Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Làm thế nào để lớn lên cùng với con cái chúng ta?

Việc giáo dục trẻ con ở thời buổi bây giờ là một chuyện vừa khó vừa phức tạp. Trước những năm 60, cha mẹ độc tài, làm gì cũng không hỏi ý kiến con cái. Nói không nghe là đòn vọt, thậm chí còn bị đuổi ra khỏi nhà. Ðến những năm 70, cha mẹ lại có khuynh hướng muốn biến con thành bạn.

Gia đình tôi có 15 anh chị em, cha tôi cứng rắn – nếu không cứng rắn chắc không cai trị nổi cả sư đoàn này – ông không nói nhiều, ông ra lệnh và lệnh đó phải được thi hành, nếu không thì quắn đít! Ông không chơi với con cái nên con cái không thể nào lờn lệnh! Không có chuyện vừa la con xong chạy đến ôm con nựng! Chúng tôi được huấn luyện như trong quân trường nên lớn lên đâu đó ngăn nắp: làm cái gì ngó trước ngó sau; lấy gì ở đâu để lại chỗ cũ; đã hẹn thì phải đúng hẹn; một chuyện không lặp lại hai ba lần; đi đâu nghiên cứu con đường ngắn gọn nhất để đến. Sống như thế lâu ngày đã thành nếp. Cứng rắn có cái hữu dụng của nó nhưng cũng có cái không hay: mất rất nhiều thời gian để xây dựng cho mình lòng tự tin vì bị đè bẹp khi còn nhỏ, có khuynh hướng cứng rắn đối với người khác, ít thông cảm, sống đơn độc.

Tôi có đứa cháu ngoại 2 tuổi rưỡi, cha mẹ dạy cháu kỹ nhưng vừa la cháu xong, hai phút sau cha mẹ ôm cháu vào lòng: “Ôi thương quá, ôi dễ thương quá!” Vậy thì làm sao thực hiện uy quyền được?

Trong bài phỏng vấn của báo Panorama sau đây, bà Mijo Beccaria, giám đốc nhà xuất bản Bayard Tuổi Trẻ cho rằng không thể trở lại theo cách dạy cũ, nhưng cũng không nhượng bộ với những trào lưu dễ dãi bây giờ. Cha mẹ phải thực hành chức năng cha mẹ.

Người dịch
Panorama: Rất nhiều cha mẹ ngày hôm nay cảm thấy mình yếu ớt trong việc dạy dỗ con cái. Bà nói gì với họ?

Mijo Beccaria: Chưa bao giờ áp lực của các ảnh hưởng bên ngoài đối với gia đình và trường học có tầm mức quan trọng như bây giờ. Truyền thông, giải trí, đồ hiệu, quảng cáo, các đài phát thanh dành cho giới trẻ…: chắc chắn thế giới tiêu dùng này không có tác dụng giáo dục mà chỉ là một sự kiện kinh tế đặc biệt đáng kể.

Ðứng trước cái máy hủ lô cuốn hút cực kỳ mạnh này, cha mẹ cảm thấy mình quá yếu ớt. Những gì cha mẹ dạy dỗ và nhấn mạnh ở nhà thì ngược với những gì con cái nghe và nhận suốt ngày ở bên ngoài. Chẳng hạn những đề tài nói về lòng trung tín, đời sống tình cảm, giá trị của công việc, tiêu thụ điên cuồng, giải trí trong cuộc sống…

Thêm nữa gia đình và trường học lại thường xuyên đi ngược nhau: “Ở trường, cô thầy nói ‘Em có thể làm như vậy’, nhưng về nhà, mẹ nói: “Con phải làm như vậy!”. Và cứ ngược nhau qua lại như vậy! Thường thường người ta lại nuôi dưỡng cái trái ngược nhau thay vì tìm cách hiểu nhau. Tất cả những vấn đề này phải giải quyết ở gia đình, nhưng rất nhiều cha mẹ có cảm tưởng như họ đứng trước những làn sóng phủ ngập đầu mà họ không có cách gì ngóc lên nổi.

Panorama: Rất nhiều cha mẹ hoặc tự tìm hỏi hoặc ngược lại, chạy đi tìm chuyên gia tâm lý phổ thông…

Mijo Beccaria: Hiện nay chúng ta sống trong một chu kỳ cực kỳ phong phú đổi hẳn cách nhìn của chúng ta về giáo dục. Chú tâm đến trẻ con, theo dõi sự phát triển của chúng là những việc phải làm mà chúng ta không thể nào bỏ qua được. Nhưng từ sự kiện này, chúng ta đã không đánh giá đúng tầm mức quan trọng của vai trò quyền uy và các giới hạn. Bây giờ người ta trở lại vấn đề này một cách rối loạn. Cẩn thận đừng đổ nước tắm rồi hắt luôn em bé theo! Ðừng đi lui một cách quá lố. Nếu chúng ta muốn giữ những khía cạnh tích cực của những năm 70 thì chúng ta cũng nên nhớ rằng cha mẹ không phải là nhà tâm lý cho con cái họ!

