ảnh giản dị, mộc mạc mà lại gần gũi với bất cứ ai đã từng trải qua tuổi thơ ở một làng quê Việt. Mời độc giả nhìn...

Exit mobile version