Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nem Lai Vung – Đặc sản trứ danh đất Sen Hồng

Đồng Tháp thủ phủ của sen hồng, là vựa hoa nổi tiếng của vùng Miền Tây Nam bộ, và vô số những điểm du lịch say đắm lòng người. Không chỉ thế, thức ăn đặc sản của Đồng Tháp cũng khiến du khách đến và quên lối về.

Nhắc đến Đồng Tháp phải kể đến nem Lai Vung, một thức ăn chơi trở thành đặc sản làm quà mỗi khi có dịp ghé thăm vùng đất này. Nem Lai Vung tuy không phải là món truyền thống nhưng không biết từ khi nào đã đi vào câu ca dao dân ca được truyền tai nhau: 

Ai về Đồng Tháp mà xem

Lai vung con gái gói nem sắc bì

Không biết Nem Lai Vung có chính xác từ khi nào, chỉ nghe những cô, dì làm xưởng nem, bán nem dọc đoạn quốc lộ 1A từ Cần Thơ qua cầu Mỹ Thuận xuôi về Đồng Tháp kể rằng. Hồi trước năm 1975, có Bà Tư Mặn ở vùng Lai Vung chuyên nấu đám tiệc. Để phong phú cho co các bàn tiệc thì Tư Mặn có nghiên cứu, mày mò và làm những chiếc nem để ăn trong đám tiệc cho đỡ ngán. 

Có lẽ vì hương vị chua ngọt, ăn vừa miệng không ngấy, thêm chút cay nồng của tỏi, ớt xanh và tiêu nên cứ ăn là ghiền. Người dân quanh vùng thấy nguyên liệu dễ kiếm, dễ buôn bán nên học hỏi, rồi truyền nghề cho nhau đem bán rộng rãi. Sau này, Nem Lai Vung trở thành món ăn không chỉ ở đám tiệc mà còn trên bàn nhậu, hay món ăn vặt những ngày nắng, thậm chí những mùa nước nổi của những người dân vùng sông nước. 

Vì dễ ăn, hương vị đặc trưng dễ mang làm quà mà thương hiệu Nem Lai Vung tiếng lành đồn xa, ai xuôi về phương Nam, về vùng sông nước, đến đất Sen Hồng đồng Tháp là phải thử bằng được miếng nem chua ngọt, nồng đượm ấy.

Điểm tạo nên nét đặc biệt của Nem Lai Vung đó chính là phần nguyên liệu. Những ngườ lành nghề làm nem kể rằng, muốn nem ngon thì thịt phải tươi ngon. Thịt heo phải tươi, ngon nhất là phần thịt đùi. Vì phần này không quá mỡ, không quá khô, khi ủ nem sẽ có vị dai ngọt đặc trưng. 

Mỗi khi cắn miếng Nem Lai Vung, thường có phần sần sật, đó là bì hay còn gọi là da heo. Da heo phải làm sạch, sắt mỏng, trộn chung chung với phần thịt để ủ nem. Đây chính hai thành phần chính, tạo nên hương vị đặc trưng riêng của Nem Lai Vung

Gia vị khi trộn nem phải đầy đủ gồm hạt tiêu, đường, tỏi, lá chum ruột, ớt xanh, thiếu bất kỳ một vị sẽ không còn đặc trưng của Nem Lai Vung nữa. Tất cả trộn đều với phần thịt và bì kèm thêm một thịt cái lên men. Sau đó đem gói lại bằng nhiều lớp lá chuối tươi ủ trong vòng 3 ngày. 

Khi nem chín phải có màu hồng tươi. Khi chín, bóc nem sẽ có mùi thơm của lá chuối quyện với mùi tỏi, lá chùm ruột. Cắn miếng nem cảm nhận được vị thơm của tỏi và tiêu, vị chua, ngọt, bùi, dai hòa quyện với nhau rất khéo. Ăn một miếng lại muốn ăn thêm miếng nữa. 

