Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Khối u bướu được hình thành như thế nào?

U bướu là tên gọi chung của một nhóm bệnh lý với khoảng hơn 200 loại khác nhau trên cơ thể con người. Tuy nhiên, dù thuộc loại u bướu nào đi nữa thì chúng đều được hình thành theo một quy trình chung với 9 bước chính.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh u bướu chiếm tới 54% nguyên nhân gây tử vong. Ở Việt Nam, hàng năm có hàng triệu ca mắc mới và không ít người tử vong. Vậy u bướu là gì và nó được hình thành như thế nào?

Khối u bướu được hình thành như thế nào?

U bướu được tạo thành từ hàng tỷ tế bào và có thể bắt đầu xuất hiện từ bất cứ nơi nào trong cơ thể. Theo các chuyên gia, có 9 bước để hình thành một khối u bướu:

1. Tăng cường quá trình oxy hóa trong cơ thể, gây mất cân bằng giữa chất oxy hóa (gốc tự do) và chất chống oxy hóa

Quá trình oxy hóa, chất oxy hóa (gốc tự do) và chất chống oxy hóa là những thuật ngữ phổ biến trong y khoa. Tuy nhiên, với cộng đồng thì đây vẫn còn là những khái niệm xa lạ và mới mẻ.

Gốc tự do (chất oxy hóa) là những phân tử hóa học bị mất đi một electron. Do bị thiếu nên chúng luôn ở trạng thái “bất ổn”, mất cân bằng và có xu hướng chiếm đoạt electron của các phân tử khác. Điều này làm tạo ra hàng loạt các gốc tự do mới.

“Khắc tinh” của các gốc tự do chính là các chất chống oxy hóa. Đây là những phân tử có dư một electron, có thể “dành tặng” electron này để trung hòa các gốc tự do khi chúng vẫn còn ổn định và chưa gây hại cho cơ thể.

Bình thường, gốc tự do và chất chống oxy hóa ở trạng thái cân bằng. Tuy nhiên, khi cơ thể tiếp xúc với quá nhiều tác nhân gây hại trong thời gian dài như viêm nhiễm, thực phẩm độc hại, ô nhiễm môi trường, khói thuốc lá… nồng độ các gốc tự do sẽ tăng cao, trong khi chất chống oxy hóa lại không đủ để kiểm soát, dẫn đến tình trạng mất cân bằng.

2. Tổn thương tế bào, mất hoặc suy giảm năng lượng tế bào

Quá trình oxy hóa diễn ra quá mức sẽ khiến số lượng các gốc tự do tăng cao. Đến một lúc nào đó, nồng độ chất chống oxy hóa sẽ không đủ để trung hòa. Và thế là những gốc tự do này sẽ tự do “hoành hành”, đi “đầu độc” tế bào, lâu dần khiến các tế bào bị mất hoặc suy giảm năng lượng, gây xáo trộn các chức năng.

3. Giảm thông tin liên lạc giữa các tế bào

Thông thường, các tế bào sẽ phải trao đổi thông tin liên lạc với nhau để đảm bảo cơ thể phát triển bình thường. Tuy nhiên, khi các tế bào bị tổn thương, quá trình này sẽ bị ngưng trệ khiến các tế bào không còn liên lạc được với nhau nữa.

4. Rối loạn quá trình chết tế bào theo chương trình

Trong cơ thể chúng ta, mỗi giây sẽ có hàng loạt tế bào mới được sinh ra và hàng loạt tế bào già, lỗi, không đảm bảo chức năng sẽ chết đi. Quá trình này được gọi là quá trình chết tế bào theo chương trình (apoptosis).

Tuy nhiên, khi cơ thể bị các gốc tự do tấn công, quá trình này sẽ bị rối loạn do tế bào bị mất năng lượng và không còn liên lạc với nhau. Điều này khiến cho những tế bào già, yếu, không đảm bảo chức năng không chết đi, trong khi những tế bào non được sinh ra nhiều nhưng không được biệt hóa và không đảm bảo chức năng cho cơ thể. Các tế bào non này sẽ lấy đi năng lượng của các mô mà nó cư trú, làm giảm chức năng của mô đó và khiến cơ thể mệt mỏi vì mất năng lượng.

5. Tăng sinh tế bào

Tăng sinh tế bào là tình trạng các tế bào bình thường của chính mô đó sản sinh quá nhiều, nhiều hơn so với những tế bào chết đi khiến kích cỡ của mô bị phình to.

