Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Kinh nghiệm hành xử theo văn hóa Mỹ khi định cư ở quốc gia này

Người Mỹ luôn đưa công việc lên hàng đầu. Họ cho rằng một người có giá trị khi người đó nỗ lực làm việc và sáng tạo. Một nguyên nhân khác để người Mỹ coi trọng việc làm là nguy cơ tài chính mà họ phải đối mặt trong đời sống sinh hoạt của bản thân và gia đình.

Khi định cư Mỹ, chắc chắn bạn sẽ gặp nhiều khó khăn về mọi mặt. Đất nước này không xa lạ với tất cả mọi người, nhưng lúc bạn thật sự đặt chân đến và sinh sống ở đây thì những việc bạn  trải qua là rất khác với cách sống, thói quen của bạn từ trước đến nay. Như câu “nhập gia tùy tục”, bạn sẽ phải thay đổi để thích nghi với nơi ở mới. IBID sẽ nói về cách hành xử theo văn hóa Mỹ để các bạn có thể biết thêm về người Mỹ và tránh được những bối rối do vô ý khi tiếp xúc với họ.

  1. Không gian riêng cho cá nhân:

Không gian cá nhân

Có thể nói rằng tự do cá nhân là quyền mà người Mỹ xem trọng nhất. Trong đó không thể thiếu là mỗi người từ trẻ em người lớn đều được có không gian riêng cho chính mình. Bạn sẽ thấy được văn hóa này luôn được biểu hiện rõ nét trong cuộc sống của người Mỹ. Ở nước ta mỗi người có phòng riêng là chuyện chưa phổ biến, thậm chí có nhiều gia đình chỉ có một phòng cho cả gia đình.

Ở Mỹ thì lại khác, trong nhà phải có phòng riêng cho cha mẹ và các con. Nhiều gia đình phân phòng cho con ngay từ khi nằm nôi. Kế tiếp nữa, nếu bạn quan sát hai người đang đứng nói chuyện với nhau, bạn sẽ thấy họ luôn giữ khoảng cách vừa phải không quá gần sát nhau. Bên cạnh đó, người Mỹ dùng chữ “space” không đơn thuần là không gian mà nó còn chỉ sự riêng tư của họ như câu “I need some space” (Tôi cần một ít không gian) có nghĩa là “I need privercy” (Tôi cần sự riêng tư).

  1. Quý trọng thời gian:

Trân trọng thời gian

Người Mỹ luôn xem trọng thời gian vì họ nghĩ rằng thời gian là tiền bạc. Lãng phí thời gian đó chính là lãng phí tiền bạc. Họ xây thời gian biểu và thực hiện chúng rất nghiêm túc. Đúng giờ là tôn trọng đối phương cũng như tôn trọng chính mình. Bạn trễ hẹn hơn 10 phút, bạn phải xin lỗi đồng thời giải thích nguyên nhân rõ ràng. Sinh viên đi học trễ bị giáo viên nổi giận là điều không thể xem nhẹ. Nét văn hóa này đã tạo nên thói quen đeo đồng hồ của người Mỹ. Đó chính là công cụ hữu ích nhất để nhắc nhở người đeo tuân thủ nguyên tắc đúng giờ của bản thân.

  1. Giá trị của công việc:

Đánh giá con người thông qua cách hành xử đối với công việc

Mỹ là nước được đánh giá phát triển mạnh nhất thế giới. Đó là kết quả của sức lao động của người dân tạo thành. Họ xem nặng về công việc vì đó hiệu suất làm việc của họ rất cao. Trong thời gian làm việc họ tập trung 100% trí lực vào công việc và tận dụng thời gian triệt để hoàn thành trách nhiệm của mình tốt nhất. Họ có thể tranh luận với nhau rất căng thẳng để đưa ra giải pháp cho vấn đề. Nhưng họ vẫn hợp tác làm việc nhịp nhàng với nhau khi thực hiện công việc.

Người Mỹ luôn đưa công việc lên hàng đầu. Họ cho rằng một người có giá trị khi người đó nỗ lực làm việc và sáng tạo. Một nguyên nhân khác để người Mỹ coi trọng việc làm là nguy cơ tài chính mà họ phải đối mặt trong đời sống sinh hoạt của bản thân và gia đình.

Lương y như từ mẫu

Xin cho biết nghĩa của hai chữ "từ mẫu" và tại sao nói "lương y như từ mẫu"? Về hình thức cú pháp thì từ mẫu là danh ngữ; chỉ...

Cái chết và câu chuyện của Ngũ tổ Thiền Tông

“Sinh, lão, bệnh, tử” là quy luật của sinh mệnh con người. So với “lão, bệnh” thì “sinh” và “tử” có lẽ vẫn là điều vô cùng thần bí mà...

Cuộc đời Đức Cha Phêrô Mactinô NGÔ ĐÌNH THỤC – Bào huynh của cố tổng thống Ngô Đình Diệm

Tiểu sử Đức Cha Phêrô Mactinô NGÔ ĐÌNH THỤC GIÁM MỤC TIÊN KHỞI GIÁO PHẬN VĨNH LONG Đức Cha chào đời vào ngày 06-10-1897 tại Phủ Cam, Huế trong một...

Ký ức chợ trời Sài Gòn trước 1975

Chợ trời là khu chợ mở ngoài trời với tính chất tự phát, nơi mọi người đến để bán hoặc trao đổi hàng hóa. Chợ trời thường không có các...

Tù binh chiến tranh là gì?

Các công ước Geneva bao gồm một loạt thỏa thuận quy định chuẩn mực về nhân quyền quốc tế, ra đời gần 150 năm nay. Công ước này đưa ra...

Nắng chiều – Thoáng gặp, thoáng yêu của nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn

Có thể nói nhạc phẩm Nắng chiều của nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn là một trong những bài nhạc boléro “kinh điển”, được viết với cung trưởng trẻ trung, buồn...

Rắn và tục thờ thủy thần của người Việt

Trong nền văn hóa của nhiều dân tộc trên thế giới cũng như Việt Nam, rắn là con vật có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đối với phong tục, tín...

Đệ nhất cung điện của các vua nhà Nguyễn

Không chỉ là biểu tượng cho quyền lực của nhà Nguyễn, điện Thái Hòa còn được coi là đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc cung đình Huế. Nằm ở...

Nguyễn Cát Tường – Ông chủ hãng xe Lux ở Hà Nội

Nguyễn Cát Tường hay Le mur Cát Tường là cái tên nổi tiếng, gắn liền với những mẫu áo dài cách tân ở Hà Nội vào những năm 1930 của...

Huyền Vũ, tường thuật viên túc cầu

Huyền Vũ đã trở thành một thứ không thể thiếu của tất cả những trận đá banh của Sài Gòn trước những năm 1975. Một trận đá banh mà không...

Áo dài Việt Nam thay đổi thế nào trong hơn 100 năm qua?

Áo dài tân thời Lemur do họa sĩ Nguyễn Cát Tường (1912-1946) khởi xướng. Thập kỷ 1950-1960, áo nịt ngực ngày càng phổ biến nên áo dài được may chít...

Những cách lý giải khác nhau về nguồn gốc của “Tàu”

Phải nói là có nhiều thuyết khác nhau về nguồn gốc của từ Tàu này. Từ Tàu để chỉ người hay nước Trung Hoa đã xuất hiện từ rất lâu...

Exit mobile version