Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Niệm Khúc Cuối – Tình ơi, xin vẫn yêu em…

Trong lịch sử nhân loại tình yêu luôn là bí ẩn, là đề tài vô tận của thơ ca và nhạc họa.

Nhắc đến tình yêu, là nhắc đến những định nghĩa đẹp đẽ và sâu sắc. Tôi đã nghe và cảm rất nhiều ca khúc về tình yêu mang âm điệu buồn và khơi gợi những tâm trạng đau đớn, mỏi mệt. Nhưng “Niệm Khúc Cuối” đem lại cho nhiều người, và cả tôi trong đó, cái cảm giác trái tim đã thắt đau mà tâm hồn vẫn nhẹ bẫng. Và nếu một lần nghe “Niệm Khúc Cuối” sẽ là một lần để cho tâm hồn ấy được tự do, một lần tự giải thoát nỗi lòng và để nhớ một thời ta đã yêu…

Người ta dễ phải lòng nhau bằng ánh mắt gần gũi, một nụ cười dễ mến, và có thể bằng tiếng sét ái tình. Rồi gắn bó, trọn vẹn một lời thề thì phải dành nhiều thời gian nhiều lần, để khoảnh khắc ấy là mãi mãi. Một khi đã hiểu từng nhịp tin yêu, đã biết rằng dù bất kì điều gì có thể lay động, thì tình yêu sẽ vẫn cận kề, người ta sẵn sàng để bảo vệ tình cảm ấy. Như trong một khoảnh khắc, người ta có thể thốt lên rằng:

Dù cho mưa tôi xin đưa em đến cuối cuộc đời
Dù cho mây hay cho bão tố có kéo qua đây
Dù có gió, có gió lạnh đầy, có tuyết bùn lầy
Có lá buồn gầy, dù sao, dù sao đi nữa tôi vẫn yêu em

Cuộc đời là một ca khúc bí ẩn, và người ta biết rằng muốn nó hay và ý nghĩa thì chắc phải tìm cảm hứng nơi tình yêu. Thế nên vượt qua thách thức cuộc đời, tình cảm vẫn trọn vẹn dành cho một người dường như là điều kiên định nhất. Chẳng thế mà, dù mang nặng nỗi lòng hờn tủi, lời nói yêu thương vẫn muốn trao đi thật nhẹ, thật khẽ. Lời đầu cho ca khúc mở ra như thế, và cho dù có thế, “… vẫn yêu em”!

Khi yêu người ta thường hay mơ mộng lãng mạn, rồi ngay cả lúc tình yêu không trọn vẹn, vẫn ước ao về nhau. Như trong lời ca khúc, “giấc mộng” phải chăng chỉ đơn giản là yêu và được yêu lâu dài. Nhưng chính khi điều tưởng đơn giản đối với những người yêu nhau mặn nồng ấy không thể thành hiện thực, một lần nữa vết thương lòng càng như bị cắt sâu thêm.

Yêu dù khó khăn và trắc trở đến đâu nhưng chỉ một phút giây bên nhau cũng thấy êm ấm và bình yên. Và ai cũng biết rằng, hạnh phúc nhất cho cả cuộc hành trình dài một đời người là tìm được nửa yêu thương của mình, với cái kết có hậu là trọn vẹn bên nhau. Nhưng chữ ngờ ở đời đâu ai có thể dự đoán được. Cũng trong hoàn cảnh trái ngang như thế, mà trong một ca khúc khác, “Bản Tình Cuối”, Ngô Thụy Miên đã chiêm nghiệm rằng:

Ngày nào người cho ta biết tình yêu đắm say
Ngày nào đời cho ta biết tình là đắng cay

