Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Dinh Hoàng A Tưởng – tòa dinh thự cổ bề thế nhất vùng Tây Bắc

Độ xa hoa của dinh Hoàng A Tưởng không chỉ thể hiện trong quy mô, kiến trúc mà còn ở cách thức xây dựng…

Nằm trên một ngọn đồi thấp giữa trung tâm thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, dinh Hoàng A Tưởng là tòa dinh thự cổ bề thế nhất vùng Tây Bắc còn được lưu giữ đến ngày nay.

Chủ nhân của công trình này là hai cha thổ ti Hoàng Yến Chao, Hoàng A Tưởng, những người cai trị xứ Bắc Hà vào đầu thế kỷ 20. Dù gia tộc Hoàng là người Tày, nhưng cai trị một vùng có tới 70% là dân tộc Mông nên dân trong vùng cũng gọi cơ ngơi của họ là dinh vua Mèo.

Được Pháp hậu thuẫn, cha con Hoàng Yến Chao – Hoàng A Tưởng ra sức bóc lột nhân dân, đồng thời độc quyền bán muối, hàng tiêu dùng, lâm thổ sản, thuốc phiện và lương thực, thực phẩm… nên đã tích lũy được một khối tài sản khổng lồ.

Để phô trường quyền uy, họ Hoàng quyết định xây một dinh thự hết sức bề thế ở Bắc Hà.

Thầy phong thủy Trung Hoa đã được mời đến tìm đất tốt để xây dinh thự. Địa điểm được chọn là một quả đồi rộng hướng Đông Nam, đằng sau và hai bên phải trái có núi, phía trước có suối và núi “mẹ bồng con”…

Công trình được khởi công năm 1914 theo thiết kế và sự giám sát trực tiếp của hai kiến trúc sư người Pháp và Trung Quốc. Đến năm 1921, tòa dinh thự mới hoàn thành.

Về tổng thể, dinh Hoàng A Tưởng được xây dựng theo lối kiến trúc Á – Âu với bố cục hình chữ nhật, gồm 4 dãy nhà liên hoàn khép kín. Dãy nhà ngoài cùng là bình phong, nhà chính nằm trong, hai bên là hai dãy nhà phụ, giữa là giếng trời.

Nhà chính hai tầng có diện tích 420 m², mặt ngoài trang trí bằng nhiều họa tiết công phu. Cả hai tầng nhà chính đều có ba gian, bốn gian hai bên phải trái của cả hai tầng là nơi sinh hoạt gia đình, gian giữa cả hai tầng dùng làm nơi hội họp.

Hai dãy nhà phụ có bố cục và kiến trúc giống nhau, mỗi dãy đều hai tầng nhưng thấp hơn nhà chính, mỗi tầng cũng có ba gian với tổng diện tích 300m². Mỗi gian đều có chức năng sử dụng riêng.

Độ xa hoa của dinh Hoàng A Tưởng không chỉ thể hiện trong quy mô và kiến trúc mà còn ở cách thức xây dựng. Các loại gạch ngói dùng để xây dinh thự được sản xuất tại chỗ dưới sự giám sát của chuyên gia Trung Quốc, trong khi sắt thép và xi măng được mua từ dưới xuôi chở đến bằng máy bay của Pháp.

Vào thời kỳ hoàng kim của Hoàng A Tưởng, tòa dinh thự luôn có hai trung đội vũ trang bảo vệ cẩn mật. Sau năm 1945, ách cai trị của họ Hoàng ở Bắc Hà chấm dứt, nhưng dinh Hoàng A Tưởng vẫn được giữ lại và bảo tồn khá nguyên vẹn cho đến nay.

Ngày nay, các đồ nội thất trong dinh thự hầu hết đã mất mát nên các căn phòng đều để trống.

Ô kìa! Bánh hỏi

Thú thật, bản thân tôi thuộc "tuýp" khoái xơi bánh hỏi. Cái món thơm ngon hấp dẫn ấy, tôi được thưởng thức lần đầu từ thập niên 1960. Và không...

Sài Gòn – Chợ Lớn thập niên 1920

Những hình do nhiếp ảnh gia Pháp Ludovic Crespin thực hiện vào đầu thập niên 1920 ở Sài Gòn sẽ khiến người xem ngỡ ngàng… Superbe album grand format édité...

Cưỡi ngựa xem hoa là gì?

Câu nói trên có hàm ý chê những người làm ăn qua loa, đại khái, không chú ý đến bản chất, đến trọng tâm của vấn đề. Thành ngữ cưỡi...

Khoa Cử Việt Nam – Phần 2: Thi Đình – Chương chín: Vinh quy – Khao vọng – Bổ dụng

Tin người đỗ đưa về làng, hương chức, dân làng họp ở đình, cắt cử người ra gập Tân khoa để ấn định ngày vinh quy, rước về nguyên quán....

Giấc mơ nước Mỹ – Hàng rào hoa

Năm 1620, con tàu Mayflower từ cảng Plymouth nước Anh băng ngang Đại Tây Dương cập bến mới, tức nước Mỹ bây giờ. Tàu chở 102 người đi tìm tự...

Nguyên Sa – Từ thơ qua nhạc

Khi những người yêu thơ Nguyên Sa thì không một ai không biết đến tên Ngô Thụy Miên, một nhạc sĩ phổ thơ của Nguyên Sa đạt đến đỉnh điểm...

Tùng Lâm từ ca sĩ trở thành ‘quái kiệt’ của Sài Gòn trước 1975

Trong làng hài của Sài Gòn trước 1975, có một người không cần diễn, chỉ cần bước ra sân khấu là khán giả đã cười rần rần, đó là Tùng...

Ai cưỡi voi, nằm giường đồng?

Ngày xưa thi đỗ tiến sĩ… sướng lắm! Được vua biết mặt chúa biết tên. Được cả làng, cả tổng đón rước về tận nhà. Chữ nghĩa gọi là rước...

Ngôi chùa bị cháy

Một vị sư trụ trì không biết nguyên nhân vì sao ngồi chùa bị cháy nhưng ngài vẫn trầm tĩnh khi không biết làm sao cứu vãn khỏi tình hình...

Những chiếc đèn “Hoa Kỳ” đầy kỷ niệm

Đèn dầu cổ là một mặt hàng xuất hiện khá nhiều tại chợ đồ cổ ở phố Hàng Lược, Hà Nội mỗi dịp giáp Tết. Phía sau những chiếc đèn...

Thành ngữ “Ngựa Quen Đường Cũ”

Ngày nay người ta thường sử dụng câu: "ngựa quen đường cũ" để chỉ những người chứng nào tật nấy. Dù có hứa cải thiện cỡ nào cũng vẫn sa...

Thầy Lang Phách

Ở lối bên Đan Phượng, có thầy thuốc Nam tên là Phách. Thầy nổi tiếng chẩn đoán bệnh chính xác, ra thuốc chữa lành cho nhiều bệnh nhân. Ở Hà...

Exit mobile version