Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao nơi làm việc của quan lại được gọi là ‘nha môn’

Trong các tiểu thuyết hay các bộ phim cổ trang thường có những tình tiết dân chúng đến nha môn để khiếu kiện. Vậy vì sao phủ quan, nơi làm việc của quan lại chính quyền thời xưa lại được gọi là “nha môn”? Cách nói này từ đâu mà ra?

Quan lại thời xưa. (Ảnh qua hinhanhvietnam.com)

Thời cổ, mọi người đều gọi phủ quan là “nha môn”. Phủ quan, nha môn là nơi làm việc của quan lại thời xưa. Trong “Quảng vận” viết: “Nha, nha phủ dã”, ý nói nha cũng chính là nha phủ. Nha phủ chính là công sở. Trong “Nam bộ tân thư. Canh”, thời nhà Tống viết: “Công môn vi nha môn” , ý nói công môn, công sở là nha môn. Chữ nha nguyên ban đầu là “牙” – có nghĩa là răng, ngà. Ngày nay người ta thay chữ nha (“牙”)  bằng chữ nha “衙” – có nghĩa là sở quan.

Sở dĩ thời xưa người ta dùng chữ nha là bởi vì mãnh thú có răng nanh rất sắc và nhọn. Người ta bèn dùng răng nanh tượng trưng cho sức mạnh. Vì để phòng thủ và thể hiện rõ địa vị, sức mạnh của mình, Quân Vương thường đem nanh vuốt của mãnh thú đặt tại nơi làm việc hoặc chỗ chỉ huy của mình.

Về sau, bởi vì làm như vậy có chút phiền phức, họ liền dùng gỗ khắc hoạ răng thú và đặt hai bên doanh môn, phía ngoài quân doanh để trang trí, đó chính là “nha môn”. Như vậy có thể thấy, thời cổ “nha môn” là từ dùng trong quân sự, là biệt xưng của môn doanh quân lữ, không phải dùng để chỉ nơi làm việc chung của quan lại. Và ý nghĩa chính là để tượng trưng cho sức mạnh.

Trong “Hậu Hán Thư – Tập giải” có ghi: “Vũ Đế chinh tứ di, hữu tiền hậu tả hữu tướng quân, vi quốc trảo nha.” tức là, Vũ Đế chinh phạt tứ di, có tướng quân tiền hậu tả hữu, là nanh vuốt của đất nước.

Từ đó có thể thấy, Quân Vương thời cổ rất coi trọng tướng lĩnh có năng lực hơn người, xem họ là cánh tay trái cánh tay phải, đồng thời để họ nắm giữ quân sự quốc gia. Những tướng lĩnh này được coi là nanh vuốt của quốc quân, giống như răng nanh của mãnh thú, là người có sức mạnh bảo vệ đất nước. Đất nước không có người tài, tướng lĩnh giỏi thì cũng giống như mãnh thú không có nanh vuốt, không còn sức mạnh vô địch nữa.

Cảnh xử án thời xưa. (Ảnh qua hinhanhvietnam.com)

Còn việc nha môn bị biến đổi chữ từ lúc nào, đồng thời lại là từ chỉ phủ quan thì không có ghi chép lịch sử rõ ràng. Nhưng theo các nhà sử học nghiên cứu, sự thay đổi này xảy ra muộn nhất là vào thời nhà Đường.

Theo Phong Diễn đời Đường ghi trong “Phong thị văn kiến”: “Cận tục thượng võ, thị dĩ thông hô công phủ vi công nha, phủ môn vi nha môn, tự sảo ngoa biến chuyển nhi vi nha dã.” tức là, tập tục gần đây gọi công phủ là “công nha”, phủ môn là “nha môn”, chữ nha “牙” – răng biến chuyển sai thành chữ nha “衙” – sở quan.

Chu Mật đời nhà Tống cũng viết trong “Tề đông dã ngữ” rằng: “Cận thế trọng võ, thông vị Thứ sử trị sở viết nha ….. lí ngữ ngộ chuyển vi nha.”, gần đây trọng võ, thông gọi chỗ làm việc của Thứ sử là nha “牙” ….. dân gian nhầm chuyển là nha “衙”.”