Dịu dàng và đắm say, những phím nhạc của “Niệm Khúc Cuối” dẫn dắt người nghe quên đi cảm giác về nỗi buồn u uẩn mà lướt nhẹ trên những dòng cảm xúc ấy và gây xúc động bằng chính âm hưởng dịu êm, tha thiết. “Niệm Khúc Cuối” được viết vào đầu thập niên 70 cùng với một loạt các ca khúc cùng thời của tác giả Ngô Thụy Miên như “Dấu Tình Sầu”, “Bản Tình Cuối”,… nên mang ít nhiều phong cách lãng mạn và hướng về những câu chuyện tình buồn ướt át. Riêng ca khúc “Niệm Khúc Cuối” đã được rất nhiều ca sĩ nổi tiếng thể hiện theo nhiều bản phối và theo các phong cách khác nhau. Nhưng đọng lại trong các bản thu âm ấy vẫn là chất nhạc ấm áp, giai điệu lắng đọng du dương thể hiện cảm xúc về một thứ tình cảm lãng mạn nhất: tình yêu!

Ở những lời cuối của bài hát, tâm sự về một tình yêu quá nhiều mong ước được thổ lộ một cách chân thành:

Dù mai đây ai đưa em đi đến cuối cuộc đời
Dù cho em, em đang tâm xé, xé nát tim tôi
Dù có ước, có ước ngàn lời, có trách một đời
Cũng đã muộn rồi
Tình ơi! Dù sao đi nữa xin vẫn yêu em

Nếu như ở những phần đầu của ca khúc, người ta chỉ nhận thấy nỗi niềm day dứt nhớ, và mong ước quá đỗi giản dị nhưng không thực: “Cho tôi xin một lần, yêu thương vợ chồng”, thì ở khúc cuối bài hát sự thật trước mắt trở lại hiện thực. Cái hiện thực “…dù có ước, có ước ngàn lời, có trách một đời, cũng đã muộn rồi…” chỉ được nhắc đến khi người ta hiểu, ước mơ và kỷ niệm chỉ thật đẹp khi mọi thứ đã qua. Nếu con người ta đã dắt nhau qua biết bao khó khăn, nhưng cuối cùng lại phải nhường lại hạnh phúc cho người “đưa em đi đến cuối cuộc đời”, mơ ước mãi rồi cũng chỉ có thể thốt lên một lời cay đắng: “Tình ơi! Dù sao đi nữa xin vẫn yêu em”.

Chữ tình ở đời, xét cho cùng làm người ta hạnh phúc nhất và cũng làm con người ta đau khổ nhất. Con người thăng hoa khi được yêu đến ngập lòng, mặc định mình là kẻ hạnh phúc nhất, sẵn sàng vì niềm vui chứa chan ấy mà trải nghiệm gian truân. Và rồi một khi tình yêu cất cánh bay đi để lại một khoảng trống không gì bù đắp nổi, người ta đau đấy, không tin đấy, mà vẫn hoang mang trong nỗi ước mong người mình yêu thương quay trở lại. Người ta có thể đếm được từng kỷ niệm ngọt ngào đã qua nhưng sẽ chẳng bao giờ tự hỏi có bao nhiêu phần nỗi buồn phải chịu đựng. Chính vì thế, ước mơ hoài rồi cũng phải chấp nhận, đau quá nhiều để mà vượt qua, con người sẽ lại tiếp tục hành trình cuộc đời mình bằng những niềm tự ủi an. Cũng như một lần nào đó, ngồi ngẫm lại, như lời một ca khúc nổi tiếng khác của Ngô Thụy Miên, rằng:

Mưa đã rơi và nắng đã phai
Trên cuộc tình yêu em ngày nào
Ta vẫn yêu hồn ta vẫn say
Qua bao nhiêu năm tháng ơ thờ

Một ngày nào đó tóc xanh xưa bạc mầu
Một ngày nào đó ta có thôi hết yêu người.

