Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Cảm Nhận Về Ca Khúc “Phận Gái Thuyền Quyên” Của Nhạc Sĩ Giao Tiên Và Nguyên Thảo

Từ nay thôi đành duyên mình lỡ đôi
Dù vương vấn mãi cũng thế mà thôi
Khi xưa thầm nói yêu nhau
Bao nhiêu mộng thắm ban đầu
Thôi xin đừng tiếc nhớ thương chi.

Từ nay đôi mình thôi đừng nhớ mong
Mười hai bến nước biết bến nào trong
Tuy em đành phải sang ngang
Thương yêu ngày cũ chưa tan
Xin anh đừng oán trách người đi.

Thôi! từ đây thôi nhé
Anh về sống âm thầm đếm thời gian
Xóa mờ dĩ vãng mến yêu

Anh, xin hãy quên đi
Cho kẻ vu quy
Cùng người trăm năm thề nguyền gắn bó thủy chung muôn đời

Từ nay thôi đành thương gọi cố nhân
Người đây kẻ đấy cách mấy đò ngang
Đôi ta nào phải thiên duyên
Gieo chi lời trách ưu phiền
Xin thương giùm phận gái thuyền quyên.

“Phận Gái Thuyền Quyên” là một sáng tác nổi tiếng của nhạc sĩ Giao Tiên viết cùng với nhạc sĩ Nguyên Thảo. Bài hát nói về tình yêu lỡ làng của cặp đôi trai gái yêu nhau nhưng phải xa cách nhau, bởi phận người con gái mười hai bến nước yêu một người mà phải lấy một người mình không hề yêu. Bài hát là nỗi lòng của người con gái cho tình yêu không trọn vẹn và là tiếng khóc than cho số kiếp lận đận trong tình duyên. Nhắc đến ca khúc này, nhạc sĩ Giao Tiên đã tâm sự với người viết như sau :

Bài này Tôi viết đầu tiên ấy. Xưa ở ngoài quê, mình đã nhìn thấy nhiều mối tình dỡ dang đau xót. Yêu nhau mà không lấy được nhau, phải chia xa để đi về chân trời mới. Nghĩ mà thương phận gái thuyền quyên…

Mở đầu bày hát là tâm trạng đau buồn của người con trai buộc lòng mình mà chấp nhận từ bỏ tình yêu vì “duyên mình lỡ đôi” dù rằng lòng này có mãi vấn vương thì cũng thế thôi, mãi mất em rồi. Vậy nên, bao lời yêu đã nói, bao mộng ước của thuở ban đầu xin đừng tiếc thương chi nữa vì nay em cũng đã cất bước theo người.

Còn người con gái ấy, đành sang ngang mà từ bỏ tình yêu của mình để “cùng người trăm năm thề nguyền gắn bó thủy chung muôn đời”. Đó là hạnh phúc hay là sự đau khổ mà người con gái ấy phải cam chịu khi mà không được nên duyên với người mình yêu. Chắc chắn đó sẽ là nỗi đau, đau chung nỗi đau mà anh và em đang đau. Và cả sự tự trách cho phận người con gái của mình “mười hai bến nước biết bến nào trong”, như sự bất lực của người con gái thời xưa môn đăng hộ đối, cha mẹ đặt đâu con ngồi đó mà đành phó mặc cho số phận cuộc đời mình. Vậy nên xin anh đừng hờn giận hay oán trách em, cũng “thôi đừng nhớ mong” dù rằng thương yêu vẫn còn đây nhưng em biết làm sao hơn. Thế nên xin anh “xin hãy quên đi”, hãy để thời gian làm liều thuốc xoa dịu mọi nỗi đau, “xóa mờ dĩ vãng mến yêu” của đôi ta.

