Nhật Bản nổi tiếng là một đất nước giàu truyền thống văn hóa và có những phong tục tập quán độc đáo. Bởi vậy trước khi đi Nhật du lịch, công tác hay thăm viếng bạn bè, bạn nên tìm hiểu phong tục và những điều mà họ kiêng kị…
Dưới đây là một vài điều thú vị trong các tập tục tại đất nước Nhật Bản:
Ở Việt Nam ngày nay, việc đi ăn mà gói thừa mang về được cho là không hay và rất ngượng ngùng. Tuy nhiên, ở Nhật Bản thì hoàn toàn ngược lại. Khi đến nhà bạn bè ăn cơm hay dự lễ cưới kiểu Nhật, có một số người Nhật khi ăn cố ý để thừa lại một chút, sau đó gói mang về. Đây là hành động sự tỏ ra lễ phép và biết ơn với bữa ăn của họ.
Khi ăn cơm ở Nhật, bạn nên để đũa ngang chứ không nên để dọc. Người Nhật cho rằng đũa để dọc, chọc về phía người khác hay về phía mình đều là không tốt. Khi ăn người Nhật rất kỵ lấy đũa quèn quẹt hoặc bới đi bới lại.
Ở nhiều nước phương Tây cũng như ở Việt Nam, đồ ăn nhanh là một hình thức ăn khá phổ biến, đặc biệt với học sinh, sinh viên hay dân công sở. Tuy vậy, người Nhật rất kị việc mang các món ăn ra ngoài đường và vừa đi vừa ăn, mặc dù giới trẻ đôi khi cũng không khắt khe với vấn đề này cho lắm. Ngoài ra, việc húp xì xụp trong khi ăn lại không được coi là điều xấu.
Người Nhật rất lịch sự, thường xuyên nói những câu tỏ ý nhún nhường như: xin lỗi, cảm ơn, đã phiền bạn, v.v.. Vì vậy nếu bạn không chú ý những điều này trong giao tiếp thì sẽ dễ dàng thất lễ, bản thân cũng cảm thấy ngượng ngùng.
Nếu tới Nhật để làm việc thì cũng cần chú ý đến việc trao đổi danh thiếp. Mỗi lần giới thiệu hay gặp mặt đều cần tới tấm danh thiếp và việc nhận tấm danh thiếp bằng hai tay là một cử chỉ lễ độ. Tấm danh thiếp được in rõ ràng và không được viết tay trên đó.
Việc ngủ gật tại văn phòng được coi là cấm kỵ ở một số quốc gia, và sẽ khiến nhân viên không được đánh giá cao. Nhưng ở Nhật, nhân viên được phép ngủ một lát trong giờ làm việc. Họ coi việc ngủ gật là do các nhân viên đã làm việc chăm chỉ.
Người Nhật rất thích đóng gói. Mà tất cả các loại giấy để đóng gói đều rất đẹp. Vì vậy, khi mua hàng đừng ngại ngùng khi thấy họ gói đồ, cũng không mất bao nhiêu thời gian để gói.
Bạn không nên tặng khăn mùi xoa cho bạn bè, vì việc tặng khăn mùi xoa ở Nhật nghĩa là bạn muốn cắt đứt quan hệ với người đó.
Bạn cũng không nên biếu giày dép, bít tất và quần áo lót cho cấp trên hoặc người lớp trên. Bằng không họ sẽ nghĩ là bạn không kính trọng họ.
Ở Nhật, khi đi mua bán, mặc cả là điều thất lễ. Trong các cửa hàng, đại đa số các mặt hàng đều có giá cả rõ ràng, không thể bớt được.
Trà là lễ vật mà người Nhật dùng để đáp lễ sau khi cúng bái, chính vì thế bạn không nên tặng trà cho người ốm.
Người Nhật không tặng những cây có chậu cho người ốm. Cây cối trong chậu là cây có rễ, ngụ ý là bệnh sẽ lâu khỏi.
Ở Nhật Bản, cũng giống các nước nước đồng văn khác, người dân rất kiêng con số 4. Trong các khách sạn, cầu thang, bệnh viện, trường học, số phòng đều có sự nhảy cóc bỏ qua con số 4. Lý do thật đơn giản, trong tiếng Nhật, tương tự như tiếng Trung, chữ “shi” có nghĩa là số 4 và cũng có nghĩa là chết.
Người Nhật rất thích chọn những số lẻ như 1, 3, 5, 7, 9. Đi du lịch người ta rất thích chọn toa lẻ của tàu, số ghế lẻ và buồng khách sạn lẻ. Đặc biệt, tặng hoa, tặng quà cho người thân, người ta cũng thích tặng theo số lẻ.
Ở Nhật Bản, giơ ngón tay cái lên không phải là ý tốt mà có ý là chỉ người bạn trai. Và giơ ngón út có ý là người bạn gái. Vì tập tục này, khi ở Nhật Bản bạn không nên tùy tiện làm hiệu tay để tránh sự hiểu lầm.
Người Nhật có hai loại hôn nhân, là hôn nhân dàn xếp và hôn nhân lựa chọn. Mặc dù số lượng hôn nhân lựa chọn tăng lên, nhưng hôn nhân dàn xếp vẫn là một phong tục được lưu giữ từ thời cổ đại.
Không giống như ở một số nước khác, khi gia đình đi ăn ở ngoài, hầu hết phụ nữ Nhật là người thanh toán hóa đơn bữa ăn. Trong các hộ gia đình Nhật Bản, người chồng thường đưa hết lương cho vợ để quản lý. Thậm chí lương của chồng được trả trực tiếp vào tài khoản của vợ, và người chồng sẽ nhận được một khoản tiền tiêu vặt gọi là “okozukai”.
Người Nhật tin rằng đứa trẻ khóc càng to thì gặp càng nhiều may mắn. Vì vậy vào mùa lễ hội Nakizumou Matsuri, các em bé sẽ được các võ sĩ sumo bế và dọa để khóc thét lên.
Phong tục kỳ lạ của Nhật rất nhiều, rất đa dạng, không thể kể hết, chẳng hạn một số đàn ông ở Nhật Bản cạo đầu của họ như một hình thức của lời xin lỗi…