Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Xôi kinh nấu sử và sanh sôi nảy nở

Việt Nam tự điển của ông Lê Văn Đức, quyển hạ, phần II, ghi “Xôi kinh nấu sử”. Xin cho biết “xôi” đúng hay “sôi” mới đúng. Chữ “sôi” (hoặc “xôi”) này có liên quan gì đến chữ “sôi” trong “nước sôi”, chữ “sôi” trong “sanh sôi nảy nở” (mà từ điển Lê Văn Đức cũng ghi là “xôi”) và cả chữ “xôi” trong “xôi chè”?

Trước nhất xin nói về từ “sôi” trong “sanh sôi nảy nở” mà Việt-Nam tự-điển của Lê Văn Đức, quyển hạ, mục “sanh”, lại ghi là “xôi”, trong khi các quyển từ điển khác cũng như đại đa số những người viết đều ghi “sôi”. Không biết nhà biên soạn Việt-Nam tự-điển có quan tâm đến nguồn gốc hay không nhưng viết x- là hoàn toàn phù hợp với từ nguyên: “xôi” là một từ Việt gốc Hán bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ H có nghĩa là ra, phát ra, sanh ra, nhô lên, mà âm Hán Việt thông dụng hiện đại là xuất nhưng cũng còn có một âm nữa là “xuý”. (Xem Khang Hy tự điển.) Đây là một chữ thuộc thanh mẫu xuyên 穿 cho nên viết với x- thì chẳng có gì sai. Còn về mối quan hệ ôi ~ uy thì ta cũng có không ít cứ liệu: – chữ đôi 堆 hài bằng chuy 隹; – chữ 榱 vừa đọc suy vừa đọc thôi; – chữ 壘 vừa đọc lỗi vừa đọc luỹ; – chữ quỷ 鬼 hài thanh cho chữ côi 瑰; v.v.. Lại nói về mối tương ứng giữa thanh ngang (không dấu) và thanh sắc, thì đó cũng là một hiện tượng hoàn toàn bình thường: – (thể) thao = (thể) tháo; – chữ 供 vừa đọc cung vừa đọc cúng; – (thống) kê chính là kế 計 (trong “kế toán”), v.v..

Do đó xôi – xuý là hoàn toàn bình thường và viết “sanh xôi, theo chúng tôi, thì không sai.

Tuy nhiên, từ lâu và với đại đa số người viết thì “xôi” trong “sanh xôi nảy nở” đã bị s- của “sanh” đồng hoá về phụ âm đầu cho nên hiện nay, viết “sanh sôi” mới là bình thường còn “sanh xôi” thì lại có nhiều phần lạ lẫm, nếu không nói là kỳ quặc. Vì vậy cá nhân chúng tôi cũng muốn theo số đông mà viết với s- thành “sanh sôi” cho “đẹp đôi”. Huống chi, hiện nay “sôi” chỉ còn là một yếu tố phụ thuộc vào động từ “sanh sôi” chứ không còn (hoặc không hề) được dùng một cách độc lập. Chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh điều sau đây: sanh sôi dứt khoát không phải là một từ láy vì hai thành tố của nó đều có nghĩa riêng biệt và cụ thể.

Sôi (< xôi) trong “sanh sôi nảy nở” không có liên quan gì đến sôi trong “sôi kinh nấu sử” mà Việt-Nam tự-điển của Lê Văn Đức đã viết với x-. Thực ra, chẳng riêng gì quyển từ điển này mới viết như thế mà Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh-Tịnh Paulus Của, Dictionnaire annamite-français của J. F. M. Génibrel (mục “nấu”), Tự-điển Việt-Nam của Ban tu thư Khai Trí (tại mục “nấu”), Việt ngữ chánh tả tự vị của Lê Ngọc Trụ và Từ điển thành ngữ Việt Nam của Viện Ngôn ngữ học do Nguyễn Như Ý chủ biên (mục “nấu sử xôi kinh”) cũng viết “xôi”. Tự-điển Việt-Nam phổ-thông của Đào Văn Tập (mục “sôi kinh nấu sử”), Từ điển tiếng Việt do Văn Tân chủ biên (mục “nấu sử sôi kinh”) và Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân (mục “nấu sử, sôi kinh”) lại viết với s- thành “sôi”. Còn Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên thì chấp nhận cả hai cách nên đã ghi: “nấu sử sôi kinh. Cũng nói nấu sử xôi kinh”. Vậy đây là “xôi” hay “sôi”.

Xin bắt đầu bằng việc phân tích về mặt ngữ nghĩa. Trừ Từ điển thành ngữ Việt Nam, các quyển từ điển ghi chữ đang xét bằng x- và Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên đều có ghi nhận động từ xôi và giảng là nấu hoặc nấu bằng hơi nước. Riêng Việt ngữ chánh tả tự vị của Lê Ngọc Trụ còn chỉ rõ rằng xôi ~ thổi và do xuy 炊 có nghĩa là đun nấu mà ra. Ý kiến này hoàn toàn xác đáng. Nhưng chúng tôi còn muốn nói thêm rằng chữ xuy 炊 bộ hoả 火 mà Lê Ngọc Trụ nêu ra này, xét về từ nguyên, chỉ là một nghĩa phái sinh của chữ xuy là thổi, tức là chữ 吹 bộ khẩu 口. Động tác thổi (lửa) là một động tác thường thấy khi nấu nướng nên được xem là một khâu hoặc một dấu hiệu của quá trình đó. Vì vậy mà chính nó cũng còn có một cái nghĩa phái sinh theo hoán dụ là thổi nấu và vì vậy mà Khang Hy tự điển mới ghi: “吹 (…) đồng 炊 dã” nghĩa là “吹 (…) cũng là một với 炊 vậy”. Ở một số vùng của phương ngữ Bắc Bộ, thổi cơm có nghĩa là nấu cơm.

Vậy xôi ~ thổi ~ xuy 吹(炊). Nhưng mối tương ứng này chưa dừng lại ở đây vì xôi còn ~ sôi và thổi còn ~ sủi nữa. Thật vậy, sôi trong “nước sôi”, “sôi sục” chính là một biến thể của xôi trong “xôi kinh nấu sử” và đây là một điều hoàn toàn bình thường vì ngay trong hệ thống Hán-Việt thì có những chữ thuộc thanh mẫu xuyên 穿 cũng đã được phát âm với s-: chữ 充 đã đọc thành “sung” trong “sung sướng”, “sung mãn” mặc dù nó vốn là “xung”; chữ z từ lâu đã đọc thành “sất” mặc dù nó vốn là “xất”; v.v.. Còn sủi trong “sủi bọt” thì chính là một biến thể tiền kỳ của thổi (nước sủi = nước đã “thổi” bọt), biết rằng -ui là tiền thân của -ôi, nghĩa là cổ hơn như vẫn còn thấy được ở nhiều vùng thổ ngữ miền Bắc Trung Bộ, và cá biệt ở cả Nam Bộ nữa: túi = (đêm) tối; thúi = (hôi) thối; (trốc) cúi = (đầu) gối; tui = tôi (đại từ nhân xưng ngôi 1), v.v.. Về s ~ th thì ta có: (sôi) sục ~ thục = (chín); suy ł cũng đọc thôi; rồi hiện tượng thổ ngữ hiện nay, “cây súng” thành “cây thúng” hoặc cái thúng” thành “cái súng”, vv.. Còn chữ “xôi” trong “xôi chè” thì lại có liên quan về nguồn gốc với “sôi” trong “nước sôi” và “xôi” trong “xôi kinh nấu sử”: đó là kết quả của một sự thay đổi từ loại của từ sôi/xôi, có nghĩa là “nấu chín bằng hơi nước”, từ động từ thành danh từ (xôi là một món ăn bằng nếp nấu chín bằng hơi nước).

Về cách viết thì chúng tôi cho rằng chữ “xôi” trong “xôi kinh nấu sử”, vốn là cùng gốc với “sôi” trong “sôi sục” – là một chữ đã được tuyệt đối nhất trí viết với s- cho nên có thể thống nhất viết thành “sôi”. Còn chữ “xôi” trong “xôi chè” thì từ lâu đã thống nhất viết với “x” nên vẫn giữ nguyên như thế.

Tóm lại, xét về nguồn gốc thì liên quan đến chữ xuy 吹 là thổi, nấu (炊) tiếng Việt có một dãy điệp thức (doublets) sau đây: – sôi (trong sôi sục, sôi kinh nấu sử) – xôi (trong xôi chè) – thổi (trong gió thổi) – sủi (trong sủi bọt) – sùi (trong sùi bọt mép) – xì (trong xì hơi) – xi (= mạ, phủ mặt ngoài bằng một lớp kim loại mỏng). Bảy điệp thức này ra đời, theo một lý thuyết đã bắt đầu trở nên phổ biến, là do phương thức “biến âm cấu tạo từ”. Nhưng theo từ nguyên thì phương thức này thực chất chỉ là một sự phân công ngữ nghĩa cho các điệp thức xuất xứ từ một nguyên từ (étymon) chung mà thôi.

Những điều luật giáo hóa dưới triều đại nhà Lê

Trong lịch sử Việt Nam, triều đại nhà Lê (1533-1789) trị vì một thời gian khá dài, kéo dài 256 năm, bắt đầu từ khi tướng Nguyễn Kim lập tông...

Sự khác biệt giữa giáo dục miền Nam và giáo dục miền Bắc

Tôi vốn là người làm nghề nghiên cứu văn học.Trong cái nghề thuộc loại công tác tư tưởng này, những năm trước 1975, tôi chỉ được phép đọc các sách...

Sài Gòn năm 1963 qua ảnh của Anthony Larusso

Cùng khám phá những địa điểm nổi tiếng ở Sài Gòn năm 1963 qua loạt ảnh do cựu binh Mỹ Anthony Larusso thực hiện. Một góc đại lộ Nguyễn Huệ,...

5 điểm nhìn người để kết thâm giao

Con người có nhiều mặt, tự biết mình không dễ, muốn nhìn người lại càng khó thay. Các bậc trí giả từ xưa đến nay đều lưu lại cho chúng...

Dì ghẻ

Người ta đóng đinh vào người bà cái danh xưng "dì ghẻ", người ta lớn tiếng, ỉ ôi trước sự tham lam và dơ bẩn của bà. Nhưng thực chất...

Lý giải mới gây nhiều tranh cãi đằng sau tục lệ bó chân ở Trung Quốc xưa

Đó là quan niệm về vẻ đẹp hay sự khoái cảm của người xưa? Tục bó chân ở Trung Quốc gần như đã trở thành một nét truyền thống của phụ...

Chùa làng quê

Cùng với đình làng, ngôi chùa làng là biểu tượng của làng quê đã có từ ngàn xưa khi người Việt Nam bắt đầu dựng nước. Nếu đình là nơi...

Lịch sử Tây Ninh qua góc nhìn sử liệu

Kể từ khi địa danh Tây Ninh chính thức trở thành đơn vị hành chính cấp phủ vào năm 1836, đến nay Tây Ninh vừa tròn 180 tuổi. Bến xe...

Chùa Nôm – Trường tồn với thời gian

Tương truyền, xưa kia ở vị trí của chùa Nôm vốn có một am nhỏ nằm giữa rừng thông cổ thụ, sau này trở thành chùa. Vào năm 1680, chùa...

Vương quốc Phù Nam

Thông qua Trung Á vào thế kỷ II TCN, sứ bộ 張騫 Trương Khiên lần đầu tiên đã bắt đầu đặt mối quan hệ chính thức giữa Trung Quốc và phương Tây....

Hình ảnh trắng đen quý hiếm về đường phố Sài Gòn 1970

Trong chuyến đi Sài Gòn năm 1970,  Jerry Bosworth đã ghi lại những hình ảnh để đời ở thành phố này. Đường Trương Minh Giảng. Trên đường Trần Hưng Đạo....

Đại Lộ Charner cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 – Phần 1

Mỗi thành phố đều thường có một đại lộ xuyên trục dẫn đến trung tâm hay nằm trong trung tâm thành phố, nơi có nhiều cơ sở, công trình văn...

Exit mobile version