Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao nói “Không nhận một xu”?

Câu chuyện được trích từ điển cố Trung Hoa: “Không nhận một xu”, người đời sau dùng câu nói này để chỉ những vị quan thanh liêm.

Đặng Du (năm 326 thế kỷ thứ III), tự Bá Đạo, là người Tương Lăng ở Bình Dương triều Tấn. Ông làm Thái thú ở Nhã Nam và Hà Đông dưới thời Tây Tấn. Những năm cuối thời Tây Tấn, Thạch Lặc (sinh năm 274 – mất ngày 17 tháng 8 năm 333) đã đánh chiếm được thành Lạc Dương, Đặng Du bị bắt làm tù binh. Thạch Lặc vì đánh giá cao tài văn chương của ông, nên đã không giết Đặng Du, mà còn để ông tham gia vào quân đội của họ.

Mỗi lần xuất hành, Thạch Lặc đều yêu cầu Đặng Du đi cùng. Thạch Lặc nghiêm cấm thắp lửa vào ban đêm, người nào vi phạm sẽ bị xử tử. Một lần, chiếc xe của người Hồ ở bên cạnh Đặng Du bị cháy rụi trong đêm, lúc thẩm vấn, người Hồ đã vu oan hãm hại Đặng Du, nói rằng ông là người gây ra đám cháy. Đặng Du không tranh biện với họ, và trả lời rằng: “Làm điều ác với người già, gây ra hỏa hoạn mà bỏ chạy, quả là tội đáng muôn chết”. Thạch Lặc nghe xong xá tội cho Đặng Du. Sau sự việc này, người Hồ rất lấy làm cảm động, chủ động tìm đến Thạch Lặc tạ tội, vì thế mà người Hồ ai nấy đều kính trọng ông mà không một lời trách móc.

How to Cancel a Check: 10 Steps (with Pictures) - wikiHow

Khi Thạch Lặc đi qua Tứ Thủy, Đặng Du tìm cơ hội đưa vợ chạy trốn, nhưng trên đường gặp phải cường đạo, cướp sạch bò ngựa mà họ mang theo, cho nên họ đành phải đi bộ. Đặng Du bất đắc dĩ phải bỏ lại người con trai, chỉ đưa được vợ và cháu trai đi lưu vong.

Sau này, Đặng Du vì được bạn tiến cử mà được triều đình trọng dụng. Tấn Nguyên Đế phong cho Đặng Du làm Thứ tử của Thái tử, sau lại được bổ nhiệm làm Thái thú quận Ngô. Đặng Du tự mình chuẩn bị lương thực mang theo đi nhậm chức, nhất định không nhận bổng lộc, chỉ uống nước của quận Ngô mà thôi. Khi đó, quận Ngô đang mất mùa, Đặng Du dâng thư xin triều đình cứu tế, nhưng không nhận được phúc đáp của triều đình. Không thể để dân chúng chết đói, ông tự mình mở kho lương phát chẩn. Có người đã vạch tội Đặng Du tự ý phát lương thực, nhưng triều đình nhanh chóng miễn tội cho ông.

Trong thời gian Đặng Du đảm nhiệm chức Thái thú quận Ngô, ông làm quan thanh minh được bách tính yêu quý, có thể nói rằng ông là vị Thái thú tốt của thời kỳ Trung Hưng Đông Tấn. Sau này, do bệnh trọng nên ông đã từ chức quan Thái thú, mặc dù tiền bạc trong ngân khố của phủ quận lên tới hàng trăm vạn, nhưng ông không hề mang đi dù chỉ một đồng, nhất định “không nhận một đồng”. Khi Đặng Du rời khỏi quận Ngô, dân chúng hàng ngàn người nắm lấy thuyền ông mà không buông, không muốn để ông đi. Đặng Du đành phải nán lại, đợi đến nửa đêm mới lặng lẽ rời đi.

Người đất Ngô ca tụng ông: “Đãn như đả ngũ cổ, kê minh thiên dục thự. Đặng hầu vãn bất lưu, tạ lệnh thôi bất khứ” (Nghĩa là: Rầm rầm như năm trống đánh, tiếng gà gáy gọi trời mau sáng. Đặng hầu mời ở lại không được, tạ ơn lệnh quan chúng dân không giữ).