Từ “nha môn” từ triều Đường trở về sau được lưu hành rộng rãi. Đến sau thời Bắc Tống, người ta dường như chỉ biết đến từ nha môn (” 衙门”), mà không biết nha môn (“牙门”). Đồng thời, người ta cũng ít để ý đến nguồn gốc và ý nghĩa của nó nữa.

An Hòa (dịch và t/h)

Sự tích chiếc khăn tang

Chúng ta đã nhiều lần dự các đám ma của người thân bạn bè hoặc chịu tang Ông Bà cha mẹ anh chị em họ hàng, hình ảnh chiếc khăn...

Điều cần biết về thuật ngữ Giao hưởng (Symphony) trong nhạc cổ điển

Thuật ngữ “giao hưởng” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “cùng nhau phát ra âm thanh”. Ý nghĩa này của thuật ngữ “giao hưởng” đã trải qua...

Tìm lại biên giới cổ của nước Việt: bằng cổ sử, triết học, di tích và hệ thống ADN

Chúng tôi xin giới thiệu với độc giả Việt-Nam bài diễn văn của Giáo-sư Trần Đại-Sỹ đọc trong dịp khai giảng niên khóa 1991-1992 tại Viện Pháp-Á (Institut Franco-Asiatique viết tắt...

50 logo của các thương hiệu nổi tiếng ngày ấy và bây giờ

Tất cả mọi thứ đều thay đổi theo thời gian và những doanh nghiệp cũng không ngoại lệ. Ngoài cải tiến chất lượng sản phẩm, ngay cả logo của các...

Bố mẹ chúng ta khổ như thế nào?

“Mẹ ơi, hai hôm nữa là đến hạn nộp học phí của con rồi ạ.” “Ừ… ừ mẹ biết rồi, đợi mẹ đi hỏi thêm vài người nữa.” Vài câu...

Tòa tháp xưa độc đáo bị lãng quên của Sài Gòn

Rất ít người biết đến sự tồn tại của tòa tháp xưa này, dù công trình chỉ nằm cách hồ Con Rùa nổi tiếng khoảng 100m. Trong khuôn viên Tổng...

Loạt ảnh Vũng Tàu năm 1967 của cựu sĩ quan Mỹ

Bến cá Bãi Trước, cảnh nhộn nhịp ở chợ, vẻ hồn nhiên của trẻ em… là loạt ảnh đời thường chân thực ở Vũng Tàu năm 1967 của cựu sĩ...

Những điều thú vị về cầu Ba Cẳng ở Sài Gòn xưa

Không chỉ có hình dáng lạ lùng, cầu Ba Cẳng còn gắn liền với những câu chuyện về giang hồ Sài Gòn trước 1975. Tọa lạc ở góc đường Bãi...

“Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ” trong nỗi niềm sâu thẳm của Trịnh Công Sơn

Nhạc Trịnh nổi lên như một hiện tượng âm nhạc những năm cuối của thập niên 1960. Đã có thời gian khi còn là học trò, tôi thường viết lan...

Hồ Xuân Hương đi buôn (1807-1811)

Trong bài tựa Lưu Hương Ký, Tốn Phong viết: " Từ đó (sau lần đến thăm xuân 1807) có những lúc tôi phải vào Nam, ra Bắc, không thể cùng...

Giải Kim Khánh trước năm 1975 tại Sài Gòn

Vào thời Đệ nhất Cộng Hòa ở miền Nam (khoảng đầu thập kỷ 60 thế kỷ trước), ký giả Trần Tấn Quốc chủ nhiệm báo Tiếng Dội (sau tái bản...

10 cách bảo quản thức ăn không bị ôi thiu trong mùa hè

Mùa hè là mùa nóng, oi bức chính vì thế các thức ăn trong nhà bạn rất nhanh bị ôi thiu và hư hỏng nặng. Đáng Nhớ sẽ mách cho...

Exit mobile version