Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Đồ nhựa dùng một lần nguy hiểm như thế nào?

Nhiều quốc gia trên thế giới đã “tẩy chay” đồ nhựa dùng một lần vì lo ngại ô nhiễm môi trường và hiểm họa khôn lường tới sức khỏe con người.

Làn sóng tẩy chay các đồ nhựa dùng một lần khắp thế giới

Ngày 18/9/2016, Pháp thông qua luật cấm tất cả cốc, chén, dao, muỗng… sử dụng một lần làm bằng nhựa. Đây được xem là quốc gia đầu tiên cấm sử dụng các loại dụng cụ đựng thức ăn tiện lợi này.

Bắt đầu từ năm 2020, Pháp sẽ chấm dứt sự phụ thuộc đối với các loại đồ nhựa chỉ dùng một lần là vứt vào thùng rác.

Mỗi năm, chỉ riêng nước Pháp đã thải ra 4,73 tỷ cốc nhựa và khoảng 17 tỷ túi nhựa từ những siêu thị và quán cà phê trên khắp đất nước.

Trước đó, nhiều nước trên thế giới bao gồm Mỹ và Canada cũng đã thông qua lệnh cấm sản xuất và sử dụng những chiếc cốc nhựa dùng một lần.

Tuy không quyết liệt như Pháp, nhưng trước đó 13 năm, Đài Loan đã tiên phong mạnh tay thực hiện những biện pháp nhằm giảm thiểu số lượng sử dụng đồ nhựa dùng một lần cũng như chiến dịch làm sạch đường phố.

Theo đó, những sản phẩm như bát, túi, hộp, cốc… làm bằng nhựa dùng một lần không được phép mua bán, sử dụng tại các siêu thị, cửa hàng ăn uống.

Bên cạnh đó, lãnh thổ này cũng ban hành luật cấm vứt đồ nhựa dùng một lần ra môi trường. Khi đó, mức phạt tối đa với người vi phạm là 4.310 USD.

Chính quyền Đài Loan còn khuyến khích người dân nên mang túi mua hàng hay bát đĩa của mình mỗi khi đi ăn ở nhà hàng.

Nguy cơ ung thư từ đồ nhựa dùng một lần

Trong bối cảnh hiện nay, những hành động dứt khoát và quyết liệt của Pháp, Đài Loan… là điều rất cần thiết và kịp thời vì giúp giảm nhẹ được những vấn đề về chất thải ra môi trường.

Tuy nhiên, không chỉ là vấn đề về môi trường, chúng ta sẽ phải bỏ ngay thói quen sử dụng đồ nhựa dùng một lần khi biết mức độ độc hại của chúng với sức khỏe người tiêu dùng.

Với tính năng nhẹ, bền, dễ sử dụng… đồ nhựa dùng một lần đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng. Những chế phẩm này rất được ưa chuộng tại những cửa hàng đồ uống, đồ ăn nhanh hay trong những buổi party, picnic dã ngoại.

Tuy nhiên, chính vật dụng tiện lợi, hữu ích và tưởng chừng như vô hại này lại chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn tới sức khỏe.

Theo các nhà khoa học Mỹ và Canada, các loại cốc nhựa dùng một lần trên toàn thế giới đều được sản xuất từ loại nhựa gọi là Polystyrene hay chính là nhựa mang nhãn số 6.

Polystyrene (viết tắt và thường gọi là PS) là một loại nhựa khá rẻ tiền, có màu trắng, trọng lượng nhẹ, tính dẻo nên thường được sử dụng trong khâu đóng gói bao bì.

Báo cáo nghiên cứu của Chương trình độc chất học quốc gia của Mỹ cho biết, chất Polystyrene khi gặp nhiệt độ thấp hoặc nhiệt độ cao có thể giải phóng ra chất Styrene vô cùng độc hại.

Styrene là một chất gây ung thư, có thể phá hủy DNA trong cơ thể người, gây dị tật thai nhi, rối loạn hệ thần kinh (mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ), ảnh hưởng đến nồng độ máu (lượng tiểu cầu thấp, gây đột quỵ),….

Đặc biệt, chất Styrene là rất dễ xâm nhập vào cơ thể. Và dù nhiễm độc với nồng độ nhỏ cũng có thể để lại hậu quả xấu đối với sức khỏe.

Ngoài ra, trong các sản phầm nhựa còn thường chứa một chất BPA được chứng minh có khả năng gây ung thư, tác động đến não làm chậm phát triển, gây viêm gan, rối loạn nội tiết và vô sinh.

Ký hiệu trên chai nhựa cần lưu ý:

Số 1: Nhựa PET (nhựa polyethylene terephthalate): Các chai nhựa có kí hiệu này chỉ nên sử dụng một lần. Nếu tái sử dụng nếu đựng nước nóng quá 70 độ C, không chỉ biến dạng mà còn phân giải ra các chất có hại cho sức khỏe.

Số 2: Nhựa HDPE – polyethylene có mật độ cao. Các chai nhựa này có khả năng chịu nhiệt tới 110 độ C, thường được dùng đựng thực phẩm, sữa tắm hoặc các vật có độ tinh khiết cao.

