Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

12 điều người ta thường nuối tiếc nhất khi về già

Đời người vỏn vẹn mấy chục năm, so với tuổi trời tuổi đất nào khác chi một giấc mơ? Thế mà trong giấc mơ đó chúng ta có quá nhiều thứ cần phải làm, bị cuốn theo vòng xoay của cuộc sống. Để rồi khi về già mới sực nhận ra mình còn bao nhiêu điều tiếc nuối chưa thực hiện.

nuối tiếc, khi về già,

1. Sợ sệt khi bắt đầu việc gì đó mới mẻ

Khi về già nhìn lại, bạn sẽ thấy nó chẳng có gì đáng sợ, sao lúc ấy mình lại không can đảm hơn nhỉ?

2. Quan tâm quá nhiều đến cách nghĩ của người khác

Trong từng ấy năm, bạn có vô số mối quan hệ. Mối người đều có quan điểm và con đường khác nhau và nếu để ý quá nhiều đến chúng bạn sẽ quên mất cuộc sống của chính mình.

3. Không đi du lịch khi có cơ hội

Du lịch trở nên vô cùng khó khăn khi về già, đặc biệt nếu có một gia đình bạn sẽ phải trả chi phí thêm cho vài 3 người thay vì chỉ cho riêng mình như khi còn trẻ.

4. Không ưu tiên việc rèn luyện thể chất

nuối tiếc, khi về già,

(Ảnh: Internet)

Quá nhiều người trong chúng ta dành phần lớn cuộc đời cho bàn làm việc hay màn hình vi tính. Chỉ khi về già, đủ thứ bệnh tật xuất hiện bạn mới nhận ra rằng, đời người không gì quý bằng sức khỏe và nó là từ rèn luyện mà có, chứ không phải từ đơn thuốc của bác sĩ

5. Bỏ ngoài tai lời khuyên của cha mẹ

Bạn không muốn nghe những kinh nghiệm cũ kỹ từ cha mẹ khi còn trẻ, đến khi trưởng thành và nuôi con bạn mới thấy những lời này thật đáng quý.

6. Không cố gắng học hành

Học tập không chỉ đơn thuần là điểm số, nó còn đóng vai trò trong việc xác định cuộc sống sau này của 1 cá nhân. Đến cuối cùng bạn sẽ nhận ra cách đơn giản nhất cho tất cả mọi thứ chính là việc học. Thật may mắn, trong xã hội hiện nay, việc học với chúng ta không bao giờ bị xem là muộn cả.

7. Không nhận ra vẻ đẹp của chính mình

Quá nhiều người trong chúng ta dành phần lớn tuổi trẻ để bất mãn nhiều điều về bản thân. Nhưng thực tế lo lắng đang làm chúng ta nhanh chóng già nua và xấu xí. Hãy tự tin, đó là những khoảnh khắc đẹp nhất của cuộc đời bạn.

8. Chưa từng tham gia công tác từ thiện

Ai cũng có thiện tâm, tuy nhiên thuận theo dòng chảy của xã hội hiện nay, rất nhiều người đã trở nên tự tư, luôn đặt lợi ích của bản thân lên trên hết. Dù vậy khi sắp rời xa thế giới này, khi biết rằng những thứ mình 1 đời tranh đấu ngược xuôi cuối cùng vẫn không thể mang theo, thì thiện tâm kia lại một lần nữa trỗi dậy, đó là cảm giác nuối tiếc khi chưa từng góp phần làm xã hội đang sống tốt đẹp hơn.

9. Không dành đủ thời gian bên những người thân yêu

(Ảnh: Internet)

Thời gian dành cho người thân yêu luôn hữu hạn, bạn sẽ luôn có cảm giác nuối tiếc khi nghĩ về nó, nhất đối với những ai đang trải qua năm tháng cuối cùng của cuộc đời.

10. Chưa từng 1 lần được biểu diễn khả năng của mình

Thượng đế luôn cho mỗi người chúng ta những tài năng khác nhau như thi ca, hội họa, viết lách… có người vì phải chịu sự chi phối của lối sống thực dụng mà những năng khiếu này mãi mãi bị chôn vùi, với họ đây là một niềm hối tiếc lớn lao.

