Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Cá lóc – Rau đắng đất

Ra giêng, tiết trời hừng đông còn se lạnh, một “anh Hai” của miền Tây Nam bộ thong thả dạo trên ruộng đồng. Bất chợt anh nhón chân khẽ kêu: “À… rau đắng đất, lâu gặp mày dữ hông!”. Từng chỗ, từng chỗ lan tỏa màu lá xanh non tơ, mượt mà bên gốc rạ. Tự nhiên mà sinh sôi nẩy nở giữa đồng khô, thử bứng lên mang về nhà trồng thì đỏng đảnh lụi tàn, đời rau đắng đất ưa thiên nhiên phóng khoáng là vậy.

Anh nôn nả quay về, chỉ gọn lỏn hai tiếng “Tát đìa!” rồi hú gọi thêm vài ông hàng xóm xắn tay áo lên vào việc. Đìa nhỏ mà sâu cạnh bờ thửa, gặp tháng nước kiệt thì đây quả là chỗ ẩn náu lý tưởng cho các loài cá đồng. Giật máy lô-le chạy xì khói rồi tập trung thùng thiếc tát vét đến cạn nước. Chủ gia luôn miệng nhắc mò sát tay, giỏ đụt nặng trịch cá lóc, trê… chuyển lên bờ liên tục.

Giao mấy đứa nhỏ vớt vát thêm cá rô, cá sặt… anh Hai chọn vài con cá lóc to kềnh vô bếp, làm sạch thả vào nồi cháo đang sôi, nêm nếm vừa miệng. Tổ rau đắng đất vừa hái về tươi roi rói, dĩa nước mắm dằm ớt hiểm cùng nồi cháo hấp dẫn bày ra tấm đệm trải mé hè cho mát rồi í ới gọi nhau vào cuộc.

(Ảnh minh họa: Yolo Travel)

Gắp cá ra dĩa, rau đắng đất sắp vào tô, múc cháo nóng xâm xấp, rắc chút hành, tiêu, gừng. Cháo thơm, cá ngọt, rau đắng đất có hậu đắng dìu dịu ở đầu lưỡi hòa quyện cùng nhau tạo nên hương vị khó tả. Chỉ ăn một tô đã toát mồ hôi sảng khoái. Dư vị thịt mỡ ngày tết như đã tan biến theo món cháo cá lóc rau đắng đất có lẽ được sáng tạo từ thời cha ông ta lặn lội khẩn hoang, khai phá…

Cũng là cháo cá lóc, dân miệt Bến Tre lại ưa thêm nước cốt dừa. Cá làm sạch, luộc chín gỡ lấy thịt ướp nước mắm, tiêu để riêng. Xương cá đun kỹ, lọc lấy nước nấu cháo. Gạo tẻ pha ít nước nấu nhừ, cho nước cốt vào rồi đến thịt cá, gia vị là xong. Ăn với rau cải, gừng thái chỉ, ngon miệng quên thôi!

Cá lóc nướng trui là món ăn dân dã khó quên của người dân đồng bằng sông Cửu Long. Lựa cá cỡ ký lô, đập đầu rồi dùng thanh tre vót nhọn xiên từ miệng tới đuôi. Cắm lụi tre cho cá chúc đầu xuống, lấy rơm khô phủ đều, châm lửa. Mùi rơm, mùi cá nướng thơm lừng theo gió.

Độ chừng rơm tàn âm ỉ, gỡ cá chín bốc hơi đặt lên tàu lá chuối, cạo tro bám bên ngoài. Dùng đũa rạch cá lộ bụng, ruột để rưới mỡ hành phi. Rau vườn có gì hái nấy: lá cách, cải trời, kèo nèo, rau răm, húng cây, dưa leo, khế chua, chuối chát… chấm nước mắm me dằm ớt; ăn với bún, bánh tráng kèm theo. Thường không thể thiếu chai rượu nếp chính hiệu Gò Công đưa cay. Bộ lòng cá đầy mỡ, bỏ đoạn ruột dưới, theo “truyền thống” được đặt mời vào chén người cao tuổi nhất trong chiếu rượu. Một sinh hoạt ăn uống bình dị mà đậm nét văn hóa, gần gũi với cộng đồng biết bao!

Nguyễn Kim

Lễ ba ngày (lễ tế ngu) tính từ sau khi mất hay sau khi chôn cất?

Tục này không thống nhất, có nơi tính ba ngày sau khi mất, có nơi tính ba ngày sau khi chôn. Xét trong điển lễ thì không có "lễ ba...

Giải thích ý nghĩa câu “Chó cắn áo rách”

Chó cắn áo rách nghĩa là người nghèo khó (áo rách). Còn bị xui rủi (bị chó cắn) - tương tự như câu đã nghèo còn gặp cái eo vậy...

Ảnh hiếm có khó tìm về Sài Gòn năm 1972

Năm bố con trên một chiếc Honda, đánh cờ caro trên vỉa hẻ, siêu xích lô chở trẻ em… là những hình ảnh thú vị về Sài Gòn năm 1972....

Tìm hiểu về kì thi Hương ở Thành Nam xưa

Trường thi Hương Nam Định hay trường thi Sơn Nam, là một trong 9 trường của cả nước, có từ thời Lê. Trường thi Sơn Nam vốn trước kia đặt...

Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp

Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp sinh ngày 01-01-1897, một tháng sau được Cha Giuse Sớm rửa tội ngày 02-02-1897 tại họ đạo Cồn Phước, nay thuộc ấp Mỹ Lợi, xã...

Ngoại hình ông già Noel thay đổi thế nào qua từng thời kỳ?

Thế kỷ 13 – 1200 Truyền thuyết về ông già Noel vốn bắt nguồn từ một vị thánh tên là Nicolas, sống ở thế kỷ thứ 4 trong một gia...

Ăn “mày” là gì? “mày” có phải là đồ ăn?

Trong giới nghệ sĩ sân khấu (cải lương, kịch nói, ca nhạc), có một điều kiêng kỵ bất thành văn là nghệ sĩ không bao giờ cho tiền người ăn...

Trang phục thời kỳ Hùng Vương – Phần 1

Dân tộc Việt có một quá khứ đáng tự hào và trân trọng, các vị vua Hùng chính là “linh hồn” kiến tạo nên giai đoạn lịch sử quan trọng...

Vì sao người ta chửi là “đồ quỷ Sa Tăng”?

Sa Tăng có công bảo vệ Đường Tam Tạng đi thỉnh kinh, cuối cùng đắc đạo và trở thành Kim thân La Hán. Vì cớ gì mà thỉnh thoảng vẫn...

Giải mã trọn bộ các hình tượng trên Cửu Đỉnh nhà Nguyễn

Các hình khắc trên Cửu Đỉnh nhà Nguyễn được coi là một cuộc triển lãm những tác phẩm mỹ thuật tuyệt vời, mang tính biểu tượng cho sự giàu đẹp...

Lê Lợi có phải là người Mường?

Đồng bào vùng Lam Sơn ngày nay vẫn thường gọi Lê Lợi là đạo Cham và Nguyễn Thận ở Mục Sơn là đạo Mục. Căn cứ vào những tài liệu...

“Xã Tắc” trong “Giang Sơn Xã Tắc” mang hàm ý gì?

Trong Giang Sơn Xã Tắc thì Giang Sơn có nghĩa là sông núi, vậy còn Xã Tắc có nghĩa là gì? Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh giảng...

Exit mobile version