Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Thời bao cấp: Khi mất sổ gạo

Người bị mất sổ trông mới thảm hại làm sao: Mặt nghệt ra, tái xám, toát hết mồ hôi. Thế là cả tháng đó phải chạy ngược chạy xuôi để lo tạm cấp, trước khi làm được sổ mới. Bây giờ nghĩ lại cười ra nước mắt…

Không gì lo bằng mất sổ gạo

Thời bao cấp, người dân tìm mọi cách chạy bằng được vào cơ quan Nhà nước để được cấp sổ gạo. Làm việc ở phòng nọ, phòng kia cũng xin bằng được xuống sản xuất để được hưởng tiêu chuẩn lao động nặng từ 17 đến 21kg. Nhiều gia đình làm tư thương bên ngoài, bán quán nước cũng sợ cơ quan phát hiện cắt mất khẩu phần lương thực. Mỗi lần đến kỳ đong gạo mới vui làm sao: Nhà nhà xếp hàng, người người chen chúc.

Có gia đình dậy từ 3, 4 giờ sáng cử người ra xếp “nốt” , thậm chí xếp bằng cả những cục gạch. Thế là mới có cảnh người ra sau vứt bỏ phần “nốt” của người trước mong chóng đến lượt mình. Thậm chí xếp được sổ rồi, nhìn thấy một chồng cao ngất ngưởng, cứ thấp thỏm lo mất sổ.

Có người bị mất sổ trông mới thảm hại làm sao: Mặt nghệt ra, tái xám, toát hết mồ hôi. Thế là cả tháng đó phải chạy ngược chạy xuôi để lo tạm cấp, trước khi làm được sổ mới. Bây giờ nghĩ lại cười ra nước mắt…

Kỷ niệm khó quên

Tôi sinh ra và lớn lên trong thời bao cấp, tuổi thơ tôi in đậm hình ảnh thời kỳ này. Tôi không có ý định lên án, chỉ trích hay than thở về những khó khăn của thời bao cấp. Mỗi thời kỳ lịch sử có sứ mạng của nó và có những lý do để nó tồn tại.

Tôi nhớ lại thời kỳ này với nỗi thương yêu và sự khâm phục cha mẹ tôi và những người lớn cùng thời của họ. Khó khăn là thế, thiếu từ những cái nhỏ nhất, vậy mà họ vẫn vượt qua, vẫn sống trong sạch và điều vĩ đại nhất là họ vẫn nuôi dạy chúng tôi nên người.

Sống trong thời đại ngày nay, với điều kiện kinh tế tương đối tốt, và nhất là khi đã có gia đình và làm cha làm mẹ, tôi mới cảm nhận hết những gì cha mẹ tôi đã vượt qua trong thời bao cấp xa xôi ấy.

Hẳn các bạn còn nhớ câu: Buồn như mất sổ gạo. Tôi thì còn cảm nhận được nó một cách trung thực nhất, sống động nhất. Hôm ấy, mẹ tôi dậy sớm để đi xếp hàng mua thực phẩm. Trời mùa hè, nắng và oi bức, mãi gần 12 giờ trưa bố con tôi vẫn chưa thấy mẹ về. Cả nhà sốt ruột vì đã đến giờ cơn trưa. Rồi tôi nhìn thấy mẹ, thẫn thờ, mặt trắng bệch, dắt xe đạp đi vào nhà. Tôi không bao giờ quên khuôn mặt mẹ tôi lúc ấy: Nước mắt còn đọng trên mi, khuôn mặt ngơ ngác và thất thần. Mẹ chỉ nói được câu: Mất hết rồi… rồi oà lên khóc. Khi mẹ đã bình tâm lại, cả nhà mới biết, khi mẹ xếp hàng mua thịt thì bị rạch túi và kẻ gian đã lấy sạch tem phiếu và tiền. Ngày ấy, mất hết tem phiếu là cả nhà nhịn ăn nhịn mặc cả tháng. Mẹ tiếc của quá không đi nổi xe đạp về nhà, cứ vừa dắt xe về vừa khóc.

Thế đấy, cho dù giờ đây, hai chữ bao cấp như một ký ức xa xôi của mỗi người đã sống qua thời kỳ đó, tôi vẫn nhớ đến nó. Và tôi khâm phục tất cả những ai đã sống vượt qua thời kỳ đó trong đó có cha mẹ tôi.

Tần kiếm – Trí tuệ vượt bậc của người xưa!

Kiếm đồng được sử dụng phổ biến vào thời Tiền Tần. Vào thời Xuân Thu và Chiến Quốc, kỹ thuật đúc kiếm cổ đại đã đạt đến đỉnh cao. Thanh...

Nguyễn Đình Chiểu, một nhà nho chân chính Miền Nam

Hôm nay chúng ta kỷ niệm Nguyễn Đình Chiểu, theo quan niệm chung của chúng ta là kỷ niệm một nhà văn. Nhưng theo sự thực lịch sử, trên căn...

LM thừa sai Louis Vallet Ngân, “kiến trúc sư” kỳ tài

Mấy chữ kiến trúc sư ở trên, tôi phải bỏ trong ngoặc kép, bởi linh mục thừa sai thuộc Hội truyền Giáo Hải ngoại Paris ( Missions Etrangeres de Paris)...

Vì sao lại nói là “ngàn thu”?

Từ “ngàn thu” ở đây vốn bắt nguồn từ “thiên thu” trong tiếng Hán (“thiên” (千) nghĩa là “một ngàn”). Ở đây, mùa thu được dùng để tượng trưng cho...

Chữ “Nhẫn” của người Việt

Một trong những đức tính truyền thống giúp cho dân tộc Việt Nam tồn tại cho đến ngày nay, dầu trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đó là...

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương – Phần 3: Chương 1 – Nhật kỳ – Lễ Ðiểm danh Trích

Nhật kỳ vào thi của mỗi trường do triều đình ấn định từ trước, cách nhau bao nhiêu ngày tùy ở số học trò đông hay thưa. Mục đích là...

Tù binh chiến tranh là gì?

Các công ước Geneva bao gồm một loạt thỏa thuận quy định chuẩn mực về nhân quyền quốc tế, ra đời gần 150 năm nay. Công ước này đưa ra...

Người thành thật thời xưa được tôn kính như thế nào?

Trong xã hội cạnh tranh hiện đại ngày nay, rất nhiều người cho rằng, càng giỏi mưu tính, càng chiếm được lợi nhiều thì càng tốt, còn người thật thà...

Đanh đá cá cày là gì?

Câu này thường để chỉ những người phụ nữ có tính ương ngạnh, không được hiền lành, dịu dàng. Tuy nhiên, do ngôn ngữ vùng miền nên nhiều người đọc...

Con dấu Hoa Lộc dùng để làm gì?

CON DẤU HOA LỘC DÙNG ĐỂ LÀM GÌ? (khoảng từ 2000 trCN đến 1200 trCN) Họa sĩ Đức Hòa Đương thời với Phùng Nguyên còn có một Văn hóa khảo...

Từ mì đến miến và vằn thắn

Trong Từ điển tục ngữ Hán - Việt của Lê Khánh Trường . Lê Việt Anh (Nxb. Thế giới, 2002), các tác giả đã giảng câu Công yếu hồn đồn,...

Giai thoại về các nhân vật Nam Kỳ Lục Tỉnh (Phần 3)

Phần 3: Nguyễn Chánh Sắt (1869 - 1947) nhà văn tiền phong Nam Kỳ Nguyễn Chánh Sắt là một người tự học, một nhà văn tiền phong, một dịch giả truyện Tàu nổi...

Exit mobile version