Ngày xưa, nền giáo dục đặt trên nền tảng đạo đức, cái đúng, cái tốt, cái đẹp. Ngày nay thì phải sống hài hòa với chính mình, thoải mái với chính mình, làm cái gì mình thấy thích. Loại “tâm lý phổ thông” này có một nguy cơ là mình buông xuôi. Nếu các chuyên gia tâm lý phân tích và săn sóc tâm hồn con người một cách xuất sắc thì họ cũng không phải là những linh mục mới, những nhà đạo đức mới.

Panorama: Một trong những câu ngày nay cha mẹ hay dùng để nói với con cái – luôn luôn gợi ý một lựa chọn – ngay từ lúc chúng còn nhỏ là: “Con đồng ý không? “Như vậy là hợp lý, đúng không?”

Mijo Beccaria: Hai câu nói có tính cách “mê hoặc” trẻ con bây giờ là: “Con muốn gì?” và “Con đồng ý không?” Trong một thế giới dư thừa vật chất, chọn lựa áo quần, chọn lựa giải trí, thậm chí ngay cả chọn lựa tôn giáo… cũng trở thành rắc rối bối rối. Từng việc nhỏ mà khi nào cũng hỏi ý kiến thì sẽ làm mọi việc thành rắc rối. Cha mẹ không thể nào cứ hỏi con ý kiến những việc mà chính trẻ con có thể lựa chọn dù vụng về.

Panorama: Tại sao bà viết: “Là người lớn là có quyền của cấp trên”?

Mijo Beccaria: Phải nhắc đi nhắc lại câu này. Cha mẹ phải có bổn phận dạy dỗ con cái, không phải chỉ dạy những lúc con cái gặp vấn đề. Cha mẹ không cần phải biện minh quyền của mình. Là cha mẹ là có quyền. Cha mẹ không phải là anh cả. Phải đem đến sức mạnh, sự thật cho chức năng cha mẹ. Nhân danh chức năng cha mẹ, phải nói rõ ràng: “Ba, mẹ nghĩ điều này tốt cho con. Ba, mẹ nghĩ như vậy vì ba, mẹ là ba, mẹ của con.” Nói như vậy không có gì là đè bẹp con cái.

Panorama: Ngay cả trong lãnh vực truyền bá đức tin?

Mijo Beccaria: Chúng ta đừng bị lầm vì thấy trẻ con không nói gì đến vấn đề này. Sự thật, trong lòng chúng lúc nào cũng có một khao khát hướng nội qua những câu hỏi về cuộc đời. Chúng tự đặt những câu hỏi nhưng không có nơi để nói lên, để được nghe. Ngày xưa, các câu trả lời chắc nịch có sẵn đã làm giảm các lo âu của chúng. Bây giờ không còn được như vậy. Trong bối cảnh này, không còn dạy giáo lý là một thảm họa. Các lớp giáo lý là nơi để các câu hỏi này được nói lên, được nghe và được theo dõi. Bởi vì những câu hỏi này không thể được đặt ra ở môi trường gia đình. Gia đình là nơi truyền giao kinh nghiệm sống, đôi khi và thường thường là không lời. Nhìn cha mẹ cầu nguyện hay đi nhà thờ là cả một ý nghĩa dù con cái có chấp nhận hay từ chối. Nhưng chính ở ngoài môi trường gia đình mới là nơi để con cái có thể tìm đến để chúng đặt những câu hỏi đang ở trong lòng.

Tuy nhiên lúc nào cũng có một vài tư tưởng nghi ngờ nào đó cho rằng việc truyền giao là hành vi hung bạo! Nhưng tôi nghĩ nếu người ta tin thật sự vào một cái gì đó thì câu hỏi này không được đặt ra. Chỉ cần nhìn rất nhiều cha mẹ dùng hết khả năng thông minh khéo léo của mình để làm cho con cái cùng chia sẻ các đam mê thể thao, nghệ thuật hay tri thức của mình… là hiểu.

Panorama: Các phong trào tuổi trẻ, các nơi sinh hoạt giáo xứ cũng là những nơi chốn giáo dục?