Khi nghe đoạn cuối bài hát người nghe sẽ không thôi xót xa cho tình yêu lỡ làng của hai người. Tình yêu cao thượng của người con trai dành cho người con gái mình yêu dù cho giờ “người đây kẻ đấy cách mấy đò ngang” nhưng vẫn dành cho em hai tiếng “thương gọi cố nhân”, và cũng không “gieo chi lời trách ưu phiền” bởi “đôi ta nào phải thiên duyên” khi mà duyên hai ta chỉ như vậy thôi, nào có duyên vợ chồng do trời định nên đành chấp nhận chia xa. Còn với người con gái chỉ mong người yêu “xin thương giùm phận gái thuyền quyên” vì số phận em lận đận duyên tình lỡ làng nên em chỉ xin anh thương giùm và hãy hiểu cho em.

Mỹ Hương – Nhạc Vàng

Xin mời quý vị thưởng thức 

10 tài liệu lịch sử châu Âu ghi nhận chủ quyền biển đảo của Việt Nam

Cách đây nhiều thế kỷ, người Phương Tây đã soạn nhiều tài liệu liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trong đó có một số bản...

Ai là tổ tiên của cư dân Lưỡng Quảng?

Mấy năm qua, tại Diễn đàn Lịch sử Trung Hoa (China History Forum) đã diễn ra một cuộc thảo luận trực tuyến về nguồn gốc của cư dân hiện nay đang...

Thiết tha là gì?

“Thiết tha ” là gì ? Là từ gốc Hán viết là 切 磋 , trong đó: thiết là cắt; tha là mài. Từ này xuất phát từ bài thơ...

Chữ CEE trên các trạm biến áp ở Sài Gòn nghĩa là gì?

Trên các con đường như Pasteur, Trần Hưng Đạo, Hùng Vương Nếu, bạn thường xuyên bắt gặp những trạm biến áp theo kiến trúc Pháp cổ. Những trạm biến áp...

Một số dạng công trình kiến trúc phổ biến ở các nước Á Đông

Các loại hình kiến trúc phổ biến ở phương Đông nhìn chung có thể được chia làm hai nhóm dựa trên lịch sử tiến hoá. Nhóm 1 là kiến trúc đặc...

Đại ca Hai Miêng (Gò Công) và chuyện dân Cầu Muối lập miếu thờ

Đình làng Nam bộ cũng như Sài Gòn vốn được bà con trong làng góp công, của xây dựng để thờ vị thần Thành Hoàng phù hộ cho làng. Có...

Cầu Long Biên – Xe đi “ngược” từ khi nào?

Từ bao giờ xe cộ đi “ngược” trên cầu Long Biên? Xe đi “ngược” có phải là ngược với quy tắc giao thông bên phải của người Pháp và người...

Bơm tay Unicef – Một thời đã xa

Khi công ty bố mẹ tôi giải thể, cả nhà bốn người dắt díu nhau về quê nội bắt đầu cuộc sống mới. Thật không dễ dàng gì cho bố...

Giọng Nói Người Sài Gòn

Giọng nói người Sài Gòn không sang trọng, điệu đà như giọng người dân đất Bắc, cũng chẳng trầm lắng, thanh thanh như tiếng Huế Thần Kinh, cái giọng Sài...

Thục Phán – An Dương Vương – Quốc vương Âu Lạc

An Dương vương (chữ Hán: 安陽王), tên thật là Thục Phán (蜀泮),là người lập nên nước Âu Lạc, nhà nước thứ hai trong lịch sử Việt Nam sau nhà nước Văn Lang. Theo truyền thuyết sử cũ thì...

“Thằng” bố vợ tôi

Gọi bố vợ bằng thằng là điều không ai chấp nhận được. “Tứ thân phụ mẫu”, cha mẹ vợ hay cha mẹ chồng đều phải được kính trọng, thương yêu...

Những loại vũ khí cổ đại kỳ dị nhất lịch sử thế giới

Vũ khí là một trong những cải tiến không thể thiếu đối với võ thuật, quân sự. Bên cạnh chiến thuật, số lượng vũ khí được cho là có vai...

Exit mobile version