Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Hủ tiếu gõ

Xe hủ tiếu gõ đã trở thành một nét văn hoá rất riêng khiến người ta nhớ đến một du lịch Sài Gòn tuy ồn ào cả ngày nhưng lại thật yên bình khi về đêm!

Chẳng ai nhớ rõ hủ tiếu gõ có từ bao giờ, nhưng những ai từng có thời gian sống ở Sài Gòn hẳn đã thường xuyên bắt gặp những chiếc xe hủ tiếu gõ trên các con phố vào mỗi buổi đêm, khi các quán ăn đều đã đóng cửa.

1. Những chiếc xe hủ tiếu gõ thô xơ, giản dị

Hủ tiếu gõ là một món ăn rất bình dân, thường được bán ở các lề đường, vỉa hè vào buổi tối và đêm muộn. Không hàng quán cầu kỳ, đó chỉ là một chiếc xe kéo nhỏ thô xơ, giản dị với chiếc tủ kính nhỏ đựng các loại nguyên liệu cho món hủ tiếu. Điểm đặc biệt trên chiếc xe đó là mỗi chiếc xe đều có một chiếc chuông nhỏ hoặc thanh sắt dùng để gõ tạo ra âm thanh “lóc cóc”. Những chiếc xe hủ tiếu gõ cứ thế len lỏi khắp các con đường, góc hẻm, qua những trường học hay khu xí nghiệp,.. cùng với tiếng “lóc cóc” đó. Đây cũng là lý do vì sao lại có tên là hủ tiếu gõ.

2. Sức hút của hủ tiếu gõ

Thành phần của tô hủ tiếu gõ cái gì cũng chỉ có “một chút”: một chút hủ tiếu, chút thịt heo thái mỏng, ít giá đỗ, ít hẹ, thêm miếng tóp mỡ thơm bùi và quan trọng nhất không thể thiếu đó là nước lèo. Nước được ninh từ xương heo và rau củ thật kỹ để tạo nên vị ngọt thơm hấp dẫn. Vì thế mà dù bát hủ tiếu chẳng được nhiều thịt, chẳng đầy ắp các loại nhân nhưng vẫn cứ khiến những ai đã ăn một lần là sẽ phải ăn thêm nhiều lần khác.

3. Vị khách của hủ tiếu gõ

Đa số các vị khách hàng là những người lao động nghèo, công nhân, sinh viên hay những người có thu nhập ít ỏi… Người ta lựa chọn hủ tiếu gõ bởi đây là một món ăn đơn giản, lại có giá rẻ. Chẳng biết có loại hủ tiếu nào rẻ hơn hủ tiếu gõ không nhỉ? Mỗi tô hủ tiếu chỉ có giá 10 ngàn, chỗ 15, chỗ 18 ngàn… nhưng vẫn đầy đủ hủ tiếu, rau, giá, thịt heo thái mỏng, bò viên, có chỗ còn cho thêm trứng cút và vài cục xí quách (xương heo).

Sau này, đối tượng ăn hủ tiếu gõ cũng nhiều hơn, không hẳn là những người nghèo nữa mà dần dần, người ta ăn hủ tiếu gõ vì muốn thử, ăn rồi thấy ngon, rồi quen, rồi ghiền lúc nào không hay. Trải qua nhiều thăng trầm, hủ tiếu gõ đến nay vẫn cứ là một món ăn rẻ được tầng lớp lao động, học sinh, sinh viên yêu thích. Hủ tiếu gõ đã trở thành một nét văn hoá rất riêng khiến người ta nhớ đến một Sài Gòn tuy ồn ào cả ngày nhưng lại thật yên bình khi về đêm!

Nguồn CHUDU24

Vua Duy Tân – Nước bẩn thì lấy máu mà rửa

Hoàng thái tử Vĩnh San là con thứ tám của Vua Thành Thái, lên ngôi năm 7 tuổi, lấy niên hiệu Duy Tân – có ý nghĩa là “Bạn của...

Không gian cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng – Một hướng tiếp cận mới

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng qua khảo cổ, qua hệ thống đền thờ ở Trung Quốc… Trong bài này xin được...

Nhạc sĩ Trường Sa, phận đời thứ hai và những tác phẩm mới

Có những câu hỏi, tôi tự đặt ra khi nghe xong một loạt những bản nhạc của nhạc sĩ Trường Sa. Là, hình như có một điều gì của đời...

Nhạc sĩ Lam Phương và chuyện cho đời ca khúc ‘Kiếp Nghèo’

Là anh cả trong gia đình nghèo khó ở Rạch Giá, Kiên Giang, từ nhỏ, nhạc sĩ Lam Phương đã thấm đẫm nỗi khổ. Gia đình ly tán khi cha...

Nhân vật chính trong bài hát “Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang”

Ca khúc Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang được nhạc sĩ Ngọc Chánh viết nhạc và Phạm Duy đặt lời để làm nhạc phim chính cho bộ phim cùng tên...

Người hạnh phúc không bận tâm điều gì?

Những người hạnh phúc thực sự duy trì tư duy tích cực ngay cả khi nhìn nhận về những điều tiêu cực trong cuộc sống. Điều khiến những người hạnh...

Húy của Vua Gia Long là Anh hay Ánh?

Hầu như người Việt Nam nào có bước chân tới trường, qua ngưỡng cửa Trung học (cấp 2) cũng ít nhiều biết được tên thật của vua Gia Long (1802-1819),...

Lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống có đúng không? có cần thiết không?

Đối với các cụ thì câu hỏi này thừa, vì "Nòi nào giống ấy","Cây nào quả ấy","Giỏ nhà ai quai nhà ấy","Con nhà công chẳng giống lông cũng giống cánh",...

Tiếng lóng và ngôn ngữ chợ búa trong tiếng Việt

Tiếng lóng (slang) là ngôn ngữ của các băng đảng, lưu manh côn đồ, cờ bạc, đĩ điếm, hoặc bọn du thủ du thực nói chuyện với nhau để không...

Con gái Đề Thám trở thành con nuôi của Paul Doumer

Bà Hoàng Thị Thế là con nuôi của Tổng thống Pháp Paul Doumer và người làm chứng ở đám cưới là thượng nghị sĩ toàn quyền các thuộc địa và...

Xã hội hoàng quyền xưa không cần có hiến pháp

Vì sao mãi đến tận cuối thế kỷ 18 thì bộ hiến pháp thành văn đầu tiên của nhân loại mới xuất hiện? Tại sao xã hội hoàng quyền phương...

Nhân vật Nguyễn Hoằng

Khi mới tập tành nghiên cứu, tôi chọn môt đề tài rồi đi tìm tư liệu. Dần dần tôi khám phá ra rằng có khi mất cả năm tìm kiếm...

Exit mobile version