Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Chiếc trống đồng Đông Sơn lớn nhất Việt Nam

Trống đồng Sao Vàng thuộc loại I Heger muộn, có chiều cao 86 cm, đường kính mặt 116 cm. Hệ thống hoa văn trang trí trên trống mang những nét tương đồng với các trồng đồng Đông Sơn cùng thời kỳ, phản ánh sinh động đời sống sinh hoạt của người Việt cổ.

Được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, trống đồng Sao Vàng được xác định là chiếc trống đồng Đông Sơn có kích thước lớn nhất từng được phát hiện ở Việt Nam cho đến nay.

Chiếc trống này được Bảo tàng Lịch sử sưu tầm năm 2006 tại thị trấn Sao Vàng, Thọ Xuân, Thanh Hóa. Theo giám định, hiện vật có niên đại cách ngày nay khoảng 2.500 – 2.000 năm.

Trống thuộc loại I Heger muộn, có chiều cao 86 cm, đường kính mặt 116 cm, tình trạng còn khá nguyên vẹn.

Mặt trống đồng có một ngôi sao 12 tia ở chính giữa.

Kế tiếp là các vành đồng tâm trang trí hoa văn dạng chữ N, vòng tròn kép, vạch ngắn song song, trám lồng, hồi văn ô trám…

Cảnh sinh hoạt được thể hiện trên mặt trống qua hình tượng người hóa trang xen kẽ bốn ngôi nhà sàn mái cong, mái rủ.

Một đường vành trang trí hình chim lạc xoay ngược chiều kim đồng hồ.

Diềm ngoài của mặt trống đính 4 tượng cóc nổi ngược chiều kim đồng hồ.

Phía trên tang trống có các vành trang trí hoa văn vòng tròn, vạch ngắn.

Phía dưới đúc nổi 6 hình thuyền…

Người hóa trang lông chim…

Các loài chim, hươu và cá được thể hiện khá sinh động.

Trống có hai đôi quai kép trang trí nổi văn hình bông lúa.

Chân trống không có hoa văn trang trí.

Nhìn chung, hệ thống hoa văn trang trí trên trống đồng Sao Vàng mang những nét tương đồng với các trồng đồng Đông Sơn cùng thời kỳ, phản ánh sinh động đời sống sinh hoạt của người Việt cổ.

Một số hình ảnh khác về trống đồng Sao Vàng:

Khoa Cử Việt Nam – Phần 1: Thi Hội – Chương bốn: Khảo quan

Khảo quan thi Hương gồm có ban Giám sát trông coi trật tự trường thi và ban Giám khảo phụ trách việc chấm thi ; khảo quan chấm thi lại...

“Bàng hoàng” hay “bàn hoàn”?

“Bàng hoàng” là một từ rất quen thuộc đối chúng ta. Vì vậy, khi bắt gặp từ “bàn hoàn” ta không khỏi nghi ngại rằng đây là từ sai chính...

Tại sao phụ nữ Saigon xưa hay ngồi một bên ở sau xe máy – xe đạp?

Khi xem lại các hình ảnh về Saigon xưa, chúng ta hay bắt gặp hình ảnh quen thuộc của các bà, các cô ngày xưa ngồi sau xe máy để...

Nghề đúc đồng An Hội giữa lòng Sài Gòn

Giữa thành phố Sài Gòn hiện đại náo nhiệt và nhộn nhịp, ít ai còn để ý đến một làng nghề truyền thống hàng đêm vẫn bập bùng ánh lửa...

Thuốc đắng dã tật sự thật mất lòng – “Dã” hay “giã”?

Do nhầm lẫn về âm đọc, nhiều người không phân biệt được “dã” và “giã”, thậm chí còn cho rằng chúng là một, như trong trường hợp “thuốc đắng dã/giã...

Toán Thơ, Thơ Toán trong Dân Gian

Có những người không thích Toán cho mấy, nên đã phán rằng Toán Học là khô khan, vì những đẳng thức, phương trình gồm toàn những ký hiệu cộng trừ...

Còn chốn để về, về đi

‘Bây giờ mẹ nằm, lá đổ ngoài sân,  để ru mẹ ngủ’  (Lời mẹ ru – TCS) Tôi bỗng dưng trở thành nơi xả stress của những người bạn già...

Bánh Lọt – Lọt buốt vô…tim

Bánh Lọt được làm từ bột gạo xuất phát từ món ăn chơi ở nhà quê và chuyển thành thứ hàng bánh từ lúc nào chẳng ai để ý. Song,...

Chế độ Y quan triều Nguyễn

Triển lãm CHẾ ĐỘ Y QUAN TRIỀU NGUYỄN trưng bày hơn 100 phiên bản tài liệu, hình ảnh, hiện vật đặc sắc về chế độ y quan (áo mũ, nghĩa...

Ký ức về tượng đài Trần Nguyên Hãn trước chợ Bến Thành

Sài Gòn dạo ấy, những hình ảnh về bùng binh Bến Thành với tượng đài danh tướng Trần Nguyên Hãn - Công trường Quách Thị Trang thể hiện được sinh...

Mưa bay trên tầng tháp cổ

Chắc rằng nhiều người biết đến những giai điệu tha thiết, lãng mạn trong ca khúc Diễm xưa của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Giai điệu thì biết nhưng có...

Vì sao Lưu Bị không chọn Trương Phi làm thị vệ?

Trương Phi - Quan Vũ - Lưu Bị tình thân như thủ túc, hiểu nhau tường tận và nguyện sống chết có nhau nhưng tại sao Lưu Bị lại không...

Exit mobile version