Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Bên trong nơi chế tạo chiến đấu cơ hiện đại nhất của Pháp

Với giá thành lên đến gần 80 triệu USD và mất tới 20 năm để phát triển, Rafale là một trong những biểu tượng cho sức mạnh quân sự Pháp ở châu Âu.

Ben trong noi che tao chien dau co hien dai nhat cua Phap
Được đưa vào sản xuất hàng loạt bắt đầu từ ngày 18/5/2001, các chiến đấu cơ Rafale do Pháp tự thiết kế và sản xuất nổi tiếng với sự đắt đỏ của mình. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Ben trong noi che tao chien dau co hien dai nhat cua Phap-Hinh-2
Hiện tất cả các chiến đấu cơ Rafale trên thế giới đều được lắp ráp bởi hãng Dassault Aviation có trụ sở đặt tại Paris, Pháp. Dassault Aviation vừa là hãng công nghiệp máy bay của Pháp vừa chế tạo, lắp ráp các loại máy bay quân sự, vừa phục vụ trong ngành hàng không dân dụng. Nguồn ảnh: Reuter.
Ben trong noi che tao chien dau co hien dai nhat cua Phap-Hinh-3
Tính riêng tới năm 2013, giá thành của một chiếc tiêm kích đa năng Dassault Rafale đã lên tới 74 triệu Euro cho phiên bản Rafale B; phiên bản Rafale M thậm chí còn có giá đắt đỏ hơn, lên tới 79 triệu Euro cho mỗi chiếc. Nguồn ảnh: Medi.

Với giá thành quá đắt đỏ cho một chiến đấu cơ đã được phát triển từ những năm 70 của thế kỷ trước, hiển nhiên là Dassault Rafale không giành được nhiều sự ưu ái trên thị trường xuất khẩu và thậm chí ngay cả trong nước, Rafale cũng được sử dụng một cách hạn chế. Nguồn ảnh: VOA.

Tính tới tháng 7/2017 vừa rồi, nghĩa là trải qua 31 năm kể từ chuyến bay thử thành công đầu tiên của phiên bản Rafale A thử nghiệm, chiến đấu cơ này mới chỉ được sản xuất 160 chiếc và được sử dụng bởi lực lượng Không quân bốn nước trên thế giới bao gồm Pháp, Ai Cập, Qatar và Ấn Độ. Nguồn ảnh: Gettyimg.

Trong quá khứ, Brazil, Singapore, Kuwait và nhiều quốc gia khác đã từng tìm cách tiếp cận và ngồi vào bàn đàm phán với phía Pháp để đặt mua các phi cơ Rafale này nhưng đều từ chối do vấn đề giá thành quá cao trong khi tính năng chiến đấu của Rafale hoàn toàn không có gì nổi bật nếu không muốn nói là đã có phần lỗi thời. Nguồn ảnh: Gettyimg.

Có phi hành đoàn từ 1 tới tối đa 2 người, chiến đấu cơ hai động cơ này có chiều dài 15,27 mét, sải cánh rộng 10,8 mét, diện tích mặt cánh vào khoảng 45,7 mét vuông và có trọng lượng rỗng tùy phiên bản từ 9,85 tấn tới 10,6 tấn. Nguồn ảnh: Globe.

Rafale được trang bị 2 động cơ Snecma M88 do Pháp tự sản xuất, cho phép chiến đấu cơ này có thể cất cánh với trọng lượng tối đa khoảng 24,5 tấn. Nguồn ảnh: Quartz.

Lượng nhiên liệu tối đa mà chiến đấu cơ này có thể mang theo vào khoảng 4,7 tấn, chưa kể các bình nhiên liệu gắn ngoài cho phép nó có tầm hoạt động tối đa khoảng 3700 km. Nguồn ảnh: Quartz.

Rafale có tổng cộng 14 giá treo vũ khí cho phiên bản dành cho Không quân và 13 giá treo vũ khí cho phiên bản dành cho Hải quân cho phép nó mang theo được tối đa 9,5 tấn bom. Ngoài ra, Rafale còn được trang bị 1 pháo 30 mm với cơ số đạn 125 viên tổng cộng. Nguồn ảnh: Youtube.

