Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Trứng thường và trứng vịt lộn loại nào bổ hơn?

Trứng thường và trứng vịt lộn đều là những loại thực phẩm quen thuộc và phổ biến trong đời sống hằng ngày. Mặc dù đều là trứng nhưng hàm lượng dinh dưỡng trong chúng lại khác nhau nên rất nhiều người thắc mắc “Ăn trứng thường và trứng vịt lộn loại nào bổ hơn?” Nếu bạn cũng có thắc mắc như trên thì cùng tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!

Hàm lượng dinh dưỡng có trong trứng thường và trứng vịt lộn

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong trứng có protein, lipit, gluxit, các chất sắt, canxi, phốt pho, be-ta caroten và các loại vitamin (A, B1, B2, PP). Vì chứa nhiều thành phần dinh dưỡng và các dưỡng chất cần thiết nên trứng rất tốt cho cơ thể và phù hợp với hầu hết tất cả mọi người (trừ một số trường hợp bị dị ứng với trứng).

Mặc dù bao gồm những thành phần chung như trên nhưng hàm lượng các chất dinh dưỡng giữa những loại trứng thì khác nhau. Nếu so sánh về thành phần dinh dưỡng thì trứng vịt lộn lại có lượng sắt, canxi, phốt pho, beta-caroten, vitamin A và PP cao hơn hẳn trứng thường (trứng vịt, trứng gà).

Tuy nhiên, nếu so về mặt năng lượng thì trứng vịt lộn lại ít hơn cả (trứng vịt lộn: 162kcal; trứng gà: 166kcal; trứng vịt thường: 484 kcal).

Trứng thường và trứng vịt lộn loại nào bổ hơn?

“Trứng thường và trứng vịt lộn loại nào bổ hơn?” Thực chất, đây là một câu hỏi rất khó trả lời vì chưa có một bằng chứng khoa học nào phân tích rõ về mức độ tốt và bổ hơn của 2 loại trứng này. Tuy nhiên, vì đều giống nhau về mặt dinh dưỡng nên nhìn chung, trứng thường và trứng vịt lộn đều tốt cho cơ thể. Nếu bạn muốn bổ sung sắt và canxi thì nên ăn nhiều trứng vịt lộn còn nều muốn cung cấp protein cho cơ thể thì nên chọn trứng thường (trứng vịt thường).

Để phát huy hết tác dụng của những loại trứng này và tránh gây ra những tác dụng ngược thì những người có mức cholesterol cao thì chỉ nên dùng 2-3 quả/ tuần (đối với cả trứng thường và trứng lộn) và với người thường thì tối đa 5 quả/tuần.

Ngoài ra, có ý kiến cho rằng, lòng đỏ trứng tốt hơn lòng trắng trứng nên họ thường chỉ ăn lòng đỏ . Tuy nhiên, trên thực tế, trong lòng trắng trứng có chứa chất lecithin và chất này sẽ giúp chuyển hóa cholesterol. Chính vì vậy, khi ăn trứng, bạn không nên chỉ ăn lòng đỏ thôi nhé!

Những lưu ý khi ăn trứng vịt lộn

Theo Đông y, trứng vịt lộn khi ăn chung với rau răm, gừng tươi, tỏi và ớt sẽ là một bài thuốc hiệu quả để chữa bệnh thiếu máu, suy nhược cơ thể, còi cọc và đau đầu chóng mặt. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một vài điểm sau khi ăn trứng vịt lộn để không gây hại cho cơ thể:

Ăn quá nhiều trứng vịt lộn mỗi ngày thì hàm lượng cholesterol sẽ tăng cao, từ đó, sẽ gây ra các bệnh về tim mạch như xơ vữa động mạch, tắc nghẽn động mạch và huyết áp cao.

Trẻ em dưới 5 tuổi không nên ăn trứng vịt lộn vì sẽ gây tình trạng chướng bụng, đầy hơi hoặc tiêu chảy. Phụ nữ trong quá trình kinh nguyệt không nên ăn trứng vịt lộn vì nó sẽ gây rong kinh và phụ nữ đang mang thai cũng không nên ăn nhiều vì khi ăn kèm với rau răm sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

Khi ăn trứng vịt lộn, bạn tuyệt đối không được dùng chung với sữa, óc heo, các loại quả nhiều vitamin C và các loại thịt như rùa, thỏ, ngỗng vì những chất trong các loại thực phẩm này khi gặp nhau sẽ gây ra các tác dụng ngược như làm giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất của cơ thể, gây khó tiêu, đầy bụng, chướng bụng và ngộ độc.