Mijo Beccaria: Ðúng là những nơi rất quan trọng. Ngày nay những nơi này gặp khó khăn về nhiều mặt. Những chỗ “đệm” như thế là những nơi phóng khoáng, đến để vui chơi, thực hiện một chương trình, để tự lập lớn lên, nơi mà trẻ con không thấy mình là “con của ai”, “học trò của ai.” Chỗ đệm này không mang chức năng nặng nề của trường học và gia đình nhưng là những nơi có tính cách giáo dục tức thời. Tại đây, các em có phần trách nhiệm của mình. Một cách vô thức, ở đó các em xây dựng cho mình một đơn vị sống, giữa những gì người ta đòi hỏi ở em, những gì người ta dạy em và những gì em tự tay làm. Tuyệt đối phải giúp đỡ những nơi chốn này.

Panorama: Bà mời gọi cha mẹ đứng dậy, cự lại với một vài quan niệm lỗi thời?

Mijo Beccaria: Ðúng. Phải lắng nghe rất nhiều, phải thông cảm với trẻ em nhưng không nhượng bộ trước “Cái gì cũng được”, câu nói đặc thù của thời buổi này. Xét cho cùng, tôi thấy thật là ích kỷ khi chiều theo một loại dung thứ như thế. Không được nói “Ai muốn làm gì thì làm miễn là đừng có thành kiến với người khác.” Câu này thật là kinh khủng, thiếu tình đoàn kết. Bởi vì như thế có nghĩa là đối với tôi, người khác chẳng có gì là quan trọng. Sai lầm hoàn toàn. Trên thực tế, tất cả chúng ta phải tương trợ lẫn nhau. Ðối với tôi, ngụy dung thứ là ngược với tinh thần đoàn kết. Trong lãnh vực giáo dục, vấn đề này rất quan trọng.

Bát – Cạy, luật giao thông đường thủy, một dấu ấn văn hóa đậm nét vùng sông nước Nam Bộ

Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, An Giang nói riêng, là “vùng sông nước”. Trước khi có đường giao thông trên bộ như ngày nay, điều kiện đi lại...

Nhớ còi tàu tuyến xe lửa Đà Lạt Tháp Chàm

“Những chiều nghỉ học, tôi hay tới,/ Đón chuyến tầu đi, đến những ga./ Tôi đứng bơ vơ xem tiễn biệt,/ Lòng buồn đau xót nỗi chia xa”. Đó là...

Vua Gia Long với việc đúc tiền, bạc

Xứ Bắc kỳ tiêu tiền nhà Lê, nhà Tây Sơn cho đến khi vua Gia Long đúc tiền, bạc mới (1803). Vua Gia Long đã đúc tiền vàng, bạc, tiền...

Mỹ đức là tài sản thiêng liêng một người Thầy cần có

Nghề giáo luôn là một thử thách bền bỉ dành cho những người trong cuộc. Một giáo viên 26 năm trong nghề, luôn trăn trở một điều duy nhất, đã...

Quá trình tìm chọn kinh đô muôn đời của đất nước

Kinh đô là trung tâm chính trị – hành chính và đi liền với nó là trung tâm quân sự, kinh tế và văn hoá của một đất nước. Bất...

Thắc mắc cùng Táo Quân

Con thấy người miền Bắc cúng cá chép, người miền Trung cúng cỗ ngựa giấy, còn người miền Nam cúng “cò bay ngựa chạy”, cho con hỏi vậy Táo Quân...

Xe kiệu thời Nguyễn

Vua chúa ngày xưa đi lại bằng gì? Đó là câu hỏi mà nhiều du khách thường đặt ra cho hướng dẫn viên du lịch khi họ đến thăm Huế,...

Sự hy sinh anh dũng của Trung quân Đoàn Thọ (…1870)

Trong một đêm, tháng mười, năm Canh Ngọ (1870), ở thành Lạng Sơn, Tổng thống quân vụ Bắc kỳ, Trung quân Đoàn Thọ đã bị quân Tàu xâm lăng hại....

Nhớ về Nam Phương Hoàng Hậu – Hương thơm miền Nam

Vào ngày 20 tháng 3 năm 1934, người con gái đến từ phương Nam mang theo cả cái hương thơm miền Nam đã quyết định bước qua ngưỡng cửa hoàng...

Nhạc sỹ Lê Trọng Nguyễn

Lê Trọng Nguyễn (1926-2004) là một nhạc sĩ nổi tiếng, với ca khúc Nắng Chiều. Ông sinh ngày 1/5/1925 tại Điện Bàn tỉnh Quảng nam. Cha mất sớm, mẹ ông...

Hải chiến Trường Sa 1988: Gorbachev đã bỏ mặc Việt Nam như thế nào?

Khi Trung Quốc đánh chiếm Trường Sa năm 1988, chính quyền Gorbachev đã dội vào Việt Nam một gáo nước lạnh. Họ đã đánh mất đi tất cả những gì...

Chợ Đũi ở đâu?

Tìm một ngôi chợ đã biến mất hơn trăm năm là một chuyện khó khi tư liệu lịch sử ghi lại của một vùng đất không đầy đủ. Người cố...

Exit mobile version