Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Lời tâm tình đầy nước mắt của một nữ sinh trung học năm 1972

Bài viết dưới đây được một nữ sinh trung học ở Qui Nhơn viết năm 1972, là những lời tâm tình đẫm nước mắt vì lỡ mối duyên đầu.

Chiều buồn len lén tâm tư.
Mơ hồ nghe lá thu mưa…

Trời lại khóc, dễ chịu nhưng buồn. Mà tại sao thế nhỉ? Tại trời lạnh hay tại hồn em bơ vơ? Thôi đừng ai hát gì nữa, hãy để em yên thân năm nay. Em chẳng muốn nghĩ gì về ngày cũ, kỷ niệm nào cũng đẹp và đáng nhớ dù vui hay buồn. Mười bảy tuổi bắt đầu bằng những hạt cát, sóng biển và những vì sao. Chấm dứt bằng gì nhỉ? Có lẽ cũng bằng những thứ ấy thôi. Đã bảo đừng khóc mà sao em cứ khóc hoài! Nên quên tất cả, chỉ cần nhớ những gì thuộc về năm nay cho đến khi thi. Đã bảo vậy, sao trong em vẫn có thứ gì kỳ lạ, không xác định được, đành cứ để lãng đãng như mây trời! Ơi! Thiên hạ gần gũi nhưng xa lạ, trìu mến nhưng vô tình. Đây chẳng là lần cuối hay lần đầu, chỉ là tiếng gọi từ tiềm thức khi nhớ về ngày cũ. Em chỉ là hạt cát trên bãi biển , là hạt mưa vô tình vướng trên tóc thôi sao? Làm thế nào cho sợi khói xanh không còn vướng mắt em nữa, nó tím thật rồi. Tím đầy trong mắt khiến em chẳng còn biết gì. Em chỉ mong thời gian và những giọt mưa sẽ làm cho màu tím đó nhạt phai. Bây giờ hồn em lạnh và có nhiều đổi khác. Nỗi đau đã làm em tỉnh ra hay điên hồn?

Niềm vui đến rồi qua mau không đọng lại, còn nỗi buồn… tràn tới và ngủ yên trong tâm hồn. Em đã bắt đầu niên học với sự hăng say học hành, nhưng bây giờ thì bằng những đêm nước mắt trước bàn học. Hy vọng cuối năm cũng sẽ đáp tàu đi về miền khác. Em muốn quên tất cả, để ít ra em cũng sống cho em được vài giờ với niềm vui thực sự. Xin những đêm nước mắt hãy bỏ quên em.

Em là con sò tím, còn những người chung quanh em là những hạt cát… và em muôn đời cũng là con sò tím thu mình trong vỏ để trốn lạnh, thật lạnh lùng và bơ vơ. Nghĩ lại những giận hờn xưa cũ, thấy mình ngu ngơ và thèm khóc chi lạ. Giận hờn nào rồi cũng qua đi, thương nhớ nào rồi cũng phôi pha, nhưng thương nhớ trong em vẫn đậm nét chứ chẳng phôi pha đâu. Một ngàn lần thì cũng người ta đó thôi. Muôn đời xa lạ. Người mơ không đến bao giờ!… Và tự nhiên trong em cảm nhận là người đã đến, nhưng chỉ thoáng qua rồi lại ra đi như mùa Thu. Ôi! Nào ai có hiểu! Bây giờ thì bắt đầu, nhưng bây giờ cũng chấm dứt. Em sẽ giữ như giữ những giọt nước mắt buồn phiền. Một lần rồi thôi, sẽ chẳng bao giờ còn giận hờn vu vơ.

Thế là trong em cho rằng đã hết, mong manh như giọt sương. Rồi em biết có một hôm nào đó, giấc mơ tàn phai, những giọt sương chẳng còn, tất cả chẳng còn gì và em mãi mãi bạn với buồn phiền. Hình như với em chẳng có tháng ngày và thời gian nữa. Từ hồi nào nhỉ? Em có còn để ý gì đâu? Mùa hè của những tháng ngày thơ mộng cũ chưa chấm dứt đã thấy mùa thu. Ơi! Thu muôn đời vẫn dễ thương và đầy trái đắng. Hình như người ta không muốn em vui, mà đâu có ai bắt? Lòng em nó bắt đấy thôi! Lời cuối này cho em, cho người, nhưng người chắc chẳng nghe và không bao giờ biết. Hãy giữ lấy một mình thôi. Em vẫn cười nhưng chỉ muốn cười ra nước mắt, mặc dù em đã quên chuyện cũ, mà cũ mới gì thì cũng có nỗi buồn. Chúa sinh em ra để cười, cười cho nỗi buồn của em đó thôi. Hồn em bây giờ là những mảnh vụn. Chiếc bình thủy tinh đã vỡ, vỡ nát nghiến ra. Thế mà em vẫn muốn giữ lại những mảnh vụn ấy làm gì? Mím môi cười mà nhớ thương khôn nguôi…

Em vẫn hoài là chiếc bóng âm thầm dùng để lấp đầy khoảng trống. Lá đổ muôn chiều ôi lá úa… Úa như hồn em chiều nay, một chiếc lá rơi, bay vào nằm im một góc trong hồn, kết thúc một cuộc sống chỉ mới bắt đầu.