11. Tự trói mình trong một công việc không yêu thích

Hãy nhìn xem, bạn đang có một công việc không ưng ý, bạn có những ước mơ còn cao đẹp hơn, bạn muốn kết thúc nhưng lại có quá nhiều thứ ngăn cản. Nhưng nếu bạn định dành gần 40 năm tuổi đời để làm công việc này thì thực sự quá lãng phí.

12. Không thể nói lời biết ơn hoặc xin lỗi 

“Cám ơn” hoặc “xin lỗi” có thể là những câu nói thường nhật của chúng ta, tuy nhiên khi biết không còn nhiều thời gian trên thế giới này, người ta sẽ thấy việc gửi những lời đơn giản ấy đến những người xứng đáng là điều vô cùng trân quý.

 

Hoàng An, Theo Lessons Learned in Life

Thiếu Lâm tự: Sự ra đời của chốn tu hành linh thiêng

Tung Sơn, một trong những ngọn núi thiêng cao đẹp hùng vĩ và trùng điệp bậc nhất Trung Hoa cổ đại, nổi tiếng với ngôi chùa Thiếu Lâm tự. Ngoài...

Khoa Cử Việt Nam – Phần 2: Thi Đình – Chương ba: Thí sinh

Ðiều kiện được dự thi Ðình là phải đỗ thi Hội, gọi là Trúng-cách hay Hợp-cách. Tuy nhiên, thời nhà Nguyễn, đôi khi vì ít người đỗ Trúng cách quá...

Biết rõ chữ nghĩa

Hoa Hâm(1) chạy loạn, cùng đi với một bọn sáu bảy người. Giữa đường gặp một người lại cũng chạy loạn, đến kêu nài, xin nhập bọn. Chúng lấy làm...

Tục xăm mình của tộc Việt

Tục xăm mình là một trong những đặc trưng quan trọng nhất của tộc Việt và của người Việt trong các ghi chép lịch sử của cả Việt Nam và...

Giai thoại những nghệ danh của các ca sĩ nổi tiếng trước 1975

Không như các ca sĩ Phương Dung, Thanh Thúy, Thanh Lan sử dụng tên thật làm nghệ danh, nhiều ca sĩ nổi tiếng như Thanh Tuyền, Hoàng Oanh, Nhật Trường,...

Năm hạng tang phục (Ngũ phục) là gì?

Theo "Thọ mai gia lễ", có năm hạng tang phục tuỳ theo quan hệ huyết thống và nghĩa tình phân biệt thân sơ: 1.Đại tang: Trảm thôi và tề thôi....

Trí giả tự xử, ngu giả quan phân – Cảnh giới đối nhân xử thế của bậc trí giả

Một danh nhân triết học từng nói: “Thói quen thực sự là một loại sức mạnh vừa ngoan cường lại to lớn. Nó có thể làm chúa tể cuộc đời của...

Thẩm Thúy Hằng – Người đẹp Bình Dương

Thẩm Thúy Hằng mấy năm trước trở lại với sân khấu không bằng những vai diễn mà bằng 2 kịch bản do chị sáng tác: “Người hạnh phúc”, “Nụ cười...

Đạo vợ chồng

Tưởng mình sắp chết, thấy vợ trẻ trung, không muốn để cho ở vậy thế là quá yêu thương vợ, thể tất cho vợ lắm. Sợ chồng tiếc đẹp, chết...

Khó nhọc là phúc, an nhàn là họa

Trong thời đại vật chất ngày nay, những người giàu có thỏa sức mua sắm, coi an nhàn là chuyện hưởng thụ đương nhiên. Còn những người nghèo khổ thì...

Xem “năm sinh”, xem “hướng nhà”, xem “số đo cửa”, là bởi vì đâu?

1/ Khởi nguồn từ một quyển sách Bói (*) Kinh Dịch – một sách dùng để Bói toán, nguồn gốc của nó có thể từ cuối đời Ân, 1.200 năm...

Bánh Ướt – Bánh Mướt

Sau bài “Bánh cuốn Sài Gòn”, tôi đã có ước hẹn với độc giả sẽ viết về Bánh Ướt. Hai thứ bánh này, tuy “hai mà một”, hay thiệt ra...

Exit mobile version