Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Đáng sợ gì hơn cả

Loài yếu sợ loài khoẻ, kẻ dại sợ kẻ khôn như chó sợ hùm, mường mọi sợ người văn minh vẫn có. Nhưng cái sợ ấy là cái sợ hoạ hoằn. Chớ cái sợ kẻ đồng loại, người đồng nghiệp mới là cái sợ thường có luôn, cái sợ thực đáng sợ luôn vậy.

Tại lầu sách nhà kia có con hồ tinh(1) không hiện hình ra bao giờ, nhưng thường vẫn hay trò chuyện. Chuyện nói rất lý thú, ai nghe cũng phải phục.

Một hôm, tân khách(2) họp đông, họ mời rượu ước với nhau rằng: “Ai sợ gì thì phải nói, mà nói vô lý thì phải phạt rượu”.

Bấy giờ, cử toạ(3) lần lượt nói, nào sợ người học rộng, nào sợ người nhà giàu, nào sợ người quan to, sợ người nịnh giỏi, nào sợ người khiêm tốn quá, sợ người lễ phép câu nệ quá, nào sợ người thận trọng ít nói, sợ người hay nói nửa chừng…

Sau cùng hỏi đến hồ tinh, thì hồ tinh đáp: ta chỉ sợ hồ tinh.

Ai nấy đều cười, bảo rằng: “Người ta sợ hồ tinh mới phải, anh là đồng loại can gì mà sợ? Phạt anh một chén rượu”.

Hồ tinh cười nói: “Thiên hạ duy có đồng loại là sợ nhau. Con cùng cha mới tranh gia sản; gái cùng chồng mới hay ghen tuông; kẻ tranh quyền nhau, tất là quan lại đồng triều, kẻ tranh lợi nhau tất là lái buôn một chỗ. Bức nhau thì trở ngại nhau, trở ngại nhau thì khuynh loát nhau. Nay lại còn người bắn con trĩ thì dùng con trĩ làm mồi, không dùng con gà, con ngỗng, người săn hươu thì dùng con hươu làm mồi, không dùng con dê, con lợn. Phàm những việc phản gián đều là phải dùng đồng loại cả. Cứ thế mà suy thì tài nào mà chẳng sợ hồ?”

Cử toạ đều cho câu nói của hồ tinh là xác đáng.

Lời bàn:

Loài yếu sợ loài khoẻ, kẻ dại sợ kẻ khôn như chó sợ hùm, mường mọi sợ người văn minh hoặc vẫn có. Nhưng cái sợ ấy là cái sợ hoạ hoằn. Chớ cái sợ kẻ đồng loại, người đồng nghiệp mới là cái sợ thường có luôn, cái sợ thực đáng sợ luôn vậy. Người phải sợ người hơn là sợ hùm beo, sư tử, người đồng loại, kẻ đồng nghiệp sợ lẫn nhau hơn là sợ người ngoài? Tại sao? Tại chỉ có cùng nhau một loài, cùng nhau một nghề mới phải cạnh tranh đá chọi lẫn nhau. Mà đã cạnh tranh nhau, tất hay dòm dỏ nhau, tìm cách hại lẫn nhau để cầu lợi cho mình, thậm chí tàn sát nhau đến chôn sống hàng vạn quân, giết chết hàng triệu người mà vẫn không chán. Thảm thương thay! Người lại hại người!

——————–

(1) Hồ tinh: Tục truyền giống hồ sống nghìn năm thành hồ tinh hay quấy nhiễu người.

(2) Tân khách: chỉ gồm những người đến thăm nom vui chơi với chủ. Nói tách ra là quý khách và khách thường

(3) Cử toạ: tất cả bao nhiêu người cùng ngồi một chỗ

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 4/25 – Nguyên nhân mất mát âm D và GI của miền Bắc

Một người Bắc Việt mới vào Nam, không thể nào phát âm được hai âm D và Gi giống người Nam cả, chỉ dẫn thế nào họ cũng thất bại....

Nghề thêu ở Văn Lâm

Trải qua nhiều thế kỷ, những tác phẩm thêu thùa luôn gắn liền với hình ảnh người phụ nữ truyền thống. Và trong các làng nghề thêu truyền thống ở...

Cù dậy là gì?

“Người ta nói rằng con cù là một loại rồng có thể chui dưới đất mà ngủ hàng trăm năm, mỗi lần nó thức dậy, chuyển mình thì trời long...

Tìm hiểu lại danh xưng “Lạc” vương và “Hùng” vương

Theo truyền thống người Việt Nam, danh xưng “Hùng vương” bao đời nay đã được lưu truyền qua truyền khẩu và thư tịch, tuy nhiên vào đầu thế kỷ XX,...

Đà Nẵng – Địa danh ấy có từ bao giờ?

Địa phương được đề cập trong bài này có đến ba tên gọi: Đà Nẵng, Hàn và Tourane. Cả ba địa danh này đã được mọi người - giới biên...

Đinh Tiên Hoàng – Đinh Bộ Lĩnh – Hoàng đế dẹp loạn 12 sứ quân

Đinh Bộ Lĩnh sinh năm 924, nguyên quán động Hoa Lư, châu Đại Hoàng (nay là huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình). Cha là Đinh Công Trứ làm nha tướng...

“Búa” trong “chợ búa; “Hóc” trong “hóc búa” nghĩa là gì?

Tại sao lại nói “chợ búa”? Có lẽ nào “chợ búa lại là chợ bán búa (để đóng đinh) giống như “chợ cá” là “chợ bán cá”, “chợ vải” là...

“Kho” bản đồ thể hiện lãnh thổ Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam

Hơn chục tấm bản đồ do chính người Trung Quốc và người Nhật vẽ cách đây từ 80 - 100 năm, đều cho thấy lãnh thổ Trung Quốc đến đảo...

Tục Nhuộm Răng Đen Của Người Việt Xưa

Có lẽ đối với các thế hệ ngày nay, hình ảnh những người bà, người mẹ và cả những cô thiếu nữ với hàm răng óng ả hạt huyền chỉ...

So sánh giữa bom Nguyên tử và bom Hạt nhân

Bom Nguyên tử - atomic bomb, sau đó là bom Hạt nhân- nuclear bomb, bắt đầu được nghiên cứu và chế tạo vào cuối Thế Chiến thứ Hai, nhằm tạo...

Đồn điền Michelin ở Việt Nam thời thuộc địa

Đồn điền Michelin là tên thường gọi của hệ thống đồn điền do Công ty cao su Michelin sáng lập, có quy mô lớn bậc nhất ở Việt Nam thời...

Cái ấm sứt vòi

Đồ chuyên trà ấm đất sứt vòi Cuộc sống rượu be sành chắp cổ (Hàn nho phong vị phú - Nguyễn Công Trứ) Về lại Sài Gòn, đi qua con...

Exit mobile version