Trong “Góc trời Ngô Thụy Miên” ta nghe được những tâm sự: “…Tôi không viết nhạc để sống mà sống để viết nhạc. Từ những ngày tháng đầu tiên, âm nhạc với tôi là một phương tiện để chia xẻ những tâm tư, tình cảm riêng của mình đến với những người tôi yêu quý, nói rõ hơn là những người đã đi qua đời tôi, hay đang chia xẻ với tôi những thăng trầm của cuộc sống. Ðôi khi tôi nghĩ là mình viết đã đủ rồi. Ðời đã nghe, người đã hiểu. Nhưng khi ý nhạc hay lời ca đến thì lại ngồi xuống phím đàn. Chỉ mong là khi nào trái tim còn rung động thì vẫn còn tiếp tục viết, dù có thể chỉ để riêng cho mình thôi…” (Ngô Thụy Miên)

Cao Bằng và Lạng Sơn năm 1993 – Phần 2

Thác Bản Giốc hùng vĩ, làng buôn lậu trên biên giới Việt – Trung, những cung đường “không đi nổi”… là loạt ảnh khó quên về Cao Bằng và Lạng...

Mẹo chọn trái cây tươi ngon

Trái cây là loại quả không thể thiếu trong đời sống, nhưng chọn thế nào để mua được những quả vừa ngon mắt, ngon miệng lại an toàn là điều...

Ký ức về tượng đài Trần Nguyên Hãn trước chợ Bến Thành

Sài Gòn dạo ấy, những hình ảnh về bùng binh Bến Thành với tượng đài danh tướng Trần Nguyên Hãn - Công trường Quách Thị Trang thể hiện được sinh...

“Rồi Mai Tôi Đưa Em” trong xúc cảm của nhạc sĩ Trường Sa

Nhạc sĩ Trường Sa tên thật là Nguyễn Thìn, sinh năm 1940 tại Ninh Bình. Năm 1954 ông di cư vào Nam, thời niên thiếu ở nhiều nơi như Nha...

Người Trung Hoa có chơi chữ bằng lối nói lái hay không?

Tiếng Hán có lối nói lái như tiếng Việt hay không (thí dụ nói lái “đông tây” thành “đây tổng”)? Và người Trung Hoa có chơi chữ bằng lối nói...

Chuyện xưa – Dân sợ cai trị hà khắc còn hơn sợ hổ dữ

Cổ nhân có câu: “Đắc dân tâm giả đắc thiên hạ”, người được lòng dân thì được cả thiên hạ hay “muốn yên được thiên hạ thì phải có được...

Giải Kim Khánh trước năm 1975 tại Sài Gòn

Vào thời Đệ nhất Cộng Hòa ở miền Nam (khoảng đầu thập kỷ 60 thế kỷ trước), ký giả Trần Tấn Quốc chủ nhiệm báo Tiếng Dội (sau tái bản...

Phong tục ăn uống của người An Nam

Đối với du khách muốn hiểu người An Nam từ trong căn nhà của họ, không gì thú vị hơn là quan sát họ trong khi ăn và nghiên cứu...

Kiến trúc độc đáo của đình Minh Hương Gia Thạnh ở Chợ Lớn

Ngoài ý nghĩa là một di tích của xã Minh Hương, nơi thờ tự hương hỏa của người Minh Hương, đình Minh Hương Gia Thạnh có giá trị về nghệ...

Nguồn gốc hai chữ “cù là”

Bên cạnh các loại dầu gió chủ trị cảm mạo, dầu cù là cũng được dân chúng khắp nơi sử dụng một cách phổ biến, nhất là dùng để bôi...

Nên nhìn nhận vấn đề ly hôn như thế nào?

Nhiều cụ cao tuổi thường phàn nàn: Thời này bọn trẻ yêu nhau quá dễ dàng nên bỏ nhau cũng dễ. Ngược lại lớp trẻ lại cho rằng: Ngày xưa...

Nhỏ mà không học lớn làm MC

Câu nói đùa này không biết nhập vào đầu tôi từ bao giờ mà mỗi lần nghe thiên hạ bàn chuyện gẫu về MC tức người dẫn chương trình, nó...

Exit mobile version