Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Khám phá Ngũ Hành Sơn – đệ nhất danh thắng của Đà Nẵng

Bên cạnh vẻ đẹp cảnh quan, các ngọn núi ở Ngũ Hành Sơn còn có nhiều loại thảo mộc, phong lan rừng quý hiếm và quần thể động vật hoang dã phong phú.

Nằm ở phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 8 km về phía Đông Nam, danh thắng Ngũ Hành Sơn hay núi Non Nước được coi là đệ nhất danh thắng của thành phố lớn nhất miền Trung.

Đây là một quần thể gồm năm ngọn núi đá vôi nhô lên ven biển trên một diện tích khoảng 2 km2, gồm các núi: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn và Thổ Sơn.

Theo các nhà địa chất học, cụm núi này trước đây là các hòn đảo ở gần bờ biển, do tác dụng của thủy triều phù sa bồi đắp, nối liền với lục địa. Dần dà, khí hậu tác động xói mòn tạo ra những hình thù kỳ thú với nhiều hang động.

Trong năm ngọn, Thuỷ Sơn là ngọn núi lớn nhất, đồng thời là trung tâm của danh thắng Ngũ Hành Sơn với nhiều chùa chiền và hang động. Núi cao khoảng 160 mét, có ba đỉnh nằm ở ba tầng giống như ba ngôi sao Tam Thai ở đuôi chòm sao Đại Hùng, nên còn có tên gọi là núi Tam Thai.

Ngôi chùa nổi bật trên ngọn Thủy Sơn là chùa Tam Thai, được xem là chùa cổ nhất của Đà Nẵng. Tương truyền, thiền sư Nguyên Thiều đến từ Trung Hoa đã khai sơn chùa vào nửa sau thế kỷ 17. Chùa đã được trùng tu nhiều lần.

Công trình kiến trúc hiện nay của chùa bao gồm nhiều hạng mục như: tam quan, sân chùa, hành cung, chính điện… Chính điện của chùa Tam Thai thờ Di Đà Tam Tôn, gian giữa tôn trí tượng đức Phật A Di Đà, gian hai bên thờ Bồ tát Quan Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí.

Một ngôi chùa nổi tiếng khác nằm trên núi Thủy Sơn là chùa Linh Ứng, được xây vào đời vua Gia Long với tên gọi ban đầu là Ứng Chân. Trong hai thế kỷ tồn tại, chùa Linh Ứng đã được trùng tu nhiều lần. Các lần trùng tu gần đây là vào năm 1993 và 1997.

Chùa có chính điện xây kiểu chữ “Nhất”, bên phải là nhà tổ, giảng đường, nhà khách, nhà thiền và nhà trù. Chính điện được bài trí tôn nghiêm, gian giữa thờ đức Phật Thích Ca. Gian hai bên thờ Bồ tát Quan Âm và Bồ tát Địa Tạng.

Trong các hang động trên núi Thủy Sơn động Huyền Không được coi là hang động đẹp nhất Đà Nẵng. Về tổng thể, động có hình dáng của một quả chuông lớn úp trên nền gạch bằng phẳng, rộng rãi. Chính giữa động có tượng Phật Thích ca trên một phiến đá ở độ cao 3 mét.

Bên phải động Huyền Không có Trang Nghiêm Tự, một công trình cổ kính gồm có ba gian, gian giữa thờ Phật Bà Quan âm, gian bên trái thờ ba vị quan Thánh, gian bên phải thờ Ông Tơ Bà Nguyệt.

Bên ngoài động Huyền Không là động Hoa Nghiêm, nơi có tấm bia Phổ Đà Sơn Linh Trung Phật, một cổ vật quý hiếm của Việt Nam.

Một hang động độc đáo khác trên núi Thủy Sơn là động Tàng Chơn, nằm sau chùa Linh Ứng. Động chia làm nhiều hang như hang Giò, hang Ráy, hang Bàn Cờ, hang Chiêm Thành…

Đặc biệt, Hang Chiêm Thành là nơi thờ các vị thầm Chăm Pa với những bức tượng điêu khắc đặc sắc của văn hóa Chăm.

