Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Liệu có phải chúng ta đang sống quá sạch sẽ?

Trong cuộc sống hiện đại cũng cố gắng vệ sinh mọi thứ sạch sẽ nhất có thể, thậm chí còn có người mắc bệnh cuồng sạch sẽ. Tuy nhiện thói quen sinh hoạt sạch sẽ quá mức chưa hẳn là một việc tốt thậm chí còn có tác hại đối với sức khỏe của chúng ta.

Không cần vệ sinh mọi thứ sạch sẽ quá mức vì sạch quá hóa hại

Vi khuẩn có lợi hay có hại?

Ngay từ thế kỷ XIX, chúng ta đã biết loại vi khuẩn nào gây ra các bệnh gì nhờ khám phá của bác sĩ người Đức Robert Koch. Sau đó, bằng việc giữ vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân, sức khỏe và tuổi thọ của loài người đã được cải thiện đáng kể.

Hiện tại, nhân loại đang sống trong thời đại của sự sạch sẽ với các loại xà phòng có chứa chất kháng khuẩn, chất tẩy rửa gia dụng cũng được quảng cáo sẽ diệt tới 99,9% vi khuẩn. Cùng với đó, hàng loạt loại thuốc kháng sinh ra đời khiến con người gần như đang đẩy lùi vi khuẩn ra khỏi cuộc sống.

Nhưng hoàn toàn “đoạn tuyệt” với vi khuẩn thì có tốt không? Câu trả lời là không vì trên thực tế, không phải tất cả vi khuẩn đều gây hại. Thậm chí, những vi khuẩn gây bệnh thực chất chỉ chiếm phần rất nhỏ, còn phần lớn lại cực kì có lợi cho sức khỏe con người.

Bên trong cơ thể người, các vi khuẩn tổng hợp nên vitamin tại ruột – tạo ra lớp bảo vệ ngoài da chống lại vi khuẩn gây hại, giúp tiêu hóa thức ăn…. Còn đối với môi trường, vi khuẩn giúp phân hủy chất hữu cơ, tạo ra phân nửa lượng khí oxy trên Trái đất và cân bằng hàm lượng nitơ trong không khí.

Có phải chúng ta đang sống quá sạch sẽ?

Năm 1989, nhà dịch tễ học người Anh – David Strachan là người đầu tiên đưa ra “giả thuyết vệ sinh”. Ông cho rằng việc tiếp xúc với vi khuẩn từ thời thơ ấu sẽ giúp chúng ta không bị dị ứng khi lớn lên.

Dị ứng thực chất là sự rối loạn từ hệ thống miễn dịch của cơ thể, xem các tác nhân vô hại thành nguy hiểm. Theo nhà sinh vật học người Mỹ – Dorothy Matthews, hệ miễn dịch phản ứng thái quá với vi khuẩn có lợi là do đã quên đi cách để cùng chung sống với chúng.


Đội quân này sẽ giúp bạn chống dị ứng. (Ảnh minh họa).

Nếu như “giả thuyết vệ sinh” là chính xác, thì chúng ta hoàn toàn có thể lí giải được việc số lượng người mắc chứng hen suyễn và dị ứng đã gia tăng nhanh chóng trong suốt 20 năm qua. Và điều này chỉ chứng tỏ một điều – chúng ta đã sống quá sạch.

Trong một nghiên cứu khác, những đứa trẻ được sinh tự nhiên có tỉ lệ bị dị ứng thấp hơn những đứa trẻ sinh mổ do được tiếp xúc ngay từ đầu với hệ vi sinh vật trong đường âm đạo của người mẹ.

Các chuyên gia cũng cho biết thêm, hệ vi sinh vật trong cơ thể thiếu đa dạng không chỉ khiến chúng ta dễ mắc dị ứng. Các vi khuẩn tốt đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển, sinh lý, trao đổi chất, chức năng não bộ. Do đó, việc thiếu hụt chúng có thể dẫn đến rất nhiều loại bệnh khác nhau.

Vậy chúng ta nên làm gì?

Điều tiên quyết mà chúng ta cần hiểu đó là học cách cân bằng giữa việc vệ sinh và chấp nhận chung sống với các vi khuẩn xung quanh.

Đầu tiên, ta không nên quá bị ám ảnh về sự sạch sẽ. Hãy để trẻ em giẫm lên một ít bụi bẩn trên sàn nhà hơn là các bà mẹ vội vã lao sạch và khử trùng vì lo ngại vi khuẩn làm hại bé. Thí dụ, khi một chiếc núm vú nhựa của trẻ con bị rơi xuống sàn thì các bậc phụ huynh nên rửa sạch nó đi thay vì “sốt xìch xịch” đi mua đồ mới. Việc làm này giúp phát triển hệ vi sinh vật của trẻ sơ sinh, làm giảm nguy cơ bị dị ứng.


Đừng trở thành “thánh cuồng” sạch sẽ.

