Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Chuyện phòng the của phi tần nhà Thanh

Theo sử sách ghi lại, các phi tần nhà Thanh không chỉ chịu sự ràng buộc từ vô số cung quy luật lệ khi tiến cung mà kể cả những lúc được Hoàng đế thị tẩm cũng không hề dễ dàng gì.

Khi tiến cung, mong muốn duy nhất của các cung tần mỹ nữ là được Hoàng đế sủng hạnh, hoặc ít nhất cũng được để mắt tới một lần. Như vậy mới có cơ hội đổi đời, một bước lên thành mẫu nghi thiên hạ. Nếu không thì cả đời quanh quẩn hậu cung rồi héo mòn, chết già.

Và để có được sự chú ý của Hoàng đế, thì các phi tần thường ra sức nịnh hót thái giám bởi quy định thị tẩm trong đời nhà Thanh do thái giám quyết định, không phải nhà vua. Chỉ cần thái giám “gợi ý” là khả năng cao sẽ có được một đêm ân ái mặn nồng với nhà vua.

Ngoài ra, khi nói về chuyện phòng the “kín tiếng” của phi tần nhà Thanh còn có rất nhiều thông tin thú vị mà không phải ai cũng biết rõ. Cụ thể như:

Phi tần thoát y, quấn trong một tấm chăn để thái giám khiêng đến tẩm cung của Hoàng đế

Đa số các Hoàng đế đều có lượng thê thiếp đông đảo, có những người may mắn được lật thẻ bài, nghiễm nhiên bước chân vào tẩm cung nhưng những giây phút mặn nồng đó cũng không được riêng tư như sinh hoạt vợ chồng mà bắt buộc phải tuân thủ nhiều loại quy tắc ràng buộc.

Phi tần được nhà vua chọn thị tẩm sẽ tắm rửa sạch sẽ, sau đó cởi bỏ hết y phục và cuốn mình trong 1 tấm chăn để các thái giám khiêng đi. Điều này là để đảm bảo an toàn cho Hoàng đế, tránh phi tần đem vật dụng gì đó giấu trong người để làm hại nhà vua.

Ân ái cũng không được riêng tư mà chịu quản thúc của thái giám.

Trong khi chờ các phi tần được đưa đến, Hoàng đế tắm rửa sạch sẽ và chờ sẵn trên giường. Nhà vua đắp chăn phủ nửa người nhưng không đắp kín mà chừa một phần chân. Sau đó phi tần bước vào, từ từ chui vào trong chăn từ phía chân mà Hoàng thượng để hở.

Sau khi thị tẩm xong thì phi tần lại trở ra bằng “con đường cũ”, chui ra từ phía góc chăn. Có nhiều phi tần khá xui xẻo khi được chọn làm người thị tẩm nhưng bất chợt hôm đó Hoàng đế không có hứng thú và thế là mất đi cơ hội “ngàn năm có một”.

Không được phát ra bất kì âm thanh nào trong khi “yêu”

Theo quy định “bất thành văn” thì trong quá trình “yêu”, cả Hoàng đế và cả phi tần không được phát ra bất kì âm thanh nào bởi bên ngoài có thái giám túc trực.

Chính vì không có sự riêng tư tuyệt đối nên khi hành sự sẽ không thoải mái. Nhà vua không muốn có âm thanh phát ra là để tránh bản thân bị mất mặt vì sợ cho rằng là làm chuyện ấy “quá độ”.

Trong suốt thời gian “yêu” cả vua và phi tần không được phép phát ra bất kì thanh âm nào.

Để giữ gìn long thể cho nhà vua nên mỗi lần thị tẩm chỉ được 30 phút. Sau khi đến giờ, thái giám Kính Sự phòng sẽ lên tiếng nhắc nhở nhà vua sau đó đưa phi tần trở lại phòng riêng.

Không được tự ý mang thai

Mang thai, sinh con là thiên chức của người phụ nữ, nhưng các phi tần nhà Thanh thì không thể tự quyết định được mà phải tùy vào ý muốn của nhà vua.

Sau khi thị tẩm xong, thái giám sẽ hỏi câu quen thuộc “Lưu hay không lưu?” Nếu Hoàng đến trả lời “lưu” thì phi tần được phép mang long thai, cuộc đời sẽ bước sang trang mới, được yêu thương, chiều chuộng và bắt đầu có tiếng nói. Ngược lại, thì thái giám sẽ cho người phi tần uống một loại thuốc để ngừa thai.

