Người Mỹ luôn có những cách riêng, thậm chí có vẻ rất “ngược đời” để dạy con tự lập và vươn lên bằng chính khát vọng và năng lực tốt nhất của bản thân, thay vì ỷ lại vào sự giàu có hay quyền thế của cha mẹ.
Từ việc dạy con trưởng thành trong nghịch cảnh…
Có người cha, người mẹ nào sinh con ra lại không mong muốn cuộc sống của con được may mắn và thuận lợi? Thế nhưng có một người cha lại mong những điều ngược lại sẽ xảy đến với con mình. Ông John Roberts, vị Chánh án đương nhiệm của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã chúc con gặp nhiều bất hạnh và khổ đau khi tham gia diễn thuyết trong buổi lễ tốt nghiệp của con trai ông.
“Từ giờ về sau, ta hy vọng con sẽ bị đối xử bất công, bởi chỉ có vậy con mới có thể cảm nhận được giá trị của sự công bằng”, “Ta hy vọng con có thể gặp xui xẻo liên tục, bởi chỉ có như vậy con mới hiểu được ý nghĩa của may mắn trong đời, hiểu được sự thành công của mình có lẽ chỉ là do vận may, và sự thất bại của người khác cũng không phải là đáng đời”, ông ấy đã dạy con bằng chính những mong muốn rất “ngược đời” ấy.
Ở Mỹ, chúng ta còn gặp rất nhiều trường hợp giáo dục con rất “lạ” như thế nữa. Chẳng hạn như, con cái của tỉ phú không có nghĩa nghiễm nhiên sẽ được thừa kế khối tài sản khổng lồ của cha mẹ mình. Bill Gates hay Warren Buffett đã “cắt” quyền thừa kế để bắt các con mình phải tự lập. Tất cả đều phải tự lập và không có bất cứ một sự ỷ lại nào, kể cả là con của Tổng thống đi chăng nữa.
Tổng thống Mỹ Donald Trump dạy con muốn tiêu tiền trước hết phải biết tự kiếm được tiền. Những đứa con của ông đều phải đi làm thêm, thậm chí làm phục vụ để hiểu rõ về tầm quan trọng của tiền bạc. Cựu Tổng thống Mỹ Obama cũng để con cái tự lập từ lúc còn rất nhỏ. Kể cả khi gia đình ông còn ở Nhà Trắng, các con của ông cũng phải tự có trách nhiệm với cuộc sống, tự dọn phòng, tự giặt đồ… mặc dù tất cả những việc đó đã có người phục vụ. Thậm chí trước đó ông từng mong hai con gái của mình có thể tự kiếm tiền bằng nghề trông trẻ.
… Đến triết lý về sự thành công của người Mỹ
Nhìn vào cách dạy con của các vị quan chức, lãnh đạo người Mỹ và rất nhiều câu chuyện khác trong vấn đề giáo dục ở quốc gia này, chúng ta hiểu rằng sự thành công không bao giờ đến từ nền tảng tài chính sẵn có, thành công luôn “ẩn mình” trong những nghịch cảnh và chỉ dành cho những người biết tự mình nỗ lực vượt qua được những nghịch cảnh ấy.
Chính vì thế cho nên, mục tiêu mà những người cha, người mẹ Mỹ hướng đến là làm sao cho con cái mình có đủ khát vọng, đủ sức mạnh, dũng khí để sẵn sàng đối đầu với tất cả mọi thử thách và vấp ngã trong cuộc sống, thay vì ỷ lại vào bất cứ “bệ đỡ” nào. Bởi lẽ họ cũng hoàn toàn hiểu con đường đi đến thành công bao giờ cũng thấm đẫm những mũi gai, và không tránh khỏi sự thất bại, nếu không trang bị sớm cho con cái tâm thế ấy thì tỷ lệ rủi ro và thất bại sẽ càng nhiều hơn.
Điều đó càng chứng minh cho quan điểm triết lý: Người Mỹ không giàu có, không thành công nhờ quyền thừa kế hay điều kiện tài chính sẵn có của gia đình, tất cả đều phải làm việc và giàu lên nhờ công sức, năng lực của bản thân. Và lý giải vì sao nền giáo dục Mỹ được đánh giá có chất lượng cao nhất thế giới? Nhiều học sinh, sinh viên khắp nơi mong muốn được du học tại đất nước này, và rất nhiều người trên thế giới mơ ước được sinh sống trên đất Mỹ, mong tìm thấy “giấc mơ Mỹ” cho cuộc đời mình?
Chúng ta biết rằng lý tưởng “giấc mơ Mỹ” chính là niềm tin về sự tự do cho phép tất cả những người đang sinh sống trên đất Mỹ được theo đuổi mục tiêu trong cuộc sống của họ bằng chính khả năng, năng lực của bản thân chứ không phải vì địa vị xã hội. Và chắc chắn rằng, hành trình để chinh phục “giấc mơ Mỹ” phải được thực hiện bằng chính sự tự lập, trách nhiệm, nỗ lực như cách mà ông Obama hay Tổng thống Donald Trump dạy con. Tất nhiên, hành trình ấy là chặng đường dài mà mỗi người phải nếm trải đủ mọi bất công, khổ đau như những lời của vị Chánh án Mỹ đã dạy con trai mình.
Thiết nghĩ, ở một góc độ khác, thay vì “giấc mơ Mỹ”, liệu thế hệ trẻ Việt Nam có thể tự viết nên một “giấc mơ Việt” bằng chính những gì mà chúng ta học hỏi, tiếp thu được từ cách giáo dục cũng như triết lý về sự thành công của con người nơi xứ sở cờ hoa? Có lẽ cần rất nhiều sự thay đổi trong tư duy lẫn tâm thế của các bạn trẻ.
Để tiếp cận nền giáo dục Mỹ, hiện tại theo thống kê, mỗi năm người Việt Nam chi 3-4 tỷ USD để cho con cái mình đi du học; hoặc một số nhà đầu tư sẽ chọn hình thức Định cư EB5: Đầu tư 500.000 USD vào một dự án được chính phủ Mỹ phê duyệt, cả gia đình sẽ được lấy thẻ Xanh, hưởng mọi quyền lợi của công dân Mỹ, con cái được học hành miễn phí. Đặc biệt, số tiền này sẽ được hoàn lại 100% sau 5 năm