Có lối vào nằm dưới chân núi Thủy Sơn, động Âm Phủ là hang động lớn nhất trong quần thể hang động ở Ngũ Hành Sơn. Cảnh trí trong động được bài trí theo thế giới quan Phật giáo kết hợp với tín ngưỡng dân gian về cõi Âm Phủ.

Trên núi Thủy Sơn còn có một sự sắp đặt rất kỳ lạ của tạo hóa với cổng trời nằm ở hai phía Đông – Tây, nằm trên con đường liên hoàn nối giữa hai ngôi chùa Tam Thai và Linh Ứng.

Bên cạnh vẻ đẹp cảnh quan, các ngọn núi ở Ngũ Hành Sơn còn có nhiều loại thảo mộc, phong lan rừng quý hiếm và quần thể động vật hoang dã phong phú.

Vào năm 1990, danh thắng Ngũ Hành Sơn đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, và cuối năm 2018 trở thành Di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam.

Lúc đi trắng, lúc về đen

Một hôm trời nắng Dương Bố đi chơi. Khi ở nhà ra, thì mặc áo trắng, đi được nửa đường, gặp trời mưa, quần áo ướt hết, mới vào ẩn...

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương: Chương 1 – Dùi Mài Kinh Sử – Lễ Khai Tâm

Khai = mở, Tâm = tim, tức là cái đức sáng Trời phú cho để biết phân biệt phải trái, thiện ác, cũng gọi là minh đức, trực giác hay lương tri. Khai tâm là...

Một thời đại học

Mươi năm trước có dịp đi qua chốn cũ thì vật đổi sao dời (Hương Lộ 14 nay là đường Lũy Bán Bích), không còn thấy nhà máy đâu nữa....

Những công viên từng là nghĩa trang tại Sài Gòn

Không chỉ Bình Hưng Hòa, trước đây nhiều nghĩa trang lớn ở TP HCM đã được giải tỏa để làm công viên, khu dân cư. Công viên Lê Văn Tám...

Quân chúa Nguyễn bảo vệ biển đảo, xua đuổi người Âu Châu

Phí Tín, tác giả Tinh Tra Thắng Lãm [星槎勝覽], đảm nhiệm chức Thông sự [Phiên dịch] cho phái đoàn Trịnh Hoà, 4 lần xuống Tây dương. Từng đi qua các...

Màu áo cô dâu Việt

Theo những tư liệu hiện còn lại, màu xanh từng được ưa chuộng và phổ biến dùng cho áo cô dâu Việt xưa, ít nhất là thời Nguyễn. Ngoài màu...

Lai lịch Lăng Cha Cả

Những chuyến xe buýt đi trên đường Hoàng Văn Thụ thường hay nghe, “Đến Lăng Cha Cả có ai xuống không?” mỗi khi xe gần đến vòng xoay cầu vượt....

Cái Yếm

Cái yếm rất thô sơ, thô sơ nhưng lại rất thơ mộng làm nguồn cảm hứng cho thi văn lãng mạn và trữ tình tạo nên sắc thái văn hóa...

Những từ dùng sai trong ngôn ngữ tiếng Việt

Trong ngôn ngữ giao tiếp và hành chính của người Việt chúng ta hiện nay, nhiều từ đã bị sử dụng không chính xác, bị biến nghĩa hoặc ghép từ...

Sài Gòn – Những tên đường xưa

Từ hơn một thế kỷ nay, nước Việt Nam đã chịu rất nhiều thay đổi về chánh trị, hành chánh, văn hóa, xã hội…. luôn cả tên đường của Sài...

Bách Việt và nguồn gốc của ngữ tộc Nam Đảo

Trích yếu:“Ngữ tộc Nam Đảo” là nhóm dân tộc xuyên biên giới quan trọng nhất ở châu Á-Thái Bình Dương, trong nghiên cứu về nguồn gốc của “Ngữ tộc Nam...

Ngoại Ngữ của người Việt

Không phải mất thì giờ định nghĩa ngoại ngữ là gì? Vì không ai có học hết bậc Tiểu Học mà không hiểu hai chữ ấy. Việt Nam từng là...

Exit mobile version