Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Áo tơi một thuở

Những tháng ngày gần năm mươi năm về trước, tuy còn rất nhỏ nhưng tôi cũng đã từng theo mấy chị, mấy anh trong làng đi bứt lá nón để kiếm cơm. Hồi ấy, khi tiếng gà bắt đầu cất tiếng gáy canh năm thì mẹ lay dậy, vác chiếc đòn xóc, cầm gói cơm muối mè bước ra bến sông quen thuộc bơi chiếc ghe nan về phía thượng nguồn vào cánh rừng Phường Rạnh để tìm bứt lá nón. Khi mặt trời sắp khuất đỉnh núi Bàn Cờ thì mọi người mới í ới gọi nhau gánh hai bó lá nón ra bến Đá xuôi về làng. Những đọt lá nón non còn e ấp chưa bung thành tán lá được mẹ trải phơi trên bãi cát bỏng rát trưa hè khô queo mới bó lại đem về. Các mẹ, các chị dùng gói giẻ hơ lửa than nóng để vuốt cho thẳng những chiếc lá khô cong riết mỏng manh rồi chằm những chiếc nón để bán lấy tiền mua gạo chờ ngày giáp hạt. Bao lão nông tri điền ở quê như chú tôi cũng lấy lá nón chằm những chiếc áo tơi mặc tránh mưa. Áo tơi quê nhà luôn gắn bó, gần gũi với bà con nông dân quanh năm chân lấm, tay bùn, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để làm ra củ khoai, hạt gạo.

Minh họa: HOÀNG ĐẶNG

Về quê lần này, bất chợt nhìn lên cái giàn tre ngâm vững chắc của chuồng bò được xây bằng gạch, thấy chiếc áo tơi của chú tôi đang treo lủng lẳng. Lớp mạng nhện giăng giăng chằng chịt cùng với lớp bụi phủ màu thời gian đã cho thấy chiếc áo tơi được treo ở đây từ lâu lắm rồi. Nhận diện lại chiếc áo tơi, bao ký ức tuổi ấu thơ về cái làng quê nghèo khó ngày trước lại chộn rộn ùa về. Lại nhớ như in chiếc áo tơi cũ kỹ, ố vàng của mẹ ngày nào.

Chiếc áo tơi ngày xưa là sản phẩm quý giá, luôn đồng hành với cuộc sống vô vàn cơ cực của bao thế hệ nông dân. Còn nhớ, có lần mưa giăng mờ cả cánh đồng, gió xô giật từng đợt rần rật lạnh cóng, một mình mẹ khoác trên người chiếc áo tơi cúi rạp người mải miết cấy ráng cho xong sào ruộng.

Bóng mẹ gầy guộc, liêu xiêu trải dài trên mặt ruộng mới bừa đục ngầu màu phù sa nhọc nhằn, lam lũ giữa cánh đồng chiều mênh mông hiu quạnh. Mẹ không có bạn cấy, không có người bên cạnh để vừa làm vừa trò chuyện cho vơi phần mệt nhọc. Mẹ chỉ có chiếc áo tơi che mưa, ủ ấm và nó như một người bạn tri kỷ, thân thương với quãng đời dằng dặc của mẹ. Tôi cũng từng khoác áo tơi vắt vẻo trên lưng trâu trong những ngày mưa dầm dề, ướt át nên càng quý trọng tấm áo tơi ngày ấy.

Đã mấy chục năm rồi, hình ảnh chiếc áo tơi được chằm bằng lá nón ở quê tôi hình như đã được chôn vùi, lấp kín vào dĩ vãng, bởi không còn thấy ai khoác  chiếc áo tơi ra đồng nữa. Cả làng cũng hiếm có nhà nào còn giữ lại chiếc áo tơi cũ nát, bạc phếch màu gió sương, mưa nắng tảo tần như chú tôi. Tôi thầm nghĩ trong suốt chặng thời gian đã đi qua có nhiều loại nông cụ xa xưa cũng đã trôi dần theo quá khứ, thế nhưng chú chỉ giữ lại mỗi chiếc áo tơi. Mà cũng phải thôi, áo tơi luôn sẻ chia, đồng  hành với chú như một người bạn chân chất hiền lành, cùng hứng đội những cơn mưa ào ào xối xả, cùng chú lặn lội giữa đêm hôm khuya khoắc tháo nước, be bờ, để đặt lờ, giăng lưới bắt cá mỗi mùa nước sông dâng lên đồng. Không biết áo tơi ra đời từ bao giờ, nghe nói nó xuất hiện ở quê tôi từ thuở cơ cực hàn vi, từ đời này sang đời khác.

