Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Họ Doãn làm giàu

Đời nhà Chu, có người họ Doãn chỉ chăm làm giàu. Tôi tớ trong nhà khó nhọc, vất vả, thức khuya dậy sớm. Có một tên đầy tớ tuổi già, sức yếu, nhưng phải làm nhiều, ban ngày tối mắt không kịp thở, ban đêm mệt lử ngủ say, tinh thần tán loạn. Nhưng đêm nào, cũng mơ màng được làm vua một nước, đứng đầu cả muôn dân, cầm quyền chủ mọi việc, ở gác tía, lầu son, ăn của ngon vật lạ, muốn gì được nấy, vui vẻ sung sướng thực không ai bằng. Sáng bừng mắt dậy, thì vẫn hoàn là tên đầy tớ già, làm không kịp thở…

Có người thấy lão ta vất vả khó nhọc, lấy lời an ủi.

Lão ta nói rằng: “Đời người trăm năm, có ngày, có đêm. Ban ngày, ta chỉ là một tên đầy tớ kể ra khổ thực, nhưng ban đêm, ta đã làm vua cả một nước, vui sướng không ai bằng, thì còn oán hận gì nữa?”.

Họ Doãn gây dựng cơ nghiệp, lo lắng làm giàu, nát gan tan ruột, cứ đêm mệt ngủ đi, thì nằm mơ lại thấy đi làm đầy tớ người ta, việc gì cũng phải làm, lại gặp nhà chủ cay nghiệt quở mắng đánh đập khổ cực muôn phần, nên lúc ngủ trằn trọc thổn thức, sáng dậy mới thôi.

Họ Doãn lấy làm lo, nói chuyện với bạn.

Bạn bảo: “Được cái địa vị như bác giàu có hơn người, ban ngày sung sướng vẻ vang biết là bao, đêm đến có nằm mơ đi làm đầy tớ người ta, thì cũng là sướng khổ đắp đổi. Nếu lúc thức, lúc ngủ cũng muốn vui sướng cả, thì làm thế nào được?”

Doãn thị nghe bạn nói, từ hôm đó nới tay cho người ăn kẻ ở và mình cũng bớt lo nghĩ, nên mỗi ngày bệnh một bớt dần.

Liệt Tử

Lời bàn:

Bài này bày ra hai cảnh ngày, đêm của hai người nghèo khác nhau. Tác giả có ý nói người ta được cái này, thường hỏng cái kia. Hễ ai được thế nào, hay thế, mà trí túc thì tự có cái sướng ở đó rồi. Ở đời, giàu nghèo chẳng qua chỉ có lúc thức là phân biệt nhau, chớ đến lúc ngủ, đợi cái giấc ngủ trăm năm – hai con mắt đã nhắm lại, hồn vía đã đi đâu, thì ai cũng như ai. Tuy vậy, cũng không nên viện lẽ ấy mà cam chịu nghèo khổ. Cần kiệm làm ăn để gây dựng cơ nghiệp, để làm giàu, thật là chính đáng. Nhưng, nếu bòn công bòn của người để làm giàu thế là bóc lột, làm giàu vô nhân đạo. Vô nhân đạo thì không những không được hưởng giàu, mà còn khổ hại về giàu nữa.

Chiếc áo bà Ba, sao bà Tư bả mặc?

Người Việt ai cũng biết áo bà ba. Đặc biệt là dân Nam bộ thì ai cũng biết bởi đó gần như là trang phục hàng ngày của phụ nữ...

Cam chịu phận bánh cam

Mỗi lần nghe tiếng rao “Bánh cam đây mấy anh mấy chị ơi” trong một con hẻm ba xuyệc ở quận tư tự nhiên thấy lòng nao nao. Tiếng rao...

Kiến trúc sư Châu Á duy nhất đạt giải Khôi Nguyên La Mã

Với nhiều công trình nổi tiếng để lại như dinh Độc Lập (nay là Hội trườngThống Nhất), Viện Hạt Nhân Đà Lạt, Viện ĐH Huế, Đại Chủng Viện Đà Lạt,...

Xà bông Cô Ba đánh bay hàng ngoại

Ngày nay, nhìn hộp xà bông Cô Ba trơ trọi trong vài siêu thị giữa bối cảnh thị trường chất tẩy rửa bị doanh nghiệp nước ngoài thôn tính gần...

Màu áo cô dâu Việt

Theo những tư liệu hiện còn lại, màu xanh từng được ưa chuộng và phổ biến dùng cho áo cô dâu Việt xưa, ít nhất là thời Nguyễn. Ngoài màu...

Vũng Tàu năm 1967-1968 của Terry Maher

Xem những hình ảnh đời thường cực kỳ sinh động về Vũng Tàu năm 1967-1968 do cựu nhân viên quân sự Mỹ Terry Maher thực hiện.  Từ bến cá Bãi...

Thời Việt Nam Cộng Hòa Chính sách nông thôn

(Bài này là tư liệu của tác giả dùng để giảng dạy tại trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn trước năm 1975) Năm 1971, chúng tôi cùng với các...

Ophelia cứ một hai – Có hương thảo có nhớ thương

Tất cả bắt đầu bằng món gà ướp lá hương thảo nướng ở cái quán nhỏ trong một con hẻm bên kia cầu Lê Văn Sỹ. Không gian này đã...

Du lịch Miền Nam trước 1975

Hồi hơn mười tuổi, tôi thường đến chơi bóng bàn với đứa bạn con một bác hàng xóm mà cả xóm gọi là ông Thầu vì bác làm nghề thầu...

Tại sao Việt Nam không bị đồng hóa sau 1.000 năm Bắc thuộc?

Tiếng ta còn thì nước ta còn! Đồng hóa dân tộc (national assimilation) gồm: 1- Đồng hóa tự nhiên, tức quá trình dân tộc A trong giao tiếp với dân...

Ba Tôi Và Đường Xưa Lối Cũ

Đường xưa lối cũ, Có bóng tre, bóng tre che thôn nghèo Đường xưa lối cũ, Có ánh trăng, ánh trăng soi đường đi Đường xưa lối cũ, Có tiếng...

Nét thú vị trong “ca dao Hán Việt”

Trong kho tàng ca dao Việt Nam có một số ca dao nửa Việt, nửa Hán đọc lên rất lý thú và dường như ít được nhắc đến trong chương...

Exit mobile version