“Không lưu” – câu trả lời khiến nhiều phi tần phải nuốt nước mắt ngược.

Như Ý Truyện: Sốc vì Càn Long thị tẩm 4 người một lúc, “Hoàng Hậu” Châu Tấn hỏi tội từng phi tần

Cuộc sống hậu cung của các phi tần dù được ăn sung mặc sướng, hưởng đầy đủ vật chất nhưng bên cạnh đó cũng phải chịu sự bó buộc cả đời. Bởi việc thị tẩm cũng liên quan đến danh tính, xuất thân trong sạch chứ không thể “bừa bãi” được. Còn đối với những phi tần không được Hoàng thượng để mắt tới thì cả đời trong thầm lặng, chờ đến già và qua đời. Còn bạn, có suy nghĩ gì về cuộc sống trong cung cấm, cùng chia sẻ nhé!

Ấn chương và truyền quốc ngọc tỉ

Ấn chương ( 印章) mà ta vẫn thường gọi là con dấu, hay ấn tín;tuy chỉ là một vật dụng nhỏ bé, nhưng lại mang tính thực dụng và nghệ thuật...

5 vị Tam Nguyên trong lịch sử khoa cử lịch triều Việt Nam

Trong suốt 845 năm khoa cử lịch triều, kể từ  khoa thi đầu tiên Minh Kinh Bác Học mở ra năm Ất Mão 1075 dưới triều vua Lý Nhân Tông...

Nguồn gốc ít biết của khẩu trang N95

Thật khó tìm được biểu tượng nào phù hợp với đại dịch Covid-19 hiện nay hơn chiếc mặt nạ phòng độc N95. Chiếc khẩu trang vừa khít quanh mặt và...

Cung Diên Thọ – nơi cư ngụ của các Hoàng thái Hậu nhà Nguyễn

Trải qua các cuộc chiến tranh, cung Diên Thọ hầu như vẫn còn nguyên vẹn, được coi là hệ thống kiến trúc cung điện quy mô nhất còn lại tại...

Hình ảnh quý giá về Hà Nội và một số địa phương miền Bắc năm 1900

Phố Hàng Đào ở Hà Nội, thành Bắc Ninh, núi Kỳ Lừa ở Lạng Sơn… là loạt ảnh tư liệu quý giá mà nhiều người chưa từng được xem về...

Sống không tham, chết chẳng hối tiếc

Dương Vinh người Kiến An, nay là huyện Phúc Kiến Trung Quốc, tự là Miễn Nhân, là một trong những danh thần lỗi lạc của triều Minh. Ông cùng với...

Điểm qua một số nhạc sư, nhạc sĩ vang bóng một thời

Những nhân vật của một thời này, nếu không có nhạc sư Vĩnh Bảo ghi chép lại, có lẽ sẽ đi vào quên lãng. • Ông Nguyễn Văn Kỳ (Chín...

Tố chất nào của người Hoa?

Nhiều người hẳn biết rằng một số khái niệm đặc sắc trong tiếng Trung rất khó dịch sang tiếng Anh, thí dụ đột kích thủ (突击手) [1], bất chiết đằng (不折腾) [2], tinh thần văn...

Sau 50 Năm Ðọc Lại “Quốc Văn Giáo Khoa Thư”

Bài 1: Thân Phận Lạc Loài Những ai, trong chúng ta, ở độ tuổi 60 trở về trước, hẳn còn nhớ bộ sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư ( QVGKT); Có...

Nguồn gốc câu “Lạy ông tôi ở bụi này”

“Lạy ông tôi ở bụi này” hay “lạy ông con ở bụi này”, “lạy thầy con ở bụi này” là một thành ngữ rất quen thuộc, dùng để nói về...

Ảnh tư liệu quý về trường học ở xứ Nam Kỳ một thế kỷ trước

Cùng xem loạt ảnh tư liệu hiếm có về hàng chục trường học ở miền Nam một thế kỷ trước, được in trong ấn phẩm Các trường học ở Nam...

Ảnh tư liệu quý giá về tết Trung thu ở Hà Nội năm 1926

Xưởng làm bánh Trung thu trên phố Hàng Đường, con tò he bằng bột gạo, đồ chơi bằng thiếc ở phố Hàng Thiếc… là loạt ảnh đặc sắc về Tết...

Exit mobile version