6. Dị sản tế bào

Dị sản tế bào cũng giống như tăng sinh tế bào nhưng ở giai đoạn này, các tế bào bình thường của mô khác sẽ sản sinh nhiều trong tổ chức mô nào đó. Đây là giai đoạn nặng hơn tăng sinh trong quá trình hình thành u bướu.

Các tế bào non được sinh ra quá nhiều nhưng lại không được biệt hóa, không đảm bảo chức năng.

7. Loạn sản tế bào

Đây là mức độ nặng nhất của rối loạn sản sinh tế bào, cơ thể chỉ sinh ra những tế bào non, không được biệt hóa, không đảm bảo chức năng.

8. Tế bào tiền u bướu (hình thành lớp ECM bao quanh tế bào)

Ở giai đoạn này, các tế bào u bướu sẽ được một lớp polymer bảo vệ xung quanh (lớp ECM) khiến hệ miễn dịch không thể nhận diện được chúng để tấn công.

9. Khối u bướu hình thành

Sau khi trải qua 8 bước trên, một khối u bướu sẽ xuất hiện trong cơ thể. Điều trị u bướu như thế nào là điều được quan tâm hàng đầu của tất cả mọi người khi biết tin mình mắc phải căn bệnh này. Tuy nhiên, dù áp dụng phương pháp nào thì việc điều trị cần đạt được 4 mục tiêu sau để có hiệu quả tốt:

Bài Học Về Sự Dối Trá

Một cô gái sau khi tốt nghiệp liền sang Pháp, bắt đầu một cuộc sống vừa đi học vừa đi làm. Dần dần, cô phát hiện hệ thống thu vé...

Thanh Kiếm Thái A của Vua Gia Long

Khách du lịch ghé qua Paris không thể không lại viếng Điện Quốc gia Phế binh (Hôtel National des Invalides) có tiếng nhiều nhờ đã chứa mồ của Vua Napoléon....

Ngựa và… thẳng ruột ngựa!

Ngựa không gần gũi người Việt bằng trâu. Ngựa chỉ biết kéo xe, không biết kéo cày. Ngựa còn bị khiển trách là không chịu tham gia khề khà chén...

Lịch sử tóc ngắn

Từ 1906 trở về trước, đàn ông Việt Nam vẫn để tóc dài rồi búi lại đằng sau ót thành một cái đùm. Ngoài Bắc thì đàn bà vấn tóc,...

10 đế chế hùng mạnh tồn tại lâu đời nhất lịch sử thế giới

Đã có biết bao đế chế nổi lên rồi suy tàn, trong đó cũng có những đế chế tồn tại hàng trăm năm. Trong suốt chiều dài lịch sử của...

Nguồn gốc câu thành ngữ “Diệp Công hiếu long”

“Tam sao thất bản”, điều này đặc biệt đúng đối với câu thành ngữ “Diệp Công hiếu long”. Ngày nay, “Diệp Công hiếu long” là một câu thành ngữ dùng...

Tại sao có thủ tục hú hồn trước khi nhập quan?

Vì đã có những trường hợp bị choáng, ngất, bất tỉnh nhân sự. Người ta dùng mọi thủ thuật để kích thích thì hồi tỉnh, trong đó có thuật hú...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 2

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Vương quốc Phù Nam

Thông qua Trung Á vào thế kỷ II TCN, sứ bộ 張騫 Trương Khiên lần đầu tiên đã bắt đầu đặt mối quan hệ chính thức giữa Trung Quốc và phương Tây....

Vấn đề Giao Chỉ và ‘bàn chân giao chỉ’

Huyền thoại về bàn chân Giao Chỉ, là một huyền thoại từng được lưu truyền rất rộng rãi với giả thuyết cho rằng người Việt cổ là giống người có...

Sài Gòn trước 1975 qua ống kính của Chuẩn Đô đốc hải quân Mỹ Charles F. Rauch

Loạt ảnh tư liệu quý về Sài Gòn trước 1975 của Chuẩn Đô đốc hải quân Mỹ Charles F. Rauch, thực hiện trong thời gian ông ở Việt Nam từ...

Huyền Vũ, tường thuật viên túc cầu

Huyền Vũ đã trở thành một thứ không thể thiếu của tất cả những trận đá banh của Sài Gòn trước những năm 1975. Một trận đá banh mà không...

Exit mobile version