Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Chi tiết cách làm bơ cho bé ăn dặm lạ miệng, giàu dinh dưỡng

Bơ là thực phẩm đầu tiên mà nhiều mẹ nghĩ đến khi bắt đầu cho bé tập ăn dặm. Thế nhưng, nhiều mẹ lại hết sức băn khoăn không biết cách làm bơ cho bé ăn dặm thế nào để vừa lạ miệng vừa bổ dưỡng.

Khi nhắc đến thực phẩm cho bé ăn dặm thì không thể không nhắc đến quả bơ. Bơ rất giàu dinh dưỡng với hơn 20 loại vitamin, khoáng chất như folate, kali, sắt, kẽm, vitamin A, C, E, K và vitamin nhóm B. Không những vậy, bơ còn rất mềm, ít gây dị ứng giúp bé dễ ngậm, nuốt cũng như giúp mẹ dễ dàng chế biến thành nhiều món ăn dặm ngon cho bé.

Khi nào có thể cho bé ăn bơ?

Quả bơ là thực phẩm mà bạn có thể cho bé ăn ngay khi bé bắt đầu tập ăn dặm, tức là khoảng 6 tháng. Trong một số trường hợp, bạn cũng có thể bé ăn sớm hơn, khoảng 4 – 5 tháng, nếu bé có các dấu hiệu sẵn sàng cho việc tập ăn dặm như:

Trước khi tập cho bé ăn dặm, mẹ cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ để chắc chắn bé đã sẵn sàng cho việc này. Bơ là thực phẩm tập ăn dặm rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ.

Cách làm bơ cho bé ăn dặm đơn giản, lạ miệng

1. Cách chế biến bơ cho bé ăn dặm khi bé mới tập ăn

Nếu tập cho bé ăn dặm theo phương pháp truyền thống, bạn có thể làm bơ cho bé bằng cách xay hoặc nghiền nhuyễn bơ với sữa mẹ hoặc sữa công thức. Cụ thể, bạn cần chuẩn bị:

Cách làm quả bơ cho bé ăn dặm:

2. Cách làm bơ cho bé ăn dặm khi bé đã quen

Sau giai đoạn đầu làm quen với việc ăn bơ, khi bé được khoảng 6-10 tháng, mẹ có thể làm bơ cho bé ăn dặm bằng cách kết hợp thêm với các loại trái cây, rau củ, sữa chua… để món ăn thêm bổ dưỡng, lạ miệng.

Cách làm bơ cho bé ăn dặm kết hợp với trái cây

Để món bơ cho bé ăn dặm có mùi vị hấp dẫn, kích thích bé ăn ngon miệng, bạn có thể kết hợp bơ với một trong các loại trái cây lành tính, giàu chất xơ và vitamin như:

Cách chế biến:

Về việc nên cho bao nhiêu bơ, bao nhiêu trái cây sẽ tùy thuộc vào khẩu vị của bé. Nếu thích bạn có thể làm món bơ ăn dặm cho bé với 90% hoặc 50% thành phần là bơ.

Cách làm bơ ăn dặm cho bé với rau củ

Ngoài kết hợp với trái cây, bạn cũng có thể kết hợp bơ với rau củ để tạo nên món ăn bổ dưỡng và ngon miệng cho bé. Bạn có thể kết hợp bơ với một trong những loại rau củ sau:

Cũng giống như trái cây, về số lượng trong mỗi khẩu phần, bạn có thể điều chỉnh tùy theo sở thích của bé. Đối với quả bơ, trước khi chế biến, bạn vẫn sơ chế, bỏ hạt và tách phần thịt theo hướng dẫn trên.

Một số cách chế biến bơ cho bé ăn dặm với rau củ:

3. Cách làm sinh tố bơ cho bé ăn dặm

Với những bé được khoảng 12 tháng, mẹ có thể thử những cách làm sinh tố bơ đơn giản bằng cách kết hợp 2 – 3 loại rau củ với sữa chua. Dưới đây là một số cách kết hợp phổ biến:

Còn nếu bạn tập cho bé ăn dặm theo phương pháp tự chỉ huy, bạn có thể cắt bơ thành từng miếng nhỏ. Cụ thể, mẹ cũng sơ chế quả bơ theo cách trên nhưng thay vì xay hoặc nghiền nhuyễn, bạn có thể cắt thành từng miếng nhỏ, dài để bé dễ cầm.

“Bí kíp” để có món bơ ăn dặm ngon cho bé

Chọn được quả bơ ngon và chất lượng là một trong những yếu tố quyết định giúp bạn có món bơ ăn dặm cho bé ngon. dangnho.com mách bạn một số bí quyết nhỏ để lựa được một trái bơ ngon chế biến cho bé.

Nếu bạn muốn chế biến ngay thì có thể chọn những quả bơ già, vừa chín tới. Những quả bơ có màu xanh, lấm tấm vàng thường sẽ là bơ sáp, có thịt dẻo, béo hơn so với bơ có vỏ màu tím:

Khi dùng bơ chế biến cho bé, bạn không nên lấy quả vừa chín tới bởi bơ mới vừa chín có một chút vị đắng, bé có thể không thích. Ngoài ra, bạn nên cho bé ăn bơ tươi thay vì nấu chín vì nấu lên sẽ làm mất khá nhiều chất dinh dưỡng của bơ.

Nếu mua bơ chưa chín thì sau khi mua về, để bơ nhanh chín, bạn có thể cho vào một chiếc túi tối màu cùng với 1 quả chuối hoặc táo. Điều này sẽ giúp giải phóng khí ethylene giúp bơ nhanh chín hơn.