Chiến đấu cơ Rafale có vị trí khá đặc biệt trong Không quân Pháp và nước này có kế hoạch đưa vào trang bị ít nhất 286 Rafale ở tất cả các biến thể, tuy nhiên đến năm 2015 con số này chỉ mới đạt khoảng 135 chiếc kể cả biến thể Rafale M dành cho hải quân. Nguồn ảnh: Quartz.

Bàn về nghệ thuật diễn xuất sân khấu

Khái niệm Nghệ thuật diễn xuất, hay nghệ thuật trình diễn, nghệ thuật biểu diễn… được dùng chỉ một nghệ thuật vốn tồn tại bằng phương thức “diễn” trên sàn...

Chợ Lớn năm 1925 qua ống kính của người Pháp

Cùng khám phá nền “kinh tế lúa gạo” và nhiều điều lý thú khác ở Chợ Lớn năm 1925 qua loạt ảnh quý giá do người Pháp thực hiện. Ảnh:...

Thơ Chữ Nôm nước ta tại thư viện đại học Yale – Hoa Kỳ

Trường Đại học Yale là một trong các Đại Học uy tín và lâu đời nhất nước Mỹ. Yale là tư thục nhưng lại là một tổ chức phi lợi...

Giá trị của đồng tiền thuở xưa

Năm 1934 gia tộc nhà ông Lê Phát Đạt – ông Huyện Sỹ ( ông ngoại Nam Phương Hoàng Hậu) gả Nguyễn Hữu Thị Lan về làm hoàng hậu nhà...

Vẻ đẹp “ngỡ ngàng” của những công trình kiến trúc Pháp cổ tại Hà Nội

Thủ đô Hà Nội, bên cạnh những tòa nhà cao tầng, hiện đại, đan xen với nó là những vẻ đẹp của kiến trúc Pháp cổ. Nhà hát lớn, Nhà...

Đà Lạt một thế kỷ trước

Hồ Xuân Hương hoang sơ, khách sạn Palace tráng lệ, chợ Đà Lạt sầm uất… là loạt ảnh Đà Lạt thời thuộc địa qua ống kính nhà địa lý Pháp...

6 quả chuông trong Nhà Thờ Đức Bà

Sáu quả chuông nặng trên 28 tấn, trên 100 tuổi thọ. Nằm ngang tầm với nóc nhà thờ. Cách mặt đất chừng hơn 20 thước. Được chuyên chở từ Marseille...

Vua Gia Long với việc đúc tiền, bạc

Xứ Bắc kỳ tiêu tiền nhà Lê, nhà Tây Sơn cho đến khi vua Gia Long đúc tiền, bạc mới (1803). Vua Gia Long đã đúc tiền vàng, bạc, tiền...

Xóm lò Gốm Sài Gòn xưa

Kể từ mùa xuân Mậu Dần 1698 khi Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh được Chúa Nguyễn Phúc Chu cử vào nam kinh lược, “lấy đất Nông Nại làm phủ...

Chuyện đời của cầu Bình Lợi xưa

Thuở nhỏ tôi vẫn nghe vài câu chuyện về cầu Bình Lợi. Những câu chuyện đó không vui, toàn là chuyện tự vẫn vì thất tình, mang nợ ba`i bạc...

Những hình ảnh không thể không xem về Sài Gòn năm 1996

Khung cảnh nhộn nhịp ở bến xe Chợ Lớn, các công nhân tại công trường xây dựng, đường phố ở trung tâm thị trấn Hóc Môn… là loạt ảnh đáng...

Nguyên văn ít biết của câu “hậu sinh khả úy”

“Hậu sinh khả úy” là một câu thành ngữ dùng để chỉ tài năng của lớp trẻ, cho rằng họ đáng được tôn trọng, vì họ thông minh, dễ thích...

Exit mobile version