Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao thời xưa con gái bị gọi là ‘nha đầu’?

Trong một số truyện cổ, ta thường bắt gặp cách xưng hô với con gái là “Nha đầu”, hai chữ “Nha đầu” này từ đâu mà có?

Trong một số truyện cổ hay phim cổ trang, ta thường bắt gặp cách xưng hô với con gái là “Nha đầu”, thậm chí ngày nay một số khu vực người Hoa sinh sống vẫn dùng cách xưng hô này. Như trong hồi thứ 15 Hồng Lâu Mộng có đoạn viết: “Nghe như đằng kia có tiếng vợ gọi: ‘Nha đầu 2, đến đây!’ Nha đầu đó vội vàng chạy tới làm rơi cả guồng quay tơ”. Hai chữ “Nha đầu” này từ đâu mà có?

Ban đầu, “Nha đầu” không được dùng để gọi con gái, mà dùng để chỉ những đứa trẻ cắt đầu ba chỏm, giống chữ Nha (丫) trong tiếng Trung. Thời đó, không chỉ con gái búi tóc hai bên, mà con trai cũng thế, tất cả đều búi lên thành 2 búi trên đầu trông như hai cái sừng. Thời xưa gọi đây là “Tổng giác”, sau đó được dùng để chỉ những chàng trai chưa trưởng thành.

Con gái thời xưa sau khi làm lễ cài trâm xong thì sẽ nuôi tóc dài. Các cô gái thường búi trên đầu hai búi tóc hai bên, tạo thành hình như hình chữ Nha (丫) trong tiếng Trung, cũng vì thế mà gọi con gái là “Nha đầu”. Đời Đường đã có những vần thơ về những thiếu nữ 13, 14 tuổi với hai búi tóc trên đầu cùng nhiều trang phụ kiện cài tóc, họ cùng nhau đón những cơn gió xuân nhẹ nhàng thổi tới.

Các cô gái ngày xưa búi tóc hai bên (ảnh chụp màn hình phim “Vì bạn mà đến).

“Nha đầu” không chỉ là từ dùng để chỉ người con gái. Thời xưa, những người hầu gái thường búi tóc hình chữ Nha trong tiếng Trung, nên bị gọi là “Nha đầu”. Theo tìm hiểu, ngay từ thời nhà Tống đã thịnh hành cách gọi này.

Ngoài ra, người hầu gái còn có cách gọi khác là “Nha hoàn”. Vì “Hoàn” có nghĩa là một kiểu tóc búi cao trên đầu, giống hình vòng tròn.

Bên cạnh đó, “Nha đầu” cũng là một cách bố mẹ gọi con gái, hoặc người lớn tuổi gọi cháu gái nhỏ tuổi. Còn có cách gọi khác là “Nha đầu nhỏ”, là chỉ những bé gái, có hàm ý khinh thường trong đó. Đôi khi, nó còn ám chỉ những cô gái bị “ế” thời xưa, vì về già họ sẽ được búi cao hai búi tóc trên đầu.

Theo Secret China
Quỳnh Chi biên dịch

Vì sao quả chuối lại mọc cong?

Đã bao giờ bạn thắc vì sao quả chuối lại mọc cong hướng lên trời chứ không trĩu xuống hướng mặt đất chưa? Tất cả đều có lý do hết...

Từ “Bến Xuân“ tới “Cô Láng Giềng“

Trong dòng nhạc tiền chiến, 2 ca khúc Bến xuân (của Văn Cao) và Cô láng giềng (của Hoàng Quý) chẳng có chút liên hệ. Tuy nhiên, hẳn ít ai...

Kỷ Niệm Với Song Ngọc – Hà Nội Ngày Tháng Cũ

Bài viết Song Ngọc, Dòng Nhạc Của Một Thời Để Nhớ của tôi vào Hè 2018. Khi viết bài nầy, chúng tôi đã gọi điện thoại trò chuyện và email...

Trần Mộng Tú, nhà thơ Việt đầu tiên vào sách giáo khoa Trung học Mỹ

Nếu quý vị mở cuốn sách giáo khoa dạy văn chương “Glencoe Literature” do nhà xuất bản McGraw Hill ấn hành, quý vị sẽ thấy một bài thơ của một...

Giải mã bài hát ‘huyền bí’ Bắc kim thang cà lang bí rợ

Trải qua thời gian dài, người lớn không còn kiên nhẫn để giải thích cho con trẻ hiểu về truyện cổ tích kia, thế nên bài đồng dao “bắc kim...

Tại sao lại gọi là Ngã tư Ga? Ngã tư Ga ở đâu?

Ngã tư Ga là 1 cái tên được người dân địa phương đặt cho có từ trước 1975,vì trước đây khu vực này có 1 đường ray xe lửa chạy...

Việt Nam thời thuộc địa qua loạt ảnh hiếm

Kinh thành Huế trầm mặc, ga tàu hỏa ở Mỹ Tho, khung cảnh kỳ vĩ ở Hòn Gai… là loạt ảnh về Việt Nam thời thuộc địa được in trong...

Ý nghĩa đích thực của bánh Chưng, bánh Dày

Chúng ta thường nghe nói về sự tích bánh chưng bánh dầy dựa theo Lĩnh Nam chích quái. Theo truyền thuyết “sau khi vua Hùng phá được giặc Ân, muốn...

Hình ảnh quý hiếm về Gò Công thập niên 1920

Kiến trúc tuyệt mỹ của Dinh Tỉnh trưởng, khu lăng mộ ông ngoại vua Tự Đức, nét cổ kính của chùa Đồng Sơn… là những hình ảnh tư liệu quý...

Mối thù của nhà Tây Sơn và vua Gia Long

Lời người viết: Mùa Vu lan năm Canh dần 2010, tự nhiên tôi nhận được nhiều email của thân hữu gởi đến – có ngày nhận hai ba cái –...

Khám phá Sài Gòn năm 1970 qua ảnh

Chùa Vĩnh Nghiêm đang được xây dựng, phụ nữ và trẻ em trong Thảo Cầm Viên, câu lạc bộ golf ở sân bay Tân Sơn Nhất… là loạt ảnh Sài...

Diện mạo thành Vinh một thế kỷ trước

Có lịch sử lâu đời, nhưng vì chiến tranh, thiên tai, thành phố Vinh hầu như không còn mấy di tích cũ. Qua nhiều nghiên cứu, ông Phạm Xuân Cần...

Exit mobile version