Hy vọng với bài viết này, bạn đã có thêm những thông tin bổ ích và đã trả lời được câu hỏi “Ăn trứng thường và trứng vịt lộn loại nào bổ hơn?” rồi. Đây đều là những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe nên bạn có thể an tâm khi sử dụng nhưng để không gây ra những tác dụng ngược thì cần phải chú ý một vài lưu ý trên nhé!

Nhạc sĩ Hoàng Phương – Tác giả “Hoa Sứ Nhà Nàng” và những bản nhạc còn dang dở

Nhạc Sĩ Hoàng Phương là một nhạc sĩ nhạc vàng nổi tiếng trước và sau năm 1975. Hoàng Phương là tác giả của bài hát nổi tiếng Hoa sứ nhà...

Dò tìm kho báu họ Mạc ở Hà Tiên

Ghé chơi Hà Tiên, du khách ngạc nhiên thích thú nếu tình cờ nghe dân địa phương kể về kho báu mà dòng họ Mạc từng cất giấu nơi đây...

Bánh “ít” hay bánh “ếch”

Trên Kiến thức ngày nay, số 238, có trả lời bạn đọc rằng “bánh ít” phải được viết thành “bánh ết”. Tôi thấy nhiều quyển từ điển đều viết là...

Năm mới nhiều ước vọng chờ mong trong “Câu chuyện đầu năm’ của nhạc sĩ Hoài An

“Câu chuyện đầu năm”, một sáng tác nổi tiếng của cố nhạc sỹ Hoài An, là “món ăn tinh thần” quen thuộc của nhiều khán giả mỗi độ tết đến,...

Quang Trung – Nguyễn Huệ – Thiên tài quân sự của dân tộc Việt

Nguyễn Huệ sinh năm Quý Dậu (1752), là em của Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Khi còn nhỏ, Nguyễn Huệ thường được gọi là chú Thơm, là em thứ...

Khoa Cử Việt Nam – Phần 1: Thi Hội – Chương năm: Đề mục -Văn bài

Ðề mục và phép làm văn bài thi Hội cũng tựa như thi Hương nên ở đây tôi chỉ nhắc sơ qua những điểm chính. - Ðề mục thường do...

Uẩn khúc trong vụ án vua Minh Mạng xử tử bố vợ

Đầu thời vua Minh Mạng, vụ án Phó tổng trấn Gia Định thành Huỳnh (Hoàng) Công Lý là một vụ trọng án làm vua lao tâm khổ tứ và phiền...

Chú Hỷ – Ông vua tàu thủy

Sài Gòn cách đây một thế kỷ không đông người và không có các phương tiện đi lại như ngày nay. Giao thông chủ yếu dựa vào đường thủy. Do...

Xe đò xưa ở Sài Gòn và Miền Nam

Tại sao gọi là xe đò? Có lần tôi hỏi nhà văn Sơn Nam khi gặp ông ở quán cà phê vỉa hè trước Nhà Văn hóa quận Gò Vấp...

Lai rai cùng người Nam Bộ

Địa hình Nam Bộ nhìn chung bằng phẳng, thiên nhiên không nhiều bất trắc, sông ngòi chằng chịt thảy đều có đường ra biển rất gần, phù sa màu mỡ...

Chính sách cấm đạo Công giáo thời Minh Mạng

Bắt đầu từ năm 1825 trở đi thực dân Pháp tăng cường xâm nhập vào Việt Nam dưới mọi hình thức trong đó có hình thức truyền đạo. Hoạt động...

Loạt ảnh đặc sắc về Chợ Lớn năm 1991

Hiệu thuốc của người Hoa, bến xe Chợ Lớn, nhà trọ ở đường Lê Quang Sung… là loạt ảnh đặc sắc về Chợ Lớn năm 1991 của nhiếp ảnh gia...

Exit mobile version