Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao gọi là tiền hoa hồng?

Ta thường gọi các khoản tiền có được từ các hoạt động môi giới, trung gian là “tiền hoa hồng”. Vì sao lại gọi như vậy? Có phải vì những món lợi ấy cũng ”ngọt ngào” như hoa hồng hay không?

Thực tế, có thể thấy cách dùng này bắt nguồn từ tiếng Hán. “Hoa hồng” vốn có Hán tự là 花紅, với “hoa” (花) là “bông hoa” và “hồng” (紅) là “màu đỏ”. 花紅 được Từ điển tiếng Trung Baidu giảng là: “1. Tên một loại cây… 4. Tiền thưởng, tiền khích lệ. 5. Tiền thưởng trong các lệnh truy nã hay thông báo tìm người mất tích…”. Rõ ràng, việc dùng “hoa hồng” với nghĩa “tiền” đã có từ tiếng Trung, sau mới ảnh hưởng sang tiếng Việt.

Điều đáng chú ý là 花紅 trong tiếng Trung được dùng để chỉ một loại cây có tên khoa học là Malus Asiatica (không có tên tiếng Việt). Đây là một loại cây thuộc chi hải đường, họ hoa hồng. Mang tiếng là họ hoa hồng nhưng hoa của cây này khác biệt hoàn toàn với hình ảnh hoa hồng mà chúng ta thường biết đến.

Theo lời kể của một số người Trung Hoa thì ngày xưa người ta thường dùng (hoa hoặc quả?) loài cây này làm quà cưới, vì nó có màu đỏ (hồng, 紅) tượng trưng cho may mắn, hạnh phúc theo quan điểm của họ. Đó cũng chính là nguyên nhân mà về sau 花紅 được mở rộng nghĩa thành “tiền thưởng”, sang tiếng Việt thành tiền trả công cho môi giới. Một ý kiến khác cho rằng “hoa” (花) còn có nghĩa là “gửi”, và “hoa hồng” (花紅 ) được hiểu thuần là “gửi màu đỏ”, hay “gửi may mắn”, do đó dùng để chỉ tiền thưởng. Tuy nhiên thuyết này không có cơ sở vì chúng tôi không tìm thấy tư liệu nào ghi nhận “hoa” (花) với nghĩa là “gửi” cả, nghĩa động từ của “hoa” nếu có thì chỉ là “tiêu phí” mà thôi.

Cũng nói thêm là các từ điển tiếng Việt xưa chỉ ghi nhận “hoa hồng” với nghĩa “tiền môi giới” chứ không ghi nhận như tên một loài hoa. Thật vậy, Việt Nam tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức giảng: “Hoa hồng: Tiền cho người đứng mối lái trong việc buôn bán”. Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức cũng giải thích: “Hoa hồng: Tiền bách phân (phần trăm) chịu cho người đứng giữa trong việc mua bán”. Cả hai tư liệu đều không ghi nhận “hoa hồng” như một loài hoa, chứng tỏ nghĩa này về sau mới xuất hiện.

Tóm lại, “hoa hồng” vốn là tên một loại cây thuộc họ hải đường, xưa thường được người Trung dùng làm quà cưới vì mang màu đỏ, tượng trưng cho may mắn, hạnh phúc. Từ đó, người ta mở rộng ra, dùng “hoa hồng” để chỉ tiền thưởng. Nghĩa này ảnh hưởng lên tiếng Việt nên người Việt bắt đầu dùng “hoa hồng” để chỉ phí môi giới, sau hẳn do thấy “hoa” là bông hoa và “hồng” là màu đỏ nên đã đem từ này đặt cho tên một loài cây khác.

Ngắm nhìn lại các ngôi trường danh tiếng Sài Gòn một thuở

Trường tiểu học Nữ sinh Pháp, trường Petrus Ký, Trung học Pháp - Hoa... ở Sài Gòn thập niên 1920 là tiền thân của các ngôi trường danh tiếng TP...

Dinh Gia Long – Nét kiến trúc hoa mỹ của Sài Gòn xưa

Trong lịch sử tồn tại, Dinh Gia Long đã rất nhiều lần đổi chủ, được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như bảo tàng, dinh thống đốc, dinh...

Vài nét kiến trúc Hà Nội nửa đầu thế kỷ 20

Hà Nội hôm nay đã thay đổi diện mạo, nhiều con đường mới và công trình mới được xây dựng. Nhưng cũng từng có một Hà Nội rất khác trong...

Tên cướp ngụy trang khét tiếng nước Mỹ

Sau 15 năm gây án ở 28 ngân hàng, bộ đôi 'Những tên cướp mặc áo khoác dài' sa lưới vì một lần chạy quá tốc độ. Ngày 13/11/1991, hai...

Chợ Cần Thơ – khu chợ cổ nổi tiếng miền Tây Nam Bộ

Được xây dựng khoảng năm 1915, cùng thời với chợ Bến Thành và chợ Bình Tây, chợ Cần Thơ từng là một trung tâm thương mại quan trọng bậc nhất...

Xứ Đàng Trong thế kỷ 17 – Phần 3 – Tính tình, văn hóa và tục lệ

Về màu da thì người Đàng Trong không khác người Tàu, tất cả đều có sắc xám xanh 1, nếu là người ở ven biển, còn những người khác từ...

Thuyền nhân vượt biển sau biến cố 1975

Sự kiện người dân vượt biển ra đi sau biến cố năm 1975 được coi là một cuộc di dân lớn, cũng là sự kiện đau thương đầy máu và...

Tờ Tiền 100 USD In Hình Chân Dung Ai?

Một số người đoán có lẽ đó là một vị Tổng thống nào đó của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ (!) Nhiều người Việt rất “mê” tờ 100 đô-la của...

Người Nam hay nói rút gọn

1. Người Nam hay nói rút gọn. Trong giao tiếp hằng ngày, thay vì nói “chút xíu” người ta thường nói “xíu”: – Xong chưa? – Xíu nữa. – Đau...

Thượng/ Thướng và Hạ/ Há

Thơ Đường hay có những câu như:  “Cố nhân Tây từ Hoàng hạc lâu Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu...” hay “Dục cùng thiên lý mục Cánh thướng nhất...

Ngộ nhận về bốn chữ “anh hùng áo vải”

Trước nay, chúng ta rất thường nghe câu “Anh hùng áo vải”, và đặc biệt thường dùng khi viết về Lê Thái Tổ hoặc Nguyễn Huệ. Có một ngộ nhận...

Trường Nữ sinh Đồng Khánh ở Hà Nội xưa

Thành lập năm 1917, trường nữ sinh Đồng Khánh là một trong các cơ sở giáo dục lâu đời nhất của Hà Nội và Việt Nam. Cùng xem những hình...

Exit mobile version