Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao lại nói là “ngàn thu”?

Từ “ngàn thu” ở đây vốn bắt nguồn từ “thiên thu” trong tiếng Hán (“thiên” (千) nghĩa là “một ngàn”). Ở đây, mùa thu được dùng để tượng trưng cho một năm, mà “thiên thu” chính là “ngàn năm” và vì thế mới dùng để chỉ sự lâu dài, vĩnh viễn. Bên cạnh “thiên thu” ta còn có “ba thu” để chỉ “ba năm” như trong Truyện Kiều: “Sầu đong càng lắc càng đầy – Ba thu dọn lại một ngày dài ghê”.

Có ý kiến cho rằng nói “thiên thu” mà không phải “thiên xuân”, “thiên hạ” hay “thiên đông” là vì mùa thu lá cây rụng, biểu hiện sự tuần hoàn của một năm. Tuy nhiên điều này khó thuyết phục vì mùa nào trong bốn mùa cũng có những nét biểu hiện sự tuần hoàn của năm cả: mùa đông tuyết rơi, mùa xuân cây đâm chồi nảy lộc…

Theo học giả An Chi thì việc dùng mùa thu để chỉ năm ở đây là do vào thời xưa tại Trung Quốc, mùa thu là mùa các hoạt động xã hội nói chung, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp dần đến chỗ kết thúc rồi ngưng hẳn trong mùa đông giá lạnh. Điều này được ghi nhận rất rõ trong sách Lịch sử thế giới cổ đại của Chiêm Tế như sau: “Đến mùa dế kêu (mùa thu – TVGĐ), đàn ông bận gặt vụ thu, làm sân đập lúa, cắt lúa, nộp một phần thóc cho quý tộc…”.

Hẳn vì điều này mùa thu đã đi vào thi ca như khoảng thời gian kết thúc của năm và từ đó trở thành tượng trưng cho một năm.

Tết xưa của người Việt

Một cái Tết nữa sắp đến. Trẻ con vẫn háo hức vì đứa nào đứa ấy đều chờ đợi để được diện quần áo mới, được lì xì. Còn những...

Trong tiệm nước người Hoa

Mỗi lần anh tôi lên Sài Gòn đều rủ tôi đi ăn sáng tại tiệm Tân Sinh Hoạt. Có món gì ngon ở đó? Anh chỉ thích ngồi nhớ lại...

Mất bao lâu để rác thải nhựa có thể phân hủy?

Chúng ta thường nghĩ các loại rác thải sau khi bị vứt đi sẽ vào các khu xử lý rác, thiệt ra thì một phần lớn chúng sẽ đến những...

Bánh Ướt – Bánh Mướt

Sau bài “Bánh cuốn Sài Gòn”, tôi đã có ước hẹn với độc giả sẽ viết về Bánh Ướt. Hai thứ bánh này, tuy “hai mà một”, hay thiệt ra...

Bệnh sĩ của nhiều người Việt: Mua iPhone, ăn mỳ tôm trừ bữa

Bạn bè đứa nào cũng iPhone, mình lạch cạch mấy con dế lởm thì nhục lắm, dù có phải ăn mỳ tôm trừ bữa cũng phải cố sắm một cái....

Họ Hoàng – Huỳnh có phải là một?

Tôi đã đọc mục Chuyện Đông chuyện Tây của Kiến thức ngày nay, số 142 và có ý kiến như sau: Tôi nhất trí về cơ bản với lời giải...

Những con đường học trò của Sài Gòn ngày xưa

Trong muôn vàn nỗi nhớ rong rêu xưa cũ về Sài Gòn, có một miền nhớ thiết tha tôi dành cho những con đường Sài Gòn rợp bóng me xanh....

Câu ‘Nam Mô A Di Đà Phật’ rốt cuộc có ý nghĩa như thế nào?

“Nam Mô A Di Đà Phật” là câu niệm Phật hiệu phổ biến nhất, được nhiều người sử dụng nhất, xuất hiện khắp nơi trong cuộc sống, phim ảnh, truyền...

Ăn “mày” là gì? “mày” có phải là đồ ăn?

Trong giới nghệ sĩ sân khấu (cải lương, kịch nói, ca nhạc), có một điều kiêng kỵ bất thành văn là nghệ sĩ không bao giờ cho tiền người ăn...

Quốc Hoa Trên Thế Giới

Quốc hoa là hoa biểu tượng của quốc gia. Không phải quốc gia nào cũng có hoa biểu tượng. Mãi đến năm 1986 tổng thống Reagan của Hoa Kỳ mới...

Chửi thề, văng tục !

Ngày nay hầu như nước nào cũng biết tổ chức lễ tuyên thệ. Giơ tay, mở miệng thề. Tổng thống thề lèo lái con thuyền quốc gia tới bến vinh...

Kỹ nghệ nước mắm ở Đông Dương (1/7) – Phần mở đầu

Theo yêu cầu của chính quyền sở tại, Viện Pasteur Sài Gòn từ năm 1914 đã tiến hành nghiên cứu sản phẩm này để đưa ra một định nghĩa khoa...

Exit mobile version