Bây giờ chiếc áo tơi của chú vẫn được treo im lìm trên gác chuồng gia súc trong lớp mạng nhện giăng giăng chằng chịt. Chắc có lẽ ông đã coi nó là vật kỷ niệm để luôn hoài tưởng về những tháng ngày nhọc nhằn đã qua. Chiếc áo tơi xưa cũ vô tri, vô giác thật  nhưng nó đã gói gém ở trong đó biết bao khắc khoải, nỗi niềm, bao buồn vui, sướng khổ. Một chiếc áo lá nón quá đỗi giản dị, phong phanh mà lại cứng cáp, mạnh mẽ phi thường trong gió mưa, lạnh lẽo…

Nón Tây Hồ – Chiếc nón bài thơ

Từ lâu chiếc nón bài thơ gắn với tà áo dài đã trở thành biểu tượng của người con gái Việt nói chung và người thiếu nữ Huế nói riêng. Nói...

Chửi thề, văng tục !

Ngày nay hầu như nước nào cũng biết tổ chức lễ tuyên thệ. Giơ tay, mở miệng thề. Tổng thống thề lèo lái con thuyền quốc gia tới bến vinh...

Tư Duy Trong Thơ Nguyễn Khuyến

Hơn nửa thế kỷ vừa qua, trong chính sách văn hóa, chính quyền toàn trị đã thuyên chuyển Nguyễn Khuyến vào ngạch văn công yêu nước, thơ Nguyễn Khuyến trở...

Ký ức của một sĩ quan Pháp trong cuộc xâm lược An Nam

Chúng tôi đã chôn họ xuống cát như những con chuột, những người đàn ông An Nam rất xấu xí, gầy gò, rách rưới, khốn khổ, chỉ được trang bị...

Ký ức về những bài học thuộc lòng thời Tiểu học VNCH

Dân miền Nam, những ai bây giờ chừng 55 tuổi trở lên, chắc đều nhớ rõ cách tổ chức độc đáo ở các lớp bậc tiểu học cách đây hơn...

‘Nước cờ Tam Điệp’ trong cuộc chiến chống quân Thanh của Ngô Thì Nhậm

Năm 1789, Hoàng đế Quang Trung chỉ mấy ngày đã diệt 29 vạn quân Thanh nhưng ít người biết thắng lợi này có tiền đề từ “nước cờ Tam Điệp”...

Về ‘nước Việt Thường’ trong lịch sử

1. Nước Việt Thường trong sử sách xưa và nay Trong cổ thư Trung Quốc, Thượng Thư (thế kỷ 3 TCN) là tác phẩm đầu tiên chép chuyện nước Việt...

Đá cá lăn dưa là gì?

Người Nam Kỳ gọi những thằng láo cá lưu manh, kiểu như ăn giựt, tiểu yêu trong xóm làng là cái đồ ..." Đá cá lăn dưa" Đây là câu...

Về tên gọi Cochinchine/Cochinchina

Về tên gọi này, Wikipedia, bản tiếng Việt viết như sau: “Nguồn gốc tên gọi Cochinchine trong Pháp ngữ được các nhà nghiên cứu giải thích theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, giả...

Nghĩ về nghệ thuật của Thái Thanh

“… Nàng là một người đàn bà hát như một người đàn bà. Nàng mang trong giọng hát những ngày vui tươi và những ngày sầu khổ của đời nàng,...

Huình Tịnh Của và pho Quốc Âm Tự Vị của ông

Xây đắp cho văn quốc ngữ trong buổi đầu ở Nam kỳ, ngoài Trương Vĩnh Ký còn một người nữa cũng đáng kể là Huỳnh Tịnh Của (thường ký tên...

Tản mạn về bánh Màn Thầu

Chuyện kể rằng vào thời Xuân Thu, cổ nhân đã bắt đầu chưng hấp bột mỳ sau khi lên men mà ăn. Tới thời nhà Hán, thức ăn chế biến...

Exit mobile version