Tiếp theo là việc chúng ta vẫn làm hàng ngày – tắm. Các bạn nên rửa tay thường xuyên, vì tay là môi trường lây bệnh dễ dàng. Tuy nhiên, toàn bộ cơ thể thì không cần thiết phải được vệ sinh nghiêm ngặt như vậy. Việc tắm quá lâu hoặc tắm quá nhiều lần trong ngày sẽ phản tác dụng, vì bạn đã loại bỏ lớp vi khuẩn có lợi.


Tóm lại là nên… tắm ít thôi.

Bạn cũng nên đa dạng hóa bữa ăn của mình với nhiều món và đặc biệt nên nuôi một chú chó hoặc mèo để giúp làm phong phú hệ vi sinh vật trong cơ thể.

Ngoài ra, bạn cần năng vận động ngoài trời. Các khu vực như bãi cỏ, rừng cây, sân vườn đều có chứa những vi khuẩn lành, làm phong phú hệ miễn dịch của bạn.

Và cuối cùng, cũng là điều rất quan trọng, đó là không lạm dụng thuốc. Việc tùy tiện sử dụng các loại thuốc kháng sinh sẽ làm rối loạn sự cân bằng vi khuẩn trong cơ thể và từ đó gây ra tổn hại cho phản ứng miễn dịch.

Nghiên cứu trên có rất nhiều lợi ích cho việc nhận thức về sức khỏe của con người. Trẻ em lớn lên trong một môi trường mà không bị ám ảnh sạch sẽ có tỷ lệ dị ứng và hen suyễn thấp hơn. Một số vi khuẩn cũng tích cực bảo vệ chúng ta khỏi bệnh đường ruột và thậm chí là cả chứng lo âu và trầm cảm.

* Bài viết thể hiện quan điểm của nhà báo khoa học Katia Moskvitch đăng trên BBC Future.

Văn hóa ngoại trong lịch sử Việt

Việt Nam là một quốc gia Ɖông Nam Á lục địa nằm gần hai nền văn hóa lớn ở Á Châu: Văn hóa Trung Hoa và văn hóa Ấn Ɖộ....

Châu về Hợp Phố nghĩa là gì?

"Châu về Hợp Phố" hay "Châu về Hiệp Phố". Ý nói trùng phùng gặp gỡ, đoàn tụ lại. Thường được dùng hàm ý chỉ “những cái quý giá không mất...

Chuyện mèo, chuyện chó

Mèo đen, mèo trắng Ở khu Tây Đơn, thuộc thành phố Bắc Kinh, có một nhà hàng do Trần Nghị và Chu Đức đề nghị Chu  n Lai sáng lập...

Ngôi chùa bị cháy

Một vị sư trụ trì không biết nguyên nhân vì sao ngồi chùa bị cháy nhưng ngài vẫn trầm tĩnh khi không biết làm sao cứu vãn khỏi tình hình...

Ảnh thiếu nữ áo dài Huế xưa trên xe đạp

Cùng ngắm những hình ảnh trẻ trung, duyên dáng của thiếu nữ áo dài Huế trên xe đạp do John Dominis, nhiếp ảnh gia của tạp chí Life thực hiện...

Miền kí ức về Bến Bình Đông

Nằm dọc theo bờ kênh Tàu Hủ, chạy dài từ cầu Chà Và đến cầu Lò Gốm, bến Bình Đông nằm gọn thuộc khu vực quận 8, nơi có nhiều...

Các nước Ngô, Việt và văn hóa tộc Việt

Ngô, tên đầy đủ là Câu Ngô; Việt, tên đầy đủ là Ư Việt, là hai nước của người Bách Việt nổi tiếng nhất thời Xuân Thu-Chiến Quốc. Xưa, người...

Áo bà ba,  nón lá khăn rằn

Trên các con đường đất Việt, nếu ở thành Huế miền Trung các chàng trai chạy thẻo các tà áo dài trắng hay tím thướt tha phấp phới dưới mái...

Những Bức Ảnh Quý Về Sài Gòn Hơn 150 Năm Trước

Trong lịch sử phát triển của thành phố Sài Gòn vào thời Pháp thuộc, Émile Gsell là một trong những người đầu tiên để lại một di sản nghệ thuật...

Công tử bột là gì?

Công tử bột là gì ? Là mấy tiếng dùng để chỉ những người con nhà giàu lêu lổng, vô tích sự. Dần dần, nghĩa của cụm từ này được...

Tại sao gọi nước Nhật là Phù Tang

Tại sao lại gọi nước Nhật là Phù Tang? Phù Tang nguyên là tên một loại cây mà Thuyết văn giải tự của Hứa Thận giảng là “cây huyền thoại”,...

Gia phả là gia bảo có đúng không?

Đúng và rất đúng với những người có ý thức tôn kính tổ tiên và quý trọng tình cảm họ hàng gia tộc. Gia phả là lịch sử của một...

Exit mobile version