Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Cây nhà lá vườn

Ngày trước, người ta hay mang những thứ thu hoạch được trong mảnh vườn nhỏ của mình mang ra chợ bán gọi là “cây nhà lá vườn”.
Hình được chụp ở Mỹ Tho vào cuối thập niên 60. Với những thứ hàng bày ra có thể có bất cứ ở một mảnh vườn nào ở miền Tây lúc đó. Cũng có thể đây là những người hàng giồng gom hàng của chòm xóm mang ra chợ bán kiếm lời. Tôi chỉ muốn đề cập đến những thứ hàng họ trong hình thường có sẵn trong bất kỳ khu vườn quê nào.
Ngày trước, các chợ quê hay bán dừa khô nhiều hơn là dừa tươi như bây giờ. Người ta hay tự làm các loại bánh ở nhà cho gia đình ăn nên cần dừa khô để làm nước cốt dừa. Hay dừa khô nạo xào nhưn bánh ít nhưn dừa. Dừa khô lột bỏ lớp vỏ khô bên ngoài, vỏ dừa khô chụm bếp có than rất nóng có thể cho vào bàn ủi con gà để ủi quần áo. Khi lột dừa khô phải chừa cái núm che mắt dừa lại nếu không dừa sẽ bị mau hư.

Cây trái trồng vườn như chuối hay mãng cầu gai hay được trồng trong vườn nhà. Mãng cầu không xịt thuốc như hiện nay nên trái đèo đọt. Dù trái nhỏ như vậy nhưng cũng đã già trái, mua về vài ba bữa để bàn thờ thắp nhang là chín ngay. Chuối trong vườn nhà có chuối sứ, chuối già, thứ nào sắp chín thì đốn nguyên quài rồi rã ra từ nải mà bán.

Riêng cây chuối thì được tận dụng hết cỡ. Thời xưa, nhờ đất đai tốt nên nhìn bắp chuối mập ú là biết rồi. Thời đó người ta hay mua bắp chuối về làm gỏi là chủ yếu. Người ăn chay có thể dùng bắp chuối nấu món canh chua chay; hoặc luộc bắp chuối trộn với ngũ vị, bột khoai gói thành đòn như bánh tét đem nấu chín. Cắt khoanh bánh tét bắp chuối ra đem chiên rồi sốt cà ngon hết biết.

Tôi vẫn nhớ những ốp lá chuối trong hình. Khi nào trời ít gió, lá chuối không bị te tua mới có thể rọc và xếp thành từng ốp bán cho người ta gói rau củ. Mùa hè rảnh rang xem tàu lá chuối nào còn nguyên hoặc ít bị te tua rọc một bên cho cây chuối không bị mất sức để còn ra bông trổ quài. Những tàu lá còn nguyên để làm lá áo bên ngoài. Thường một ốp lá chuối được xếp thành hai lớp, bên trong là những mảnh lá chuối nhỏ. Lá chuối thường để gói đồ hoặc gói bánh tét bánh ít nên để một hai ngày cũng không sao. Mỗi lần nhà gói bánh là tôi đi vào vườn nhà nằm giữa đồng, rọc lá chuối đem về phơi cho héo sẽ dễ gói bánh hơn…

Nhìn hình tôi chợt nhớ câu “Đen da vì bởi em ngồi chợ trưa”, vì thấy nắng chói chang. May nhờ có chiếc nón lá che mát. Ngày trước cứ ngồi chợ bán, phơi nắng tới trưa chứ không có dù như bây giờ.

Nếu vườn nhà có trồng ít đồ thì thỉnh thoảng mang ra chợ bán để còn mua ít đồ đạc cần dùng trong nhà. Nếu không thì bán lại cho hàng giồng, không cần phài ra ngồi chợ chi cho nắng nôi.

Những trái dừa khô gợi lại trong tôi ký ức ngày xưa những khi cần thiết ra chợ mua cả chục dừa về để dành trong nhà khi cần là có xài. Quê tôi ít trồng dừa, nếu có trồng vài ba cây cũng bị con đuông ăn ngọn. Tôi nhớ cả khu vườn trồng đủ thứ trong đó, hễ nhà xài không hết thì mang đi bán.

Kể ra, ngoài việc đi học, những bận rộn hàng ngày sẽ khiến tôi bớt đi lang thang ngoài bờ sông hay trên cánh đồng vào mùa khô hạn.

Hình ảnh hiếm có về đạo Cao Đài ở Tây Ninh năm 1930

Hình ảnh hiếm có về đạo Cao Đài thời điểm tôn giáo này mới hình thành được nhiếp ảnh gia Thụy Sĩ nổi tiếng Walter Bosshard ghi lại chân thực...

Mong làm điều phải

Mong làm điều rất phải không bắt chước cách làm, rồi mà làm được, thế mới thật là khôn Nước Lỗ có người ở một mình một nhà. Bên láng...

Ba vụ án hối lộ, tham nhũng kinh động cổ sử Việt

Dưới thời kỳ phong kiến Đại Việt, nhiều vụ án tham nhũng, nhận hối lộ của quan lại đã để lại hậu quả nghiêm trọng. Trong số những vụ án...

Gốm Quế Kim Bảng – Sắc màu từ tự nhiên

Nằm nghiêng mình bên hạ lưu sông Đáy là những lò gốm với mái ngói đỏ nâu, mang nét thanh bình của một làng quê cổ. Làng gốm ấy thuộc...

Vì sao đại thần triều Thanh diện kiến vua thường phất hai ống tay áo?

Đây là hành động mà chúng ta thường thấy trong các bộ phim về triều Thanh, ý nghĩa của nó là gì. Sau khi nhà Thanh được lập nên, dù...

Cơ sở hạ tầng và đời sống thị dân Sài Gòn xưa

Thời gian Charles Le Myre de Vilers giữ chức Thống đốc Nam kỳ tuy ngắn nhưng ông đã thiết lập kế hoạch đô thị và để lại nhiều công trình...

Ngụ ngôn CON VE CÁI KIẾN – Thấy vậy chứ không phải vậy!

Con ve sầu chữ Hán gọi là Thiền hay Kim thiền. Nó còn có tên là con Điêu, con Tề nữ bởi do con Tề bào (tức con lãi đất)...

Tại sao khi mới đẻ chưa đặt tên chính?

Theo phong tục, một người từ sinh ra đế khi chết mang rất nhiều tên gọi: Mới lọt lòng thì thằng Cu, thằng Cò, con Hĩm, thằng Mực, con Cún,...

Ý nghĩa của tên gọi “Trạng Trình” khi nói về Nguyễn Bỉnh Khiêm

Người ta thường gọi cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm là Trạng Trình. Là trạng thì điều này dễ hiểu vì cụ đỗ trạng nguyên. Là Trạng Trình thì cũng dễ hiểu...

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá

Cuộc gặp gỡ hy hữu giữa một nhóm nam và nữ ở thành phố biển Vũng Tàu đã làm nên tác phẩm độc đáo của một tác giả bí hiểm....

Chuyện chàng Lang Liêu và giá trị văn hóa cổ truyền

1. Đặt vấn đề Phú Thọ là vùng đất cổ, đất phát tích của dân tộc Việt Nam, nơi có bề dày truyền thống lịch sử và hàng nghìn năm...

Sắc và tình: Điều người tu hành muôn đời phải đối diện

Bên cạnh trào lưu biểu tình đòi dân chủ của người Hồng Kông khiến cả thế giới chú ý, một trào lưu khác lại làm mưa làm gió trên mạng...

Exit mobile version