Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Ngôi chùa hơn 100 năm tuổi có kiến trúc Ấn Độ ở An Giang

Chùa Tây An nằm ở chân núi Sam đã được Bộ Văn hóa xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

 

Nằm ở chân núi Sam, TP Châu Đốc, chùa Tây An được Tổng đốc Doãn Uẩn lập vào năm 1847, trải qua nhiều lần mở rộng, trùng tu. Đây còn là nơi bắt nguồn cho văn hóa tôn giáo của người dân quanh vùng nói riêng và miền Tây nói chung.

 

Chùa tọa lạc trên nền đất cao và thoáng rộng. Tổng diện tích khuôn viên chùa là 15.000 m2. Đứng từ xa, du khách có thể nhìn thấy chùa với điểm nhấn ấn tượng là ba ngôi cổ lầu nóc tròn hình củ hành, màu sắc rực rỡ.

Chùa cất theo lối chữ tam, được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam công nhận là “ngôi chùa có kiến trúc kết hợp phong cách nghệ thuật Ấn Độ và kiến trúc cổ dân tộc đầu tiên tại Việt Nam”.

 

Trong chính điện có khoảng 150 pho tượng lớn nhỏ. Các tượng Phật, Bồ tát, La hán, Bát bộ kim cang, Ngọc hoàng, Huỳnh đế, Thần nông… được làm bằng gỗ cổ thụ, chạm trổ công phu.

Trải qua hơn một thế kỷ, kiến trúc của ngôi chùa vẫn còn được bảo tồn nguyên vẹn. Chính điện là dãy nhà rộng, hai tầng mái, lợp ngói đại ống, cột gỗ căm xe. Hai bên là lầu chiêng và lầu trống, trên đỉnh trang trí các tượng tứ linh (long, lân, quy, phụng) đẹp mắt.

Nền chùa lát gạch bông. Đằng sau chánh điện là gian nhà thờ rộng thoáng. Các cột gỗ được trùng tu, đỡ bằng trụ bê tông.

Chiếc chuông đồng to bên trong chánh điện.

Chùa được xây dựng với các vật liệu bền chắc như gạch ngói, xi măng. Họa tiết thể hiện kiến trúc Việt ở các cây cột.

Tượng các vị thần Ấn Độ trên trần tại lối vào chánh điện.

Chùa được bao quanh bởi khu vườn có nhiều cây cối xanh mát. Bên trong sân chùa có một cột phướn cao 16 m.

Hai ngọn tháp có phần dưới vuông giống như kiến trúc chùa tháp Việt, phần đỉnh lại mang dáng dấp kiểu Ấn Độ.

Ngôi chùa đã được Bộ Văn hóa xếp hạng là di tích “kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia” vào tháng 7/1980. Công trình được xem như là một biểu tượng lịch sử, minh chứng cho sự giao lưu giữa kiến trúc cổ Việt Nam và Ấn Độ. Đây không chỉ là nơi thu hút đông Phật tử vào mỗi dịp lễ hội mà còn là điểm dừng chân thú vị cho người yêu thích khám phá các công trình kiến trúc cổ.

Tìm hiểu về nguồn gốc của tộc người Hoa Hạ

Nguồn gốc của người Hoa Hạ là một vấn đề mà đa phần người Việt yêu thích lịch sử thời cổ đại của dân tộc quan tâm và mong muốn...

Ảnh về Mỹ Tho những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20

Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, Mỹ Tho là một trong những trung tâm thương mại sầm uất nhất của khu vực Nam Bộ. Cùng xem những hình...

Thiếu gia là gì

Thiếu gia là gì ? Thiếu gia là danh ngữ hiện được hiểu một cách phổ biến dùng để chỉ thanh niên trẻ tuổi sinh ra trong gia đình giàu có...

Khi nước Việt bị ốm

Chúng ta nói nhiều về một Việt Nam cường tráng. Đó là Việt Nam anh dũng, tài hoa, nhân văn, với địa linh nhân kiệt… Nhưng thực tế, bên cạnh...

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ – Thi sĩ của đồng quê

Chỉ thuần túy đọc lời các nhạc phẩm của Hoàng Thi Thơ, ta có thể quả quyết ông chính là một Thi sĩ của đồng quê … Sinh ra trong...

Ầu ơ, nước mắm khấu xì dầu!

Hồi còn nhỏ, tôi đã từng rất ngạc nhiên khi nghe ba tôi nói rằng người Hoa không có những bài hát ru con như người Việt. Khi tôi thắc...

Tục lệ Cúng Đất ở Huế

Mẹ già lút cút lui cui Mua gà cúng đất đất xui mẹ giàu (Ca dao Huế) Hiện nay trong nhiều gia đình ở Huế vẫn duy trì tục Cúng...

Huế năm 1962 – 1963 qua ống kính của Ned Scheer

Chùa Thiên Mụ nhìn từ trực thăng, khách sạn của Lính Mỹ, một góc Tử Cấm Thành… là loạt ảnh sinh động về Huế 1962-1963 do cựu binh Mỹ Ned...

Ảnh quý giá về một số địa phương miền Bắc năm 1900

Phố Hàng Đào ở Hà Nội, thành Bắc Ninh, núi Kỳ Lừa ở Lạng Sơn… là loạt ảnh tư liệu quý giá mà nhiều người chưa từng được xem về...

Bảy mươi lạng bạc và ba mạng người

70 lạng bạc được cho đi, người khác thấy vậy coi đó là một việc làm dại dột. Nhưng đến khi hỏa hoạn xảy đến thì chỉ với tấm lòng...

Chữ “nhậu” có từ đâu ?

Trong quyển “Nghiên cứu điền dã – 150 năm hình bóng Sài Gòn”, tác giả Tam Thái giải thích rằng chữ “Nhậu” là một từ Saigon cổ, có nghĩa là Uống, dân...

20 bức ảnh gợi lại ký ức Đà Lạt xưa!!!

Có lẽ không có nơi nào mà mỗi lần nhắc đến đều khiến trái tim bồi hồi rung động như Đà Lạt. Dù là du khách hay người bản địa...

Exit mobile version