Tuy không thải ra chất độc nào nhưng khi được tái sử dụng chúng, loại nhựa này khó làm sạch, các chất còn sót lại rất dễ trở thành ổ vi khuẩn.

Số 3: Nhựa PVC. Chất này có thể giải phóng rất nhiều khi ở nhiệt độ cao nên thường có trong áo mưa, vật liệu xây dựng, hộp nhựa… Loại nhựa này cũng chỉ được phép sử dụng cho thực phẩm, đồ uống có nhiệt độ dưới 81 độ C.

Số 4: Nhựa LDPE – polyethylene mật độ thấp. LDPE khá phổ biến trong các hộp mì, túi đựng hàng, vỏ bánh kẹo…Chất này không thể làm nóng trong lò vi sóng vì sẽ giải phóng chất độc hại.

Số 5: Nhựa PP (nhựa polypropylene). PP thường có trên nắp hoặc đáy cốc cà phê, chai sữa thường, sữa chua hoặc chai nước trái cây. Chất này thường chịu được ở nhiệt độ 167 độ C nên có thể tái sử dụng, quay trong lò vi sóng.

Số 6: Nhựa PS (polystiren). PS thường có ở các cốc uống nước, hộp xốp đựng thức ăn chỉ sử dụng một lần, tức là không tái sử dụng. Khi sử dụng ở nhiệt độ cao, các chế phẩm này thường sản sinh ra chất Styrene cực độc.

Số 7: Nhựa PC. PC được sử dụng rất phổ biến, nhất là làm chai sữa, cốc dùng một lần. Sản phẩm chứa loại nhựa này có chứa BPA rất nguy hiểm, có thể phân giải ra chất gây ung thư.

Cuộc cải cách để bành trướng toàn cầu của quân đội Trung Quốc

Quân đội Trung Quốc đã bắt đầu cải cách cùng với cả đất nước này từ cuối thập niên 1970. Động cơ khác thúc đẩy cải cách quân đội là...

Kẹt xe ngày trước ở Sài Gòn

Những khoảnh khắc đẹp của Sài Gòn ở những thập niên trước thật dễ khiến người xem nao lòng. Với nhịp độ hối hả của cuộc sống hiện đại, chúng...

Quần xà lỏn là gì? Quần đùi, quần xoóc là gì?

Chiếc quần đùi đã không còn xa lạ gì đối với mỗi chúng ta. Tên gọi của nó bắt nguồn từ đặc điểm ống quần ngắn, chỉ đủ che phần...

Huế năm 1962 – 1963 qua ống kính của Ned Scheer

Chùa Thiên Mụ nhìn từ trực thăng, khách sạn của Lính Mỹ, một góc Tử Cấm Thành… là loạt ảnh sinh động về Huế 1962-1963 do cựu binh Mỹ Ned...

Cung Trầm Tưởng và những bản Tình ca Paris

Khoảng đầu thập niên 1960 của thế kỷ trước, trên văn đàn miền Nam xuất hiện tên tuổi của một nhà thơ trẻ với các bài thơ tình mà bối...

Ngôi chùa 100 năm tuổi của người Hoa ở trung tâm Sài Gòn

Chùa Trường Thạnh nằm trong khu dân cư người Hoa ở trung tâm Sài Gòn, ra đời vào thời kỳ Pháp thuộc. Chùa Trường Thạnh tọa lạc trên đường Yersin...

Hà Nội giai đoạn 1920 – 1930 qua ảnh

Xe điện phố Hàng Đào, rồng ‘lội nước’ hồ Gươm, quan thầy Pháp ngồi xe kéo… là loạt ảnh đặc sắc về Hà Nội những năm 1920-1930 do nhiếp ảnh...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 19/25 – Nghi vấn về tiếng roi

Hồi tiền chiến, miền Nam có một bài tân nhạc rất thịnh hành, trong đó có một câu ca như thế nầy: Muôn năm xưa còn roi dấu Đã bảo...

Trang phục Miền Nam năm 1935

Các hình vẽ của chuyên khảo trang phục người An Nam ở Miền Nam năm 1935 (Monographie dessinée de Indochine Cochinchine (năm 1935) Tome 2) Bộ Chuyên khảo bằng tranh...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 3/25 – Những đảo âm nội bộ trong chủng Mã Lai

Chương này vẫn cứ nghiên cứu về ngôn ngữ, nhưng nó sẽ đưa ta về dân tộc học, và chúng tôi phải điên đầu với những nhận xét sau đây,...

Ai Đã Đặt Tên Cho Các Đường Phố Saigon Trước 1975?

Thưa quí vị, Từ lâu, tôi đã có dịp bày tỏ lòng ngưỡng mộ và khâm phục về việc đặt tên cho các đường phố tại Saigon vào năm 1956,...

Đền thờ Thủy Tổ Quốc Mẫu

Đền Tiên là ngôi đền thiêng, tọa ngự trên địa bàn phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì. Đây là ngôi đền thờ Thủy Tổ Quốc Mẫu, hay còn gọi...

Exit mobile version