Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Bạn thích kêu cha mẹ hay ba mẹ?

Người Nam Kỳ mình ngộ lắm,tỷ như dân Sài Gòn,Long An,Mỹ Tho hồn nhiên kể “Ba tao lóng rày khỏe” thì dân Vĩnh Long,Sa Đéc,Hậu Giang kể “Cha tao khỏe ịch à”

Nhiều bạn hỏi,ủa lạ vậy,sao cùng Nam Kỳ ,chổ kêu cha,chổ kêu ba?

Chúng ta biết người đàn ông sanh thành ra chúng ta Bắc Kỳ kêu là bố,chữ bố là chữ cổ,có nghĩa to lớn ,thí dụ Bố cái Đại Vương Phùng Hưng

Nam Kỳ vẫn có bố trong chữ tổ bố,tổ cha ,tổ chảng

Nhưng dân Nam Kỳ kêu người đó bằng tía,tía là tia của người Triều Châu

“Con cò nó mổ con lươn
Bớ chị ghe lườn muốn tía tôi không?”

Bắc Kỳ gọi mẹ bằng bu, bằng đẻ, bằng u ,Trung Kỳ kêu mẹ là mệ, bằng mạ, bằng má

Nam Kỳ kêu người đẻ ra ta là má ,kêu người đàn ông sanh ra ta là tìa hoặc cha

Cha Má, Tía Má, Ba Má và Cha Mẹ

“Tiếc công anh lau dĩa chùi bình
Cây mai dong tới nói, ba má nhìn bà con
Trời mưa nhà thiếc dột lon ton
Ổng bả không thương nên nói ..
Vậy chớ bà con đâu mà nhìn”

Đọc sách xưa ta thấy chữ “Cha má” là Nam Kỳ xài nhiều thời xưa ,khi này khắp Lục Tỉnh đều kêu như vậy

Đọc đoạn trích trong “Con nhà nghèo” của Hồ Biểu Chánh có quan kinh lý là dân Bạc Liêu gốc Gò Công xưng kêu ba mẹ mình là cha má:

(Trích)

” – Không biết Quan Kinh lý gốc ở đâu?

– Tôi gốc gác sanh đẻ tại Bạc Liêu, cha với má tôi đều ở dưới hết. Để tôi ở yên rồi tôi sẽ gởi thơ mời cha với má tôi lên trên nầy chơi một chuyến cho biết xứ Gò Công.

– Quan Kinh lý có anh em đông hay không?

– Không. Cha với má tôi sanh được có một mình tôi.”(Hết trích)

Pháp qua,ảnh hưởng của chữ papa nên Nam Kỳ bắt đầu kêu cha là ba ,kêu má bằng mẹ

“Vẳng nghe chim vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau
Thương thay chín chữ cù lao
Tam niên nhũ bộ biết bao nhiêu tình”

Trong lời kể của Hồ Biểu Chánh trong di chúc ta sẽ thấy cha mẹ

(Trích)
” Từ 8 đến 12 tuổi, học nhấp nhem chữ Nho với thầy giáo dạy trong làng. Đến 13 tuổi, nhờ cha mẹ dời về ở chợ Giồng Ông Huê, mới bắt đầu học Quốc ngữ và chữ Pháp tại trường tổng Vĩnh Lợi, rồi xuống trường tỉnh Gò Công học tiếp 3 năm thi đậu học bổn (…)

(…) Còn hai bữa nữa tới ngày ta phải đi, mẹ ta than hết tiền, cha ta mới đi kiếm người đặng mượn tiền cho ta đi. Ta lo quá, sợ không đi được.

Bữa chót, đến tối mà cũng không thấy cha ta về. Ta than nếu có một đồng bạc thì đủ cho ta đi.

Mẹ ta khuyên ta đừng lo…

Thiệt khuya, mẹ ta gói một cặp áo hàng, đi bộ với ta xuống chợ mà cầm. Chủ tiệm chịu cầm ba đồng. Mẹ ta xếp giấy bỏ vô túi, còn bạc thì đưa hết cho ta. Ta lấy hai đồng mà thôi.

Mẹ ta không chịu, ép phải lấy hết, rồi đưa ta xuống tàu. Lúc tàu mở dây mà chạy, ta đứng ngó mẹ ta trên cầu tàu, ta chảy nước mắt…” (Hết trích)

“Trách mẹ với cha chứ qua không
trách bậu
Cha mẹ ham giàu gả bậu đi xa”

Trong ‘Gả thiếp về vườn’ Hồ Trường An dân Vĩnh Long viết “Ba má” và “Cha mẹ” luôn,ông không viết ” Ba mẹ” hay “Cha má”

(Trích)

“Bà Ký Banh trấn an:

– Cháu đừng lo, Ông bà Hội đồng Huờn, ba má thằng Toại giàu sụ, có toà cao lẫm lớn, dãy dọc nhà ngang. Dinh cơ họ rộng minh mông, đầy cây cao bóng mát.

Theo lẽ thường, khi sanh con đầu lòng, con gái phải về nhà cha mẹ, xổ bầu, tịnh dưỡng cho tới khi cứng cáp mới về lại nhà chồng”

Trong “Thai nghén” Hồ Trường An viết vầy:

” Còn anh Hổ, anh cũng mừng sắp được làm cha, nhưng khi nghĩ tới vợ trong thời gian mang mển, thân thể sẽ méo mó, xấu xí thì anh hơi ngán ngẫm

Chị Long lễ phép nói:

– Xin ba má cùng anh và chú Ba cầm đũa . Chị em con còn bận việc sẽ ăn sau.

Bà Tư biết ý, nói:

– Thây kệ tụi nó . Tụi nó đâu có lý gì cơm nước mà ông mời.

