Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Cửa hàng bán bánh kẹo ở Hà Nội thế kỷ 19 qua lời kể của người Pháp

Phố du Sucre (nay là phố Hàng Đường) tập trung nhiều cửa hiệu bán mứt, kẹo, bánh quy.

Cửa hàng bán bánh kẹo ở Hà Nội thế kỷ 19 qua lời kể của người Pháp

Trích từ cuốn Một chiến dịch ở Bắc Kỳ của Charles Édouard Hocquard, bác sĩ quân y Pháp làm việc ở Việt Nam từ 1884-1886.

Một con phố nhỏ lúc nào cũng đông trẻ nhỏ ngây người trước các cửa hàng, đó là phố du Sucre (nay là phố Hàng Đường – dịch giả) của những người làm bánh kẹo và làm mứt.

Cả một loạt kẹo bánh bày làm nhiều tầng trên những tấm ván có giá đỡ bên dưới. Có những chiếc thúng to và tròn đựng đường cát đầy có ngọn, sản phẩm của xứ này.

Mía được trồng nhiều ở Bắc Kỳ. Nhưng người bản xứ không biết làm ra đường tinh mà chỉ làm được hai loại đường bột. Đường cát chất lượng kém cả về mã ngoài và vị ngọt là loại hai. Còn loại một thì trắng tinh gồm những tinh thể nhỏ.

Các hàng mứt bán cả đường phèn trắng hoặc vàng, mứt quả, kẹo nu-ga nâu dùng hạt lạc thay hạnh nhân, mứt hạt sen…

Họ bán lẻ chum-chum (rượu ngang – dịch giả) tức là rượu gạo bằng cách dùng một cái thìa làm bằng một nửa vỏ quả dừa, có cán tre để đong.

Như tên gọi, rượu này được làm bằng gạo, màu trắng, mùi hơi khó chịu, khoảng hai mươi lăm, hai mươi sáu độ cồn. Dụng cụ cất rượu của họ rất tồi, để lẫn vào nhiều chất có mùi khét nên rượu có vị khó ưa, người Âu nào uống thử cũng phải nhăn mặt. Tuy nhiên, đó lại là thứ đồ uống lên men duy nhất và thông dụng của người An Nam.

[…]

Ở phố Hàng Đường cũng có một số bánh kẹo hợp với khẩu vị người Âu, vấn đề là phải mua ở “nhà sản xuất nổi tiếng” như ở Pháp vậy.

Bánh quy An Nam ngon, được làm bằng bột gạo với đường, dùng con lăn bằng gỗ cán mỏng trên mặt phiến đá, được nướng rất nhỏ lửa. Bánh được cắt thành miếng nhỏ, dùng giấy trắng in tên và biểu tượng cửa hiệu bên ngoài, gói thành từng gói bốn hoặc sáu chiếc.

Cửa hàng còn có loại bánh tròn, to bằng đồng bạc, làm bằng bột gạo và táo rất ngon. Người An Nam làm rất khéo kẹo thơm, kẹo mật và một loại kẹo lạc rất giống kẹo nu-ga đào lạc của Montélimar (Montélimar: Một địa danh của Pháp, nổi tiếng về sản xuất kẹo nu-ga – dịch giả).

Biển hiệu của mỗi cửa hàng được treo từ trần nhà bên trên giá hàng. Có khi là một mảnh ván vuông sơn đỏ, chữ tên hiệu thếp vàng, có khi là hai quả gỗ to tròn dạng như quả thanh yên, treo bằng dải đỏ hoặc xanh, khi thì là tượng Phật hoặc một vị thánh.

Biển nào cũng viết khẩu hiệu chữ to, tập trung vào chủ đề chính như “chúc vạn phúc” hoặc “sẽ làm quý khách đặc biệt hài lòng”, tóm lại là những lời tốt đẹp nhất.

VÔ CẢM…

Sự vô cảm bầy đàn như mãnh thú Rình rập đời rừng rú xé lương tri Mang trái tim đong đếm riết chai lì Trong sâu thẳm vẫn hoang mang…...

Những điều người Việt có thể học người Hoa

Giống là vậy, thế nhưng nhìn cho kĩ, nhiều điều của xứ Hoa vẫn cứ khác xứ Việt.  Nếu bạn gặp ai lần đầu ở xứ lạ, mà người đó...

Quán của một thời và những ký ức vui buồn

Quán của một thời, không chỉ là quán, mà là một góc nhân gian Sài Gòn, quay mặt ra phố hứng lấy sóng gió thời cuộc để phân vân, trăn...

Tìm hiểu về kì thi Hương ở Thành Nam xưa

Trường thi Hương Nam Định hay trường thi Sơn Nam, là một trong 9 trường của cả nước, có từ thời Lê. Trường thi Sơn Nam vốn trước kia đặt...

Khoa Cử Việt Nam – Phần 2: Thi Đình – Chương chín: Vinh quy – Khao vọng – Bổ dụng

Tin người đỗ đưa về làng, hương chức, dân làng họp ở đình, cắt cử người ra gập Tân khoa để ấn định ngày vinh quy, rước về nguyên quán....

Mỹ thuật thời kỳ Hùng Vương

Phần trước chúng ta nói về mỹ thuật việt nam “thời kỳ hình thành cơ tầng văn hóa nghệ thuật bản địa”, tức là thời tiền sử. Ngay sau thời...

Sài Gòn tứ đổ tường – Cờ bạc

Một số người Việt, đặc biệt là người Sài Gòn xưa, thường có trong mình dòng máu ‘đỏ đen’ của thần đổ bác. Ngày xưa, các cụ thường ngồi ‘xoa’...

Mì tây, miến Tàu và bún ta

Lần ghé thăm Đà Nẵng, được anh bạn rủ đi ăn mì Quảng. Ăn đang ngon, tôi lỡ dại buột miệng: – Mì ăn với… bánh phở à? Tưởng là...

Ngày tết nghĩ về ngũ thường trong tâm thức Việt

Một mùa xuân lại về trên đất nước ta. Chào Xuân Ất Mùi 2015. Như vậy là bốn mươi cái tết đã đến kể từ sau khi đất nước thống...

Tưởng Giới Thạch – Tổng thống Trung Hoa Dân quốc

Tưởng Giới Thạch (1887-1975) là nhà lãnh đạo chính trị và quân sự người Trung Quốc, chủ tịch Quốc dân đảng trong năm thập niên, và là người đứng đầu...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 13/25 – Yếu tố Mê-na-lê trong Việt ngữ

Khi Lạc bộ Trãi di cư đến V.N. thì họ chưa biết nông nghiệp, theo tiền sử học. Nhưng theo nhơn chứng là Lạc bộ Mã (nhóm Mường) di cư...

Tại sao nói ba hồn bảy vía

Cụm từ "ba hồn bảy vía" tương đương với "tam hồn thất phách" (三魂七魄). Đây là một quan niệm của Đạo Giáo có ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam....

Exit mobile version