Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nhà là gì?

Nhà là nơi để con người cư ngụ, một người có thể đổi nhiều nhà, nhưng những thành viên ở cùng chúng ta thì không bao giờ thay thế được. Vậy ngôi nhà thật sự của mỗi người nằm ở đâu? Thật ra chỉ nơi nào có được hạnh phúc và tình yêu, nơi có sự đoàn tụ của những người thân yêu thì dù ở biệt thự hay nhà tranh vách đá, nơi đó vẫn là nhà.

Có một người đàn ông giàu có đang say rượu, sau đó ông ta ngã vật ra trước căn biệt thự của mình. Một nhân viên bảo vệ của ông thấy thế vội đỡ ông dậy rồi nói: “Thưa ông, để tôi đỡ ông vào nhà nhé”. 

Người đàn ông giàu có hỏi: “Nhà?! Nhà tôi ở đâu? Anh có thể đưa tôi trở về nhà không?”

Nhân viên bảo vệ tỏ ra khó hiểu, chỉ vào căn biệt thự cách đó không xa: “Đó không phải là nhà của ông sao?”

Người đàn ông giàu có nét mặt đau khổ, chỉ vào mình, sau đó chỉ vào căn biệt thự sang trọng đó rồi nghiêm mặt đáp: “Đó, đó không phải là nhà của tôi, đó chỉ là nơi để ngủ mà thôi”.

Thật ra nhà mà người đàn ông này nói đến, không phải cái nhà hữu hình đồ sộ đang nằm đằng kia. Vậy căn nhà mà ông muốn nói là gì?

Nhà chính là nơi để sinh hoạt chung của các thành viên trong gia đình, là mái ấm cần có cho những người thân yêu đoàn tụ cùng nhau. Nhà thật sự chính là sự kết tinh của tình yêu.

Có thể nhìn vào tất cả những ngôi nhà trên thế giới, dù cho đó có là biệt thự sang trọng hay ngôi nhà tồi tàn, hễ nơi nào có tình yêu thì nơi đó chính là nhà thật sự.

Nhà là bến đỗ của tình cảm, là cái nôi của sự trưởng thành, là nơi nghỉ ngơi khi tâm hồn mệt mỏi. Nhà chính là nơi để bản thân mình được thả lỏng nhất, là khu vườn cho tinh thần vui vẻ.

Nhà là tất cả những tình cảm mà bạn và gia đình có với nhau. Khi sở hữu nó chúng ta sẽ cảm thấy bình thường như khi sử dụng củi, gạo, dầu, muối, mắm,… mỗi ngày vậy, nhưng lại là những thứ không thể thiếu để sinh tồn.

Quê hương là một mảnh ruộng, trồng dưa thu được dưa, trồng đậu thu được đậu, trồng thấu hiểu sẽ thu được khoan dung, trồng tha thứ sẽ thu được hòa thuận. Vậy ngược lại nếu ta trồng phàn nàn thì chỉ thu được oán hận, trồng chỉ trích sẽ thu lại tai họa.

Nhà là nơi để nói lời yêu thương, không phải nơi để nói lý; nhà phải yên tĩnh, không ồn ào; nhà phải sạch sẽ, không bừa bộn; nhà phải chân thành, không đạo đức giả; nhà phải tự do, không ép buộc; nhà phải hòa nhã, không cứng nhắc.

Một gia đình cần thiết phải giữ sự ôn hòa, không cần để ý đến những chuyện nhỏ nhặt. Một gia đình là cần phải có sự quan tâm, ân cần dành cho nhau.

Không có hòa thuận của gia đình, sẽ không có sự hòa hợp trong xã hội; gia đình không bình an, thì xã hội sẽ không ổn định và không có trật tự; gia đình hạnh phúc thì vạn sự sẽ thịnh vượng.

Vậy điều gì là quan trọng nhất đối với một gia đình? 

Đó có phải là một cuộc sống cơm áo gạo tiền đủ đầy hay là sự giàu có vô tận?

Gia đình mà không hòa thuận thì dù giàu sang phú quý đến đâu, tâm ý vẫn nguội lạnh như tro tàn; nếu trong gia đình, không có tiếng cười thì sẽ vô cùng buồn tẻ.

Trong gia đình nếu không có tiếng cười thì sẽ vô cùng buồn tẻ. (Ảnh qua Mapio)

Là một gia đình, tình thân là điều quan trọng nhất

Cha mẹ có thể hiểu được khó khăn của con cái; con cái có thể trân trọng công sức của cha mẹ. Chồng mệt thì vợ bưng trà rót nước phục vụ, vợ ốm thì chồng hết lòng chăm sóc.

Là một gia đình, hòa thuận là điều quan trọng nhất

Không chiến tranh lạnh, không ồn ào, có ý kiến thì kịp thời trao đồi, có xung đột thì nỗ lực giải quyết. Tôi chân thành xin lỗi bạn, và bạn thì lùi lại nhường tôi một bước.

Gia đình nhiều tiền hay ít tiền không quan trọng, nhà to, nhà nhỏ không quan trọng; xe đẹp, xe xấu không quan trọng. Cái quan trọng nhất là gia đình có thể ở cạnh nhau, chia ngọt sẻ bùi, chung sống vui vẻ, hòa thuận, củng cố tình cảm trong gia đình.

Cuối cùng, một gia đình thì điều quan trọng nhất là gì? Đó không phải là nhà, không phải là xe, không phải tiền, mà là cha mẹ, bạn đời và con cái.

Một gia đình sống hòa thuận, nói cười vui vẻ, khỏe mạnh chính là của cải lớn nhất, và bình an chính là hạnh phúc nhất.

Chỉ khi một gia đình mà có sự bao dung thì nơi đó mới có bình yên. Người có có nhà dẫu không giàu nhưng hạnh phúc. Ngược lại, người dù nhà cao cửa rộng, nếu không có bao dung thì rất dễ tan đàn xẻ nghé.

5 vị Tam Nguyên trong lịch sử khoa cử lịch triều Việt Nam

Trong suốt 845 năm khoa cử lịch triều, kể từ  khoa thi đầu tiên Minh Kinh Bác Học mở ra năm Ất Mão 1075 dưới triều vua Lý Nhân Tông...

Góp ý về từ “Đốc”

Kiến thức ngày nay, số 231 có bài “U em” (tr. 22, 23) làm tôi rất cảm động. Xin được chia sẻ với tác giả một cách chân thành và...

Khoa Cử Việt Nam – Phần 1: Thi Hội – Chương ba: Thí sinh

Thời Hậu Lê và thời Nguyễn, điều lệ dự thi Hội phần nhiều đại khái cũng như thi Hương nghĩa là không hạn tuổi tác nhưng cấm phụ nữ, con...

Tại sao có tên cầu “Nhị Thiên Đường ” ?

Ít ai biết tại sao gọi là Cầu Nhị Thiên đường do ông chủ hãng dầu nóng Nhị Thiên Đường xây cho người làm công của ông ở bờ phía...

Sửa mũ vườn đào, sửa dép vườn dưa là gì?

Khi đi qua vườn đào, dù mũ đội đầu có bị lệch cũng không nên giơ tay lên sửa mũ, sẽ bị ghi là hái trộm đào. Khi đi qua...

Tính Cách Người Miền Nam, Trong Mắt Một Người Ý

LTS: Vào đầu thế kỷ 17, nghĩa là trước đây gần 400 năm, đã có một người Ý tới Đàng Trong. Trong gần năm năm trời, ông đã xem xét...

Chén – bát; mũ – nón

Nguyên nhân nào đã đưa đến sự khác nhau về việc dùng từ giữa miền Nam và miền Bắc, chẳng hạn miền Nam gọi mũ thành nón, gọi bát thành...

‘Phòng tuyến chùa’ có một không hai tại Nam kỳ: Kỳ 1/5 – Xây dựng tổng hành dinh

Sau khi liên quân Pháp - Tây Ban Nha chiếm được Sài Gòn - Chợ Lớn thì có 4 ngôi chùa được trưng dụng làm đồn quân sự và trang...

Toàn cảnh trận đánh mở ra kỷ nguyên tàu ngầm của thế giới

Trận hải chiến quyết định tương lai của hạm đội tàu ngầm: trong vòng một giờ giao chiến, đã có 1.459 thủy binh Anh thiệt mạng, tức là gấp gần...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 19

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Giang hồ Sài Gòn Xưa – Kỳ 7/10 – Ở tù chung với Điền Khắc Kim

Tôi ở tù chung với Điền Khắc Kim tại chuồng cọp khu C trại 7, Côn Đảo, một thời gian ngắn khoảng đầu đầu năm 1974. Tôi bị giam ở...

Thanh Lãng, nhà văn hóa bị bỏ quên

Tôi còn nhớ khi di cư vào miền Nam, vừa mới chân ướt chân ráo bước vào trung học, tôi đã có dịp mua và đọc cuốn Văn Chương Bình...

Exit mobile version