Theo dòng thời gian, Nem Lai Vung đã trở thành thức ăn thường ngày, phổ biến của người dân Nam Bộ. Trong bất kỳ đám tiệc, nem như món ăn để chữa ngấy. Trên bàn nhậu, nem lại là món nhậu khó thể thiếu. Nem là món quà quê giản dị, đượm nồng mùi quê hương. 

Con đường nem Lai Vung trở thành món đặc sản trứ danh nó bình dị như chính nét tính cách chân phương của người Nam Bộ, không hòa lẫn đi đâu được. Ăn một miếng nem, chua cay mặn ngọt đủ vị giống như một người đã trải qua bao thăng trầm của cuộc đời.

Nhớ xe đạp mini Sài Gòn xưa

Khoảng những năm 1970-1980 là thời hoàng kim của xe đạp mini và kiểu áo dài mini. Thời ấy nữ sinh thường mặc áo dài trắng, tà hẹp và ngắn...

Tín ngưỡng Sùng bái con người của Văn hoá Việt

Trong con người có cái vật chất và cái tinh thần. Cái tinh thần trừu tượng, khó nắm bắt, nên người xưa đã thần thánh hóa nó thành khái niệm...

Chút suy nghĩ về chuyện “Cõng rắn cắn gà nhà” của Nguyễn Ánh – Gia Long

Người ta đã viện dẫn nhiều sự kiện lịch sử để chứng minh cho sự “thối nát” của triều Nguyễn, nổi bật nhất là việc Nguyễn Ánh – Gia Long...

Cách đâm hổ

Ý bài này cũng giống câu nói của Mạnh Tử: “Tuy hữu trí tuệ; bất như thừa thế; tuy hữu ti cơ, bất như đãi thời”. Nghĩa là tuy có...

Tổ tiên người Trung Quốc là ai, nếu không phải người Việt?

Từ những khảo cứu sai lầm và xuyên tạc sự thật, giới học giả Trung Quốc cho rằng người từ châu Phi tới Hoa lục làm nên cộng đồng Bách...

Trên dòng sông Sài Gòn: 1991- 1993

Ảnh do nhiếp ảnh gia người Đức Hans-Peter Grumpe thực hiện từ năm 1991 – 1993, được đăng tải trên trang web Hpgrumpe.d Từ sân thượng của khách sạn Caravelle...

Các đời chúa Nguyễn mở rộng lãnh thổ – P2: Cuộc di dân lịch sử

Sau khi chúa Nguyễn Hoàng mất, con trai thứ 6 là Nguyễn Phúc Nguyên lên thay và làm nên một cuộc di dân về phương Nam vô cùng ngoạn mục....

Bàn về giai thoại cột đồng Mã Viện

Trong cuốn Việt Nam sử lược, khi nói về cột đồng Mã Viện, tác gỉa Trần Trọng Kim chép: “Mã Viện đánh được Trưng Vương đem đất Giao Chỉ về...

Những hình ảnh lịch sử quý giá về chùa Báo Ân

Trên khu đất cạnh bờ hồ Hoàn Kiếm mà ngày nay là tòa nhà Bưu điện thành phố Hà Nội, từng tồn tại một trong những ngôi chùa đặc biệt...

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương: Chương 1 – Dùi Mài Kinh Sử – Lễ Khai Tâm

Khai = mở, Tâm = tim, tức là cái đức sáng Trời phú cho để biết phân biệt phải trái, thiện ác, cũng gọi là minh đức, trực giác hay lương tri. Khai tâm là...

Chân Chính là gì?

"Chân chính" là tiêu chuẩn phẩm đức và nhân cách làm người. ‘Làm người chân chính', 'hành xử chân chính', 'kinh doanh chân chính',v.v... Vậy "chân chính" rốt cuộc là...

Tem phiếu thời bao cấp – còn chút gì để nhớ

‘Phiếu thực phẩm’, ‘Tem vải’, ‘Phiếu bồi dưỡng người đẻ’… là kỷ niệm khó quên về thời bao cấp, thời mà nhiều mặt hàng thiết yếu của cuộc sống được...

Exit mobile version