“Không nhận một xu” có nguồn gốc từ đây mà ra, người đời sau dùng cụm từ này để miêu tả một vị quan thanh liêm.

Người làm quan mà có thể thanh liêm như vậy, cốt bởi tâm của người đó chính trực, thông tỏ Thiên lý. Tâm của bách tính chính như một chiếc cân, tự nhiên cân ra được ai tốt ai xấu. Đặng Du là hình mẫu tiêu biểu của một vị quan thanh liêm, được ca tụng muôn đời.

Anh Kỳ

Theo: Epochtimes

Tài liệu tham khảo: 

Tam Quốc Diễn Nghĩa – truyện anh hùng thời cổ Trung Quốc

” Tam quốc diễn nghĩa” được viết ra trong bối cảnh nào? Tam quốc diễn nghĩa ra đời vào cuối thế kỷ 14 Công Nguyên, đến nay đã có hơn...

Hoàn cảnh sáng tác “Mưa Rừng”, “Lạnh Trọn Đêm Mưa” và câu chuyện tình buồn của người nghệ sĩ

Khán giả yêu nhạc vàng có lẽ không ai là không biết bài hát “Mưa Rừng” nổi tiếng với giai điệu và lời hát nỉ non tâm sự: Mưa rừng...

Chân dung vua Quang Trung qua các sách lịch sử Việt

Hầu hết tài liệu về thời Tây Sơn đã bị hủy hoại sau khi nhà Nguyễn giành chính quyền, nhưng những ghi chép về vua Quang Trung vẫn còn nằm...

Tư tưởng cải cách qua tờ sớ của một viên quan năm 1841

Suốt thời kỳ phong kiến, đã có biết bao trí thức tiến bộ, gồm các quan lại, văn thân, sĩ phu giàu lòng yêu nước, thương dân, có tinh thần...

Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Trúc Phương tên thật là Nguyễn Thiện Lộc, sinh tại xã Mỹ Hoà, quận Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh (Vĩnh Bình), một xứ chùa tháp ở hạ lưu sông Cửu...

Sài Gòn thời giãn cách qua tranh

Khu Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn thưa vắng, hồ Con Rùa bị chăng dây... được phác họa qua các tác phẩm của Lê Sa Long. Ảnh minh họa Họa...

Còn nhớ ghẻ ngứa năm nào?

Cơn dịch ghẻ ngứa trở thành một hiện tượng kỳ lạ chưa từng thấy trong lịch sử Sài Gòn. Anh ngứa, em ngứa, bố mẹ cùng ngứa, bạn bè cùng...

Bức thư 66 chữ và niềm kiêu hãnh của Nam Phương Hoàng hậu

Dù đau khổ vì chồng trăng hoa, Nam Phương không một lời oán thán, bà chọn gửi lời cảm ơn. Chỉ vài lời dung dị, tinh tế nhưng cũng đủ...

Bánh tét ngày Tết

Bánh tét là một nét văn hóa người miền Nam mà hễ bất cứ nơi đâu, trên mâm cỗ ngày Tết hay mâm cơm cúng ông bà, người ta thấy sự...

Ông vua tuyển vợ đặc biệt nhất lịch sử phong kiến Việt Nam

Trong số các vua nhà Nguyễn, vua Thành Thái là một trong những hoàng đế có nhiều vợ con.  Chân dung vua Thành Thái. Trong lịch sử phong kiến Việt...

Huyền thoại về “nguồn gốc Trung Hoa” của người Việt!

Nghiên cứu mới nhất công bố trên Science và lời Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi còn là một lời nhắc nhở cho những ai còn ảo tưởng rằng...

Lê Thánh Tông – vị Hoàng đế mở cõi

Cái mà chúng ta có thể học từ sự nghiệp lẫy lừng trong cuộc mở nước của Hoàng Đế Lê Thánh Tông chính là trong bối cảnh còn nhiều nguy...

Exit mobile version