Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Lý hội tính tình

Thường con người ta, ai cũng sẵn mối cảm tình, khi gặp thời gặp cảnh xúc động đến thì mối cảm tình ấy tất chứa chan, đầy rẫy hiện ra bên ngoài. Tuy vậy, mối cảm tình đã dùng nhầm thì sau này không còn được như trước.

Có một người nước Yên lúc sinh thì sinh ở nước Yên; lúc lớn lên thì sang ở nước Sở, lúc già lại trở về cố quốc. Khi đi qua nước Tấn (gần nước Yên) bạn cùng đi đường chỉ vào cái thành mà nói dối anh ta: “Đây là thành nước Yên”.

Anh ta buồn rầu, khác hẳn sắc mặt. Chỉ vào nền xã, nói: “Đây là nền xã làng anh”. Anh ta ngậm ngùi than thở. Chỉ vào cái nhà, nói: “Đây là nhà của ông cha anh”. Anh ta rũ rượi rơm rớm nước mắt. Chỉ vào cái gò, nói: “Đây là mồ mả ông cha anh”. Anh ta oà lên khóc.

Bọn cùng đi ai nấy phì cười, nói: “Chúng tôi nói đùa đấy. Đây mới là nước Tấn, chưa phải là nước Yên”. Anh ta nghe nói lấy làm bẽn lẽn.

Kịp khi về đến nước Yên, anh ta trông thấy thật là thành, là xã nước Yên, thật là nhà cửa, mồ mả của ông cha thì lòng cảm thương lại hờ hững không còn được như trước nữa.

Lời bàn:

Thường con người ta, ai cũng sẵn mối cảm tình, khi gặp thời gặp cảnh xúc động đến thì mối cảm tình ấy tất chứa chan, đầy rẫy hiện ra bên ngoài. Tuy vậy, mối cảm tình đã dùng nhầm thì sau này không còn được như trước.

Một người đã đem bụng trung thành thờ kẻ vô đạo, một người đã để lòng ân ái thương gái bất trinh, dù về sau, gặp được bậc anh quân hay người thục nữ, thì mối cảm tình cũng không còn được đằm thắm như xưa.

Chẳng khác nào như người nước Yên này, đã đem hết nước mắt khóc chỗ giả dối mà không biết, đến khi gặp sự thực, thì lại hình như cạn hết nước mắt rồi.

Cho nên đối với tính tình, người ta có biết, lấy học thuật mà di dưỡng, lấy lễ nghĩa mà tiết chế, thì tính tình dùng mới chính đáng và thuần tuý được. Xưa nay thánh hiền hào kiệt đều là người biết lý hội tính tình cả.

——————

– Yên: một nước mạnh trong bảy nước thời Chiến Quốc, tức là Phụng Thiên, Trực Lệ và một phần phía Bắc nước Triều Tiên (Cao Ly bây giờ).

– Tấn: một nước đời Xuân Thu, đến đời Chiến Quốc bị họ Hàn, họ Triệu, họ Nguỵ lấy mất và chia làm ba nước, ở vào tỉnh Sơn Tây và một phần Trực Lệ bây giờ.

Ngậm ngùi nhìn ảnh Sài Gòn xưa

Không ít người nhìn những bức ảnh xưa về Sài Gòn mà rưng rưng nước mắt… Học sinh ăn bò bía trên đường phố Sài Gòn những năm 1950. Quyển...

Kỹ thuật hàng hải của người Việt xưa

1 – Văn-minh và Hàng-hảiNgười khen nâng lên, kẻ chê đạp xuống; sự đánh giá văn-hóa Việt-Nam cổ thời rất là khác-biệt. Đã có nhiều người cho rằng căn-bản của...

Nguyễn Tri Phương và Nguyễn Văn Tường về việc mất thành Hà Nội năm 1873 (Kỳ 1)

Tháng mười, năm Quý Dậu (1873), tức là năm thứ hai mươi sáu đời vua Tự Đức, trước đây tám mươi năm, quân Pháp đã đánh thành Hà Nội. Nguyễn...

Thủ Dầu Một – Có tự bao giờ?

Thủ Dầu Một (TDM) là tên cũ của tỉnh Bình Dương (BD) trước năm 1956, tồn tại 87 năm (1869-1956) và đã gắn liền với lịch sử đấu tranh, xây...

Quyền được tôn trọng dù học “dốt”

Trong xã hội Việt Nam, xưa nay đi học thường chỉ có người học giỏi được khen ngợi, vinh danh. Học sinh nào không may học kem kém một chút...

Nhớ về Xóm Chùa – Tân Định

Tôi được sinh ra tại nhà bảo sanh Chung Nam Quế trên đường Trần Quang Khải và lớn lên trong khu xóm nhỏ cuối đường Nguyễn Hữu Cảnh nay là...

Về nạn cờ bạc trong lịch sử Việt Nam

Nạn cờ bạc ở nước ta thời xưa gieo rắc ảo tưởng giàu sang, khiến đến vua cũng có người ham chiếu bạc, quan bỏ việc say đỏ đen. Cờ...

Tản mạn về lợn trong văn chương

Lợn trong văn học Việt Nam Có thể nói, lợn là một trong lục súc rất quen thuộc với đời sống của người dân quê Việt Nam. Sự gần gũi...

Hữu xạ tự nhiên hương là gì?

Hữu xạ tự nhiên hương là gì? Ẩn ý khi sử dụng thành ngữ này như thế nào. Có thể nói, thành ngữ là chiếc hộp chứa đựng những tri...

Tranh làng Sình

Cạnh ngã ba Sình, điểm hợp lưu giữa sông Bồ với sông Hương, có một làng chuyên nghề in tranh mộc bản, tạo nên một dòng tranh nổi tiếng ở...

Dùng Nho làm người, dùng Đạo dưỡng sinh, dùng Thiền dưỡng tâm

Học cách làm người, học cách dưỡng sinh và dưỡng tâm là ba việc mà cổ nhân vô cùng coi trọng. Một người trước tiên phải hiểu biết lễ nghĩa, đạo đức...

Cuộc sống lưu đày của vua Hàm Nghi qua lời kể của nữ nhà văn Nga

Ngôi biệt thự này dường như được tạo ra cho hạnh phúc, cho niềm vui, cho cuộc sống. Nhưng khi tôi nhìn vào đôi mắt người chủ góc thiên đường...

Exit mobile version