Trời cứ mưa hoài. Dễ thương nhưng gợi nhớ. Nhìn mưa, tự nhiên em bật khóc, em chỉ muốn ngồi yên tại cửa sổ nghe hồn mình lên tiếng, đón gió và mưa hắt vào. Em nhìn hoài , vào tận cùng của đêm tối, có thấy gì đâu. Chỉ có khoảng trống và những giọt mưa.

Il pleut dans mon coeur
Comme il pleut sur la ville …

Hai câu thơ của Paul Verlaine giờ em mới thấy có ý nghĩa. Này thiên hạ, cho em được một lần lên tiếng trách móc để rồi quên. Cho đêm nay em ngủ thật bình yên, đừng mộng mị và đừng vỗ về những ý tưởng. Cho em một lần nhìn thấu suốt, thật lặng yên đừng suy nghĩ. Hãy để hồn thật trống vắng, cho mi em đừng chết và cứ mở hoài như thế, để đừng tan biến những giọt sương em muốn giữ. Chẳng bao giờ em còn mong khung cảnh đầm ấm ngày xưa trở về. Cứ tất cả là mây trời, bay đi và nhường lại bầu trời trong vắng lại cho em. Ơi! Người đã quên rồi hay chưa? Em tưởng là sẽ quên, nhưng nghĩ lại, sao em vẫn buồn và trong em vẫn ước mong một điều gì đó. Nguyện cầu là để vỗ về tâm tưởng, sự thật là điều trái hẳn giấc mơ. Em ghét sao là những nụ cười, nó sâu sắc và chỉ làm em muốn khóc. Em cảm thấy như là nó nhọn khiến đau lòng lắm vậy. Hình như cái gì cũng bắt đầu bằng niềm vui và kết thúc bằng nỗi buồn, tận cùng nỗi buồn là quãng nhớ mênh mông, phải không?

Nghìn trùng xa cách, đời đứt ngang rồi.
Còn lời trăn trối gửi đến cho người…
Ơi! Người ơi!

Đệ nhất cung điện của các vua nhà Nguyễn

Không chỉ là biểu tượng cho quyền lực của nhà Nguyễn, điện Thái Hòa còn được coi là đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc cung đình Huế. Nằm ở...

Cách đổi ngày dương lịch ra ngày can chi

Ngày can chi : Ngày can chi theo chu kỳ 60 , độc lập không lệ thuộc vào năm tháng âm lịch hay năm tháng can chi- (Kể cả tháng...

Lịch sử tà áo

Có phải em mang trên áo bay, Hai phần gió thổi một phần mây. Hay là em gói mây trong áo, Rồi thở cho làn áo trắng bay. Nguyên Sa...

Họ Hồng Bàng và những vị thuỷ tổ của dân tộc Việt

Hai câu thơ ngắn dưới đây đã ghi sâu vào lòng dân tộc: “Dù ai đi ngược về xuôi, Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba”. Vấn đề nguồn gốc...

Bắp – Hương vị miền Nam – Làm sao quên được?

Cục kẹo, khúc mía, trái ổi, củ khoai, trái bắp... thuở nhỏ được bà, được mẹ cho, nay nhắc lại sao ai trong chúng ta cũng thấy bồi hồi, và...

Hoài niệm về những chiếc xe đạp

Xe đạp là vật dụng rất quen thuộc với tuổi thơ của nhiều người Việt. Mới chỉ mấy chục năm trước thôi, chúng vẫn còn là niềm mơ ước của...

Quan hệ giữa nhà Tây Sơn với hải tặc Trung Hoa

Trong cuộc nội chiến nhà Nguyễn – nhà Tây Sơn (1771-1802), cũng như trong nhiều cuộc nội chiến khác trên thế giới, sự kết hợp, bổ sung lực lượng quân...

Không chiến mà thắng mới là cảnh giới cao nhất

Thời kỳ Chiến Quốc cách đây khoảng 2500 năm trước, danh tướng Tôn Tử (545 TCN – 470 TCN) đã để lại một bộ binh thư “Binh pháp Tôn Tử” có ảnh hưởng sâu...

Tại sao khi mới đẻ chưa đặt tên chính?

Theo phong tục, một người từ sinh ra đế khi chết mang rất nhiều tên gọi: Mới lọt lòng thì thằng Cu, thằng Cò, con Hĩm, thằng Mực, con Cún,...

Cư xá của những nghệ sĩ danh tiếng tại Sài Gòn

Cư xá Chu Mạnh Trinh từng là nơi cư ngụ của những gia đình nghệ sĩ nổi tiếng nhất Sài Gòn: Năm Châu, Phạm Duy, Dương Thiệu Tước, Thẩm Thúy...

Ba Tàu nghĩa là gì?

Ba tàu là cách gọi thiếu thiện cảm của người Việt đối với người gốc Hoa ở Việt Nam. Từ đầu thời kỳ Bắc thuộc (tức thế kỷ thứ 3 trước...

Thế nào là Chân, thế nào là Chính, Chân Chính rốt cuộc là gì?

"Chân chính" là tiêu chuẩn phẩm đức và nhân cách làm người. ‘Làm người chân chính', 'hành xử chân chính', 'kinh doanh chân chính',v.v... Vậy "chân chính" rốt cuộc là...

Exit mobile version