Bảo quản bơ cho bé ăn dặm như thế nào để không mất dinh dưỡng?

Đối với bơ nghiền, mẹ có thể múc hết phần thịt bơ cho vào hộp hoặc túi zip, sau đó thêm 1 ít nước cốt chanh. Dầm nát bơ để nước cốt chanh thấm vào, đậy kín và cho vào tủ đông.

Tùy vào lượng bơ nhiều hay ít mà bạn có thể cho lượng nước cốt chanh phù hợp. Nước cốt chanh có thể giúp bơ giữ được màu sắc, chất dinh dưỡng và không làm mất vị của bơ sau khi rã đông.

Đối với bơ nguyên trái, bạn có thể cắt đôi quả bơ, bỏ hạt và cho vào túi zip, sau đó thêm 1 ít nước cốt chanh để bơ không bị hỏng. Nếu được, bạn hãy hút hết không khí trước khi kéo khóa lại.

Có nên cho bé ăn bơ mỗi ngày? Bé ăn bơ có bị dị ứng?

Nhiều mẹ thắc mắc có nên cho bé ăn bơ mỗi ngày không. Thực tế, không có câu trả lời chính xác về việc nên cho bé ăn bao nhiêu bơ, bạn có thể cho bé ăn mỗi ngày nhưng đừng cho bé ăn quá nhiều. Thay vào đó, bạn có thể cho bé ăn thêm những thực phẩm khác để bé làm quen dần.

Bơ cũng là thực phẩm ít khi gây nghẹn bởi có kết cấu khá mềm và dễ ăn. Tuy nhiên, dù vậy, khi cho bé ăn, nhất là nếu bé ăn theo phương pháp tự chỉ huy thì mẹ cần chú ý theo dõi.

Bé ăn bơ có bị dị ứng không cũng là thắc mắc rất thường gặp. Bơ không nằm trong danh sách thực phẩm dễ gây dị ứng nhưng bé vẫn có nguy cơ gặp phải. Triệu chứng thường gặp nhất là nổi mề đay trên da, ngoài ra còn có thể đi kèm với các triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa, buồn nôn, sưng mặt và buồn ngủ.

Nếu trẻ bị dị ứng với chuối và dưa thì không nên cho trẻ ăn bơ vì trẻ bị dị ứng với những loại quả này có nguy cơ bị dị ứng với bơ là 90%. Nếu bé có tiền sử bị dị ứng hoặc có các tình trạng dị ứng khác như hen suyễn và chàm thì bạn có thể đợi khi bé được 9 tháng rồi mới cho bé ăn bơ.

Phụ nữ Việt Nam xưa và nay: Khác nhau cách chăm chút vẻ ngoài (Phần 1)

Vì khác biệt thời đại nên phụ nữ Việt Nam ngày nay và ngày xưa cũng khác nhau từ suy nghĩ, ứng xử, quan nhiệm vị thế trong xã hội...

Trung Quốc: Từ quốc gia sao chép bị khinh thường đến siêu cường công nghệ

Quá trình chuyển đổi từ một công xưởng sản xuất hàng giá rẻ toàn cầu thành một siêu cường công nghệ cao hoàn toàn không phải sự tình cờ. David...

“Bà Quại” nghe thật gần gũi thân thương

Dân Nam kỳ hễ thấy ai luống tuổi cỡ ông bà mình thì đều kêu hết thảy là: Quại (Ngoại) Chớ ít khi nào kêu là Nội Bị “Bà Quại”...

Hồ Động Đình và Bách Việt

Hồ Động Đình được nhắc tới nhiều trong truyền thuyết, cổ sử và văn hóa của Đại Tộc Việt. HỔ ĐỘNG ĐÌNH và TRUYỀN THUYẾT VIỆT. Kì Dương Vương Lấy...

Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Trúc Phương tên thật là Nguyễn Thiện Lộc, sinh tại xã Mỹ Hoà, quận Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh (Vĩnh Bình), một xứ chùa tháp ở hạ lưu sông Cửu...

Vài nét về Nho giáo và Phật giáo Việt Nam (Kỳ 2)

II. Phật giáo nhập thế Phật giáo Việt Nam từ thời Lý Trần trở về sau chủ yếu là Thiền tông hoặc là kết hợp Thiền tông, Tịnh độ tông...

Cây đa ở làng

Nói đến làng quê Việt Nam không thể không nhắc đến hình ảnh cây đa đầu làng. Cách đây gần 70 năm (1952), khi sáng tác nhạc phẩm Làng tôi,...

Con Nghê – Linh vật thuần tính Việt

Hai linh vật đặc thù của văn hóa Việt Nam là chim Hạc và con Nghê, thế nhưng trong khoảng hai trăm năm gần đây, ta thường thấy rồng và...

Bàn thêm về  những điều trần của Nguyễn Trường Tộ

Nguyễn Trường Tộ (NTT) (1830 ? - 1871) là một trong những nhân vật của lịch sử cận đại. Kể từ sau tháng 11-1925 là năm đầu tiên Tạp chí...

Trang phục thời kỳ Hùng Vương – Phần 1

Dân tộc Việt có một quá khứ đáng tự hào và trân trọng, các vị vua Hùng chính là “linh hồn” kiến tạo nên giai đoạn lịch sử quan trọng...

Người dự đám tang nên như thế nào?

Dù thân hay sơ, đã đến dự đám tang phải nghiêm túc, biểu lộ lòng thành kính đối với người đã khuất, tình ưu ái đối với tang quyến. Thật...

FED – Ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới hoạt động ra sao?

Chính phủ các nước và giới đầu tư trên toàn thế giới thường theo dõi sát sao Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vì nhất cử nhất động của...

Exit mobile version