Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Thủy Hử

Image result for Thủy hử

Thủy Hử là một trong Tứ đại danh tác của nền văn học cổ điển Trung Quốc. Qua giọng văn sống động của tác phẩm, một trăm linh tám anh hùng Lương Sơn mỗi người một vẻ, một xuất thân, một tính cách, một cuộc đời hiện lên qua từng trang sách. Trong quá trình tụ nghĩa Lương Sơn, họ gặp quan tham thì chống, gặp ác bá thì trừng, đặt chữ “nghĩa” làm phương châm hành động. Lối hành động không câu nệ và tính cách hào sảng ấy nơi các nhân vật đã quyện xoắn những mẩu chuyện rời thành một thế giới võ lâm thu nhỏ, tạo cảm giác sảng khoái trong từng câu chữ.

“Văn chương Thủy Hử không “dệt gấm thêu hoa” như Tây Sương Ký, không “nhả ngọc phun châu” như Hồng Lâu Mộng mà là “nhạc trỗi chuông ngân”, hùng hồn, dồn dập. Văn chương Thủy Hử thì vẫn gần gũi với truyện kể dân gian. Tác phẩm Thủy Hử giữ được tính sống động của nhân vật trong ngôn ngữ gần gũi với đời sống hằng ngày, trong lối hành văn ít trang sức tô điểm.” – Giáo sư Lương Duy Thứ.

Bản in Thủy Hử năm 2018 chia 2 tập, bìa cứng, có bìa áo, bổ sung minh họa của Đới Đôn Bang. Ngoài ra, bản in lần này còn được biên tập, hiệu chỉnh lại một số chi tiết như tên họ, tên hiệu, chức danh, vũ khí; đồng thời có bảng danh sách các nhân vật nhằm phần nào hệ thống lại tuyến nhân vật vô cùng đồ sộ của tác phẩm.

Thông tin tác giả: Thi Nại Am (1296 – 1370)

Ông là nhà văn sống vào cuối đời Nguyên, đầu đời Minh, sống tại Hưng Hóa. Năm 1330, ông đỗ tiến sĩ rồi làm quan hai năm cho nhà Nguyên, song vì bất mãn triều đình ông từ quan thoái ẩn hưởng cảnh điền viên và dốc hết tâm lực cho việc sáng tác, trong đó Thủy Hử là tác phẩm tiêu biểu nhất. Trong cuộc đời mình, ông đã đóng góp nhiều tác phẩm có giá trị khác như Tùy Đường chí truyện, Tam toại bình yêu truyện…, góp phần làm nên đỉnh cao tiểu thuyết chương hồi Minh Thanh.

Thông tin dịch giả: Trần Tuấn Khải (1895 – 1983)

Ông là nhà thơ, nhà văn, dịch giả nổi tiếng với các bút danh Á Nam, Lâm Tuyền Khách… Xuất thân trong gia đình nhà Nho, từ nhỏ ông đã có duyên với nghiệp văn chương. Ông trở thành hiện tượng của làng thơ Việt với các tập thơ Duyên nợ phù sinh (1921), Bút quan hoài (1927). Sau khi di cư vào Nam năm 1954, ông tiếp tục viết báo, làm nghiên cứu và từ năm 1975 giữ chức cố vấn Hội Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh cho đến khi qua đời. Ngoài các tác phẩm thơ văn thì ông cũng để lại nhiều bản dịch tiểu thuyết Trung Quốc có giá trị như Thủy Hử (1925), Hồng lâu mộng (1934), Đông Chu liệt quốc (1934)…

Nên nhìn nhận vấn đề ly hôn như thế nào?

Nhiều cụ cao tuổi thường phàn nàn: Thời này bọn trẻ yêu nhau quá dễ dàng nên bỏ nhau cũng dễ. Ngược lại lớp trẻ lại cho rằng: Ngày xưa...

Thiên La Địa Võng nghĩa là gì?

“Thiên” là trời, “địa” là đất thì ai cũng hiểu. Nhưng còn “la” và “võng” thì sao? Liệu có thể đảo thành “thiên võng địa la” được không? Và “võng”...

Tên cướp ngụy trang khét tiếng nước Mỹ

Sau 15 năm gây án ở 28 ngân hàng, bộ đôi 'Những tên cướp mặc áo khoác dài' sa lưới vì một lần chạy quá tốc độ. Ngày 13/11/1991, hai...

Trạng Quỳnh – từ nhân vật lịch sử đến truyện kể dân gian

Làng Hoằng Lộc “san sát dấu hầu nền tướng, dòng trâm anh nối gót chen vai. Chan chan cửa Khổng sân Trình, nhà thi lễ liền tường giáp mái” là...

Cư xá của những nghệ sĩ danh tiếng tại Sài Gòn

Cư xá Chu Mạnh Trinh từng là nơi cư ngụ của những gia đình nghệ sĩ nổi tiếng nhất Sài Gòn: Năm Châu, Phạm Duy, Dương Thiệu Tước, Thẩm Thúy...

Tị nạn Trung Hoa tại Đại Việt và Champa cuối thời nhà Tống

Tháng 2/1276, thủ đô nhà Nam Tống tại Lâm An (tức Hàng Châu ngày nay) rơi vào tay quân Mông Cổ, và vị hòang đế cuối cùng của nhà Tống,...

Giai thoại về miếng thịt sống trong bát cơm cuối của tử tù Trung Quốc thời xưa

Có nhiều giai thoại liên quan đến việc hành hình tử tù Trung Quốc thời xưa như trong bữa cơm cuối cùng của họ thường có một miếng thịt sống...

Báo chí Sài Gòn thời xưa

Có tài liệu nói rằng, từ thời Minh Mạng, Việt kiều ở Thái Lan đã in một tạp chí xuất bản không định kỳ để thông tin những việc trong...

Sự hình thành Cải Lương – Phần 1

Hát bội, đờn ca tài tử và sự hình thành cải lương từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 Giới thiệu Bài này có mục đích trình...

Ảnh về “chợ đen” Sài Gòn trước 1975

Gọi là “chợ đen” vì hàng chục gian hàng nơi đây đều bán “hàng PX Mỹ” – được tuồn ra lén lút từ các cửa hàng PX (Post Exchange, hệ...

Mùa xuân ở trong rừng

Mặt trời tỏa những tia nắng ấm áp xua dần đi cái giá rét. Sắc xám trên bầu trời nhạt dần, nhường chỗ cho màu xanh và những áng mây...

Chữ “sĩ” trong ngành y ngày nay

Với bác sĩ, y sĩ thì chữ “sĩ” là điều rất quan trọng. Thế nhưng xã hội lại đang phải chứng kiến sự xuống cấp của cái “sĩ” trong ngành...

Exit mobile version