(…)

Anh Long nói:

– Mai mốt, ba má cho cất thêm hai căn nhà gần nhà nầy dành cho chú Ba và thím Ba . Nhà lợp lá, nhưng nền lót gạch tàu và vách ván, bổ kho.

Chị Long tán thành bằng ánh mắt . Anh Long lại đùa:

– Ba má nghĩ cũng phải . Phải cất nhà thêm chớ . Biết đâu rồi đây em sẽ đẻ nhiều như heo nái, thím Ba sẽ đẻ sai như chuột bạch thì nhà nầy còn chỗ đâu mà chứa hết lũ cháu nội ?”

Đọc “Hồi ký Sơn Nam ” sẽ thấy ông già gốc U Minh,Rạch Giá này kêu hai bậc trong gia đình mình là cha mẹ :

” Thấy trẻ con trèo lên cây me để hái trái thì quát tháo: “Tụi bây là lũ bất hiếu, rủi té gãy tay, lọi chân, cha mẹ tốn kém tiền thuốc men”.

(…) Lớn lên, đâu khoảng tôi 6 tuổi, cha tôi là con út trong gia đình bèn rời bỏ quê hương đi khẩn đất, lên phía Bắc, ven vịnh Thái Lan, cách thị xã Rạch Giá chừng 15 kilômét phía Hà Tiên
Vì cha mẹ và ông nội ở tận miền quê từ xưa nên tôi chẳng có người bà con nào gần xa ở chợ. Tôi được tha hồ rong chơi” (Hết trích)

Chúng ta hiểu rằng người Nam Kỳ có thể kêu cha mẹ hoặc ba mẹ sau thời gian Pháp qua ,cái chữ cha má ít còn xài.Tuy nhiên khi ở nhà thì kêu trực tiếp là ba mẹ ,nhưng khi xài đại từ ngôi thứ ba kể hay làm giấy tờ đều nói là “Cha mẹ”

Và thực tế ,cái này chẳng hiểu vì sao nữa,trong giao tiếp hàng ngày hiện nay người Miền Đông Nam Kỳ từ Sài Gòn xuống Mỹ Tho đều kêu ba mẹ ,còn dân miệt dưới từ Bến Tre,Sa Đéc trở xuống thích kêu cha mẹ trong xưng hô hàng ngày hơn

Thành ra nghe bạn bè kêu hai bậc sanh thành ta có thể đoán gốc gác nó vùng nào liền.

Phan Đình Phùng và giai thoại lịch sử

Phan Đình Phùng (1847-1895) là một nhà lãnh tụ cách mạng Cần vương vùng Nghệ Tĩnh. Ông người làng Đông Thái, tổng Việt Yên, huyện La Sơn, tỉnh Hà Tĩnh....

Chuyện về kiến trúc sư tài ba Ngô Viết Thụ

Dinh Độc Lập, Chợ Đà Lạt, Trường Đại học Nông Lâm Sài Gòn, Viện Đại học Huế, Trường Đại học Y khoa Sài Gòn, Viện Hạt nhân Đà Lạt… đều...

Vì sao cả đời Petrus Ký vẫn áo dài khăn đống, không chịu nhập tịch Pháp?

Khi Đốc phủ Trần Tử Ca gởi thơ hỏi tại sao ông không vào Pháp tịch, Petrus Ký đã trả lời: “Tại sao tôi không vô dân Tây? Tôi lấy...

Hoài Bắc Phạm Đình Chương – Một thời đã qua

Phạm Ðình Chương dùng âm giai Tây phương mà vẫn giữ được nét dân tộc qua những nốt láy mềm mại, những chuyển cung đặc biệt Việt Nam (điển hình...

Nguyễn Du – Những niềm tri âm

Nguyễn Du là một tài năng trác tuyệt, một nhân cách sáng ngời.  Tên tuổi và sự nghiệp thơ ca của ông đã, đang và sẽ mãi tỏa sáng. Người...

Hoàng tử Miến Điện ở Sài Gòn Xưa

Rất ít người Việt để ý đến một sự kiện ở Sài Gòn có liên quan đến lịch sử Miến Điện (Myanmar) ở giai đoạn vào cuối thế kỷ 19...

Tánh tài tử trong con người Nam kỳ

Hán văn, chữ 才子 (tài tử) là học trò giỏi, sau hiểu là những bực kỳ tài trong thiên hạ. Đờn ca tài tử Nam Kỳ có những vị tổ rất “lãng...

Tại sao nhiều khách sạn thường không có phòng số 420

Nếu để ý, bạn sẽ thấy nhiều khách sạn trên thế giới bỏ qua số phòng 420, con số yêu thích của những người thích hút cần sa. Mặc dù...

Nhớ chuyện nghe nhìn ngày xưa

Trong chuyến hành trình về phương Nam, chúng tôi được đặt chân lên Phú Quốc – hòn đảo Ngọc sau gần 2 tiếng lênh đênh trên biển. Ghé thăm trại...

Những cái nhất của Sài Gòn xưa

Ngôi trường xưa nhất Trường Lê Quý Đôn được xây vào năm 1874, hoàn tất năm 1877 do người Pháp quản lý. Lúc đầu trường có tên Collège Indigène (Trung...

Những điều thú vị về hội họa truyền thống Trung Hoa

Vì sao các bức tranh của Trung Quốc thường không được đóng khung? Vì sao các bức hoạ của Trung Quốc lại thường chỉ dùng màu trắng và màu đen?...

Vua Gia Long đối với hủ tục và tệ mê tín

Trong những năm đầu sau khi lên ngôi của vua Gia Long (1802-1820), cùng với nạn giặc giã, thú dữ hoành hành, các vấn nạn về hủ